Văn hóa

Nhà cổ Gò Công: Còn đó chút hồng phai

Chủ nhật, 06/06/2021, 09:26 AM

Nói đến Gò Công (tỉnh Tiền Giang) là nói đến vùng đất địa linh nhân kiệt gắn liền với nhiều di tích lịch sử, văn hóa. Một trong những dấu tích của Gò Công xưa là những nhà cổ, phố nhà cổ.

Theo thời gian, Gò Công đã nhiều thay đổi. Thế nhưng, giữa những nhà phố cao tầng, hiện đại, là những ngôi nhà cổ của người Hoa với tuổi đời từ vài chục đến trăm năm vẫn còn đan xen. Gò Công hiện lên giữa quá khứ và hiện tại, bên nào cũng trĩu nặng tâm tư.

images1660262_DSC_6003

Dinh Tỉnh trưởng Gò Công đang xuống cấp nặng.

NHỮNG CHỨNG NHÂN LỊCH SỬ

Lần theo các tài liệu nghiên cứu về vùng đất Gò Công, chúng tôi tìm về địa chỉ những nhà cổ, dãy phố nhà cổ ở Gò Công. Dù diện tích Gò Công khá khiêm tốn, nhưng số nhà cổ tại đây lại chiếm đến 2/3 tổng số 350 ngôi nhà cổ của tỉnh Tiền Giang. Có thể kể đến nhà cổ Huyện Hải (ấp Hòa Thơm, thị trấn Tân Hòa), nhà Hội đồng Hài (ấp 7, xã Tân Phước), cùng huyện Gò Công Đông; nhà ông Lê Văn Nu (ấp Lăng Hoàng Gia, xã Long Hưng, TX. Gò Công)…

Đặc biệt, tại TX. Gò Công có các dãy phố cổ gồm: 9 căn nhà trên đường Rạch Gầm, từ số nhà 41 đến 55; các dãy phố trên đường Phan Bội Châu,  từ số 1 đến số 7 và từ số 33 trở đi. Hiện nay, ít người biết về gốc tích của các căn nhà cổ, phố nhà cổ, chỉ biết đây là những “chứng nhân” của lịch sử còn lưu giữ tại vùng đất Gò Công.

Trong Đề tài nghiên cứu khoa học “Giải pháp bảo tồn di sản văn hóa vật thể tại Tiền Giang” do Thạc sĩ Lê Ái Siêm (hiện là Chủ tịch Hội khoa học - Lịch sử tỉnh) làm chủ nhiệm, qua khảo sát của đề tài này, các nhà cổ, phố cổ được xây dựng từ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, với lối kiến trúc đặc trưng thời nhà Nguyễn hoặc được xen vào các yếu tố của kiến trúc Nam Trung Hoa, hoặc các yếu tố của kiến trúc Pháp. Hầu hết chủ nhân các nhà cổ, phố cổ là những địa chủ, những người giàu có, những người có địa vị trong xã hội thời phong kiến.

Sau khoảng 1 thế kỷ, sự thay đổi về xã hội và thời gian, các chủ nhân đầu tiên không còn. Mặt khác, sự tàn phá của chiến tranh, sự hủy hoại do thời tiết… đã nhanh chóng làm các nhà cổ bị xuống cấp ngày một nghiêm trọng. Trong thành phần vật liệu cấu tạo nên các nhà cổ thì vật liệu gỗ chiếm tỷ trọng lớn nhất (trên 70%), mặc dù là loại gỗ tốt, nhưng các hiện tượng mối, mọt làm mục chân, rỗng ruột… diễn ra ngày một nhiều, làm tăng nhanh sự xuống cấp của các nhà cổ, phố nhà cổ. Nhìn chung, nhà cổ ở Tiền Giang nói chung và TX. Gò Công nói riêng đã bị xuống cấp trên 50%, các phố cổ bị xuống cấp trên 60%.

Theo Thạc sĩ Lê Ái Siêm, nhà cổ, phố cổ là nguồn sử liệu quý giá cho những người đương đại nhận thức về xã hội và văn hóa thời phong kiến ở Tiền Giang. Nhà cổ, phố cổ là đối tượng nghiên cứu liên ngành của nhiều bộ môn khoa học: Khảo cổ học, lịch sử, dân tộc học, kiến trúc, mỹ thuật…; vì vậy cần bảo tồn, gìn giữ, phát huy giá trị của nó, để thế hệ hôm nay và mai sau hiểu đúng, hiểu đủ về nguồn tài nguyên này.

GÌN GIỮ, PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI TÍCH

images1660263_DSC_5178

Một nhà cổ được gìn giữ, hiện là nơi làm việc của Ban Chỉ huy Quân sự phường 1, TX. Gò Công.

Thời gian qua, lãnh đạo tỉnh Tiền Giang, các ngành chức năng và các địa phương trong tỉnh quan tâm bảo tồn, gìn giữ các giá trị di tích lịch sử, văn hóa trên địa bàn tỉnh, trong đó có những nhà cổ với kiến trúc độc đáo. Nhà cổ Đốc phủ Hải (tọa lạc tại số 49, đường Hai Bà Trưng, TX. Gò Công) là một điển hình. Trước năm 1999, nhà cổ Đốc phủ Hải được trưng dụng làm Nhà truyền thống TX. Gò Công. Từ năm 2000 đến nay, ngôi nhà được trả lại tên cũ, do Trung tâm Văn hóa - Thể thao TX. Gò Công (nay là Trung tâm Văn hóa - Thể thao Truyền thanh TX. Gò Công) quản lý. Công trình kiến trúc này đã 3 lần đuợc tu sửa, nâng cấp.

Cán bộ quản lý di tích của Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Truyền thanh TX. Gò Công Đặng Văn Thương cho biết: Sự pha trộn Đông - Tây trong lối kiến trúc độc đáo và sự giao thoa văn hóa Pháp - Việt trong nội thất nên nhà cổ Đốc phủ Hải không những nổi tiếng ở Gò Công, mà còn được nhiều nơi biết đến, thậm chí nhiều người nước ngoài đến tham quan và bày tỏ sự ngưỡng mộ vẻ đẹp của ngôi nhà.

Nhiều nhà sản xuất phim và các đài truyền hình trong nước cũng quan tâm đến nhà cổ Đốc phủ Hải, chọn bối cảnh ở đây để quay phim, mô tả cuộc sống của người dân Nam bộ ở giai đoạn cuối thế kỷ XIX,  đầu thế kỷ XX. Nơi đây cũng trở thành điểm tham quan thu hút nhiều du khách đến tham quan, tìm hiểu.

Ngoài nhà cổ Đốc phủ Hải, một số căn nhà cổ khác ở Gò Công như nhà cổ của bà Lâm Tố Liên (còn gọi là bà Tư Nói, một trong những đại tư sản của Gò Công cuối thế kỷ XIX), tọa lạc đường Nguyễn Huệ, nay được sử dụng làm Nhà truyền thống Gò Công và một số căn nhà cổ được thế hệ con cháu của gia chủ tận dụng khai thác làm quán cà phê hay một số nhà cổ do Nhà nước quản lý, trưng dụng làm nơi làm việc của một số ngành, đoàn thể…

Với các dãy nhà cổ tại TX. Gò Công, theo quan sát của chúng tôi, đã có nhiều biến đổi, tuy nhiên vẫn không khó để nhận ra nét trầm mặc hoài cổ của nó. Theo những người sống ở dãy nhà cổ, một số căn nhà do đã cũ, xuống cấp nặng, nên thế hệ con cháu tiếp quản xây lại theo kiểu hiện đại; một số căn được nhà sửa chữa, nhưng vẫn còn giữ những nét kiến trúc xưa. …

Bên cạnh những di tích nhà cổ được bảo tồn, khai thác hiệu quả, đã có không ít nhà cổ bị bỏ quên, như Dinh Tỉnh trưởng Gò Công (tọa lạc đường Nguyễn Văn Công, TX. Gò Công) là một điển hình. Dinh tỉnh trưởng này được xếp hạng Di tích lịch sử, văn hóa cấp tỉnh, xây dựng vào năm 1885, trước là dinh Tham biện, sau là Dinh Tỉnh trưởng Gò Công, là một trong những công trình kiến trúc đầu tiên tại Nam kỳ lục tỉnh khi thực dân Pháp đặt nền móng đô hộ.

Công trình đồ sộ này có quy mô một trệt, một lầu, diện tích sử dụng 1.400 m2, nằm trong khuôn viên rất rộng, cảnh quan nên thơ. Tuy nhiên, hiện nay, toàn bộ ngôi nhà đang trong tình trạng xuống cấp nghiêm trọng. Theo anh Đặng Văn Thương, di tích này nhiều năm qua cho đến nay vẫn đang chờ nguồn kinh phí để trùng tu, bảo tồn.

Trên thực tế, không phải ngôi nhà cổ nào cũng được bảo vệ, gìn giữ. Theo phân tích của cán bộ quản lý di tích, đa phần các nhà cổ thuộc quyền sở hữu và sử dụng của các hộ gia đình. Mặt khác, vẫn còn không ít người chưa nắm các quy định về việc bảo tồn di sản để thực hiện cho đúng và không phải ai cũng có mong muốn thực hiện việc bảo tồn. Từ đó dẫn đến thực trạng không ít nhà cổ bị xâm hại, xuống cấp.

Thiết nghĩ, các ngành chức năng và các địa phương cần chủ động trong việc kiểm kê, đánh giá, phân loại và có phương án, đề xuất việc bảo tồn, góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa quê hương.

Theo GIA TUỆ (Báo Ấp Bắc)

Link nguồn: http://baoapbac.vn/van-hoa-nghe-thuat/202106/nha-co-go-cong-con-do-chut-hong-phai-926504/

Phối cảnh Đường hoa nghệ thuật Cần Thơ Tết Ất Tỵ năm 2025

Phối cảnh Đường hoa nghệ thuật Cần Thơ Tết Ất Tỵ năm 2025

(NSMT) - Đường hoa nghệ thuật Cần Thơ Tết Ất Tỵ năm 2025 với chủ đề “Hội tụ và phát triển”. Dự kiến khai mạc đưa vào phục vụ ngày 27/01/2025 và hoạt động đến hết ngày 03/02/2025 (từ ngày 28 tháng Chạp đến hết ngày mùng 6 Tết) tại tuyến đường Võ Văn Tần – Nguyễn Thái Học, quy mô khoảng 310m, kinh phí thực hiện khoảng 5,5 tỉ đồng được xã hội hóa, không dùng ngân sách.

Vì sao tháng Chạp không nên chuyển nhà?

Vì sao tháng Chạp không nên chuyển nhà?

Tháng Chạp là tháng cuối cùng trong năm Âm lịch, lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống mà còn được chứa đựng nhiều điều kiêng kỵ mang đậm dấu ấn tâm linh.

Xuân yêu thương 2025: Sự trở lại của hành trình trao gửi niềm vui dịp Tết cho trẻ em mồ côi

Xuân yêu thương 2025: Sự trở lại của hành trình trao gửi niềm vui dịp Tết cho trẻ em mồ côi

(NSMT) - Mùa xuân luôn là thời điểm sum vầy, chia sẻ những khoảnh khắc hạnh phúc bên gia đình, người thân. Tuy nhiên, không phải đứa trẻ nào cũng có được niềm vui ấy. Nhiều trẻ em mồ côi, cơ nhỡ và khuyết tật sống trong hoàn cảnh khó khăn, không có một mùa Tết đầy đủ như bao trẻ em khác. Để xoa dịu nỗi đau này, chương trình “Xuân yêu thương” tổ chức hàng năm tại TP Cần Thơ đã và đang trở thành một hành trình trao gửi yêu thương ý nghĩa, nối dài truyền thống tốt đẹp của dân tộc "Lá lành đùm lá rách".

Tản mạn với làng nghề gạch - gốm trăm năm

Tản mạn với làng nghề gạch - gốm trăm năm

Năm 2024, tỉnh Vĩnh Long có một sự kiện quan trọng, tiêu biểu: Festival Gạch Gốm Đỏ - Kinh Tế Xanh lần thứ nhất nhằm tôn vinh nghề gạch - gốm trăm năm tồn tại ở xứ này; qua đó quảng bá thương hiệu, đồng thời bảo tồn, phát huy di sản, kêu gọi đầu tư, phát triển du lịch, thu hút khách trong và ngoài nước đến với làng nghề độc đáo, hiếm có ở miền Tây Nam Bộ.

Giao tiếp kết nối yêu thương

Giao tiếp kết nối yêu thương

Đối thoại, giao tiếp rất quan trọng trong đời sống gia đình, bởi có nói mới hiểu để chia sẻ, cảm thông. Các thành viên cùng một mái nhà hãy tăng cường tương tác, mở lòng trò chuyện cùng nhau. Khi có tiếng nói chung, sẽ giảm bớt những bất đồng, tình cảm thêm gắn kết.

Bạn ghen tị với người khác giới điều gì?

Bạn ghen tị với người khác giới điều gì?

Đàn ông ghen tị với khả năng mang lại sự sống mới cho thế giới của phụ nữ, một số còn ghen tị cả với vai trò làm mẹ. Trong khi đó phụ nữ ghen tị với những điều bất ngờ khác.

Ước mơ làm mẹ của cô gái bại não

Ước mơ làm mẹ của cô gái bại não

Một phụ nữ Trung Quốc mắc bệnh bại não quyết tâm bảo vệ mong muốn được làm mẹ của mình trước những lời chỉ trích trực tuyến.