Thứ ba, Ngày 23 Tháng 04 Năm 2024

Nhà cổ Huỳnh Thủy Lê ở Sa Đéc

Thứ năm, 03/06/2021, 15:48 PM

Nhà cổ Huỳnh Thủy Lê tọa lạc tại số 255A, đường Nguyễn Huệ, phường 2, TP. Sa Đéc, Đồng Tháp, Việt Nam. Ngoài giá trị kiến trúc, nơi đây còn nổi tiếng bởi liên quan với một cuộc tình không biên giới của một cô gái Pháp và chàng công tử Huỳnh Thủy Lê vào những năm đầu thế kỷ 20.

Ngôi nhà cổ do ông Huỳnh Cẩm Thuận, một thương gia người Việt gốc Hoa nổi tiếng giàu có một thời ở Sa Đéc, xây dựng vào năm 1895 giữa khu thị tứ mua bán náo nhiệt nằm ven sông Sa Đéc.

Ngôi nhà toạ lạc ven sông Sa Đéc, nơi ghe xuồng qua lại tập nập

Ngôi nhà toạ lạc ven sông Sa Đéc, nơi ghe xuồng qua lại tập nập

Ban đầu, đây là một ngôi nhà ba gian kiểu truyền thống của miền Tây Nam Bộ, rộng 258m2 , với nguyên vật liệu chính là gỗ quý, và mái nhà hình thuyền lợp ngói âm dương

Mái nhà hình thuyền, lợp ngói âm dương

Mái nhà hình thuyền, lợp ngói âm dương

Đến năm 1917, ông Huỳnh Thủy Lê - con trai của ông Huỳnh Cẩm Thuận cho trùng tu ngôi nhà, các vách gỗ được thay bằng tường dày (như phong cách kiến trúc đặc trưng của những căn biệt thự Pháp) ôm lấy kết cấu các cột gỗ còn được giữ lại. Sau lần trùng tu lớn này, ngôi nhà mang nét pha trộn hài hòa của ba phong cách kiến trúc Pháp, Việt, Hoa. Thoạt nhìn thì thấy bề ngoài ngôi nhà là lối kiến trúc La Mã phục hưng ở thế kỷ 17 với các cổng vòm, hệ thống cột với các hoa văn và phù điêu hoa lá. Do đó, trông bề ngoài là một ngôi biệt thự kiểu Pháp.

Các cổng vòm, hệ thống cột với các hoa văn và phù điêu hoa lá

Các cổng vòm, hệ thống cột với các hoa văn và phù điêu hoa lá

Ở bên trong nhà vẫn còn giữ được kiểu ba gian truyền thống của người Việt. Riêng lối bài trí của các bao lam sơn son thiếp vàng trong nhà lại là các chủ đề trong mỹ thuật truyền thống Trung Hoa.

Bên trong Nhà cổ Huỳnh Thủy Lê

Bên trong Nhà cổ Huỳnh Thủy Lê

Bàn thờ Quan Công được đặt ở giữa gian chính

Bàn thờ Quan Công được đặt ở giữa gian chính

Những vật dụng và chi tiết trang trí trong căn nhà cổ được phục hồi và giữ gìn gần như nguyên vẹn

Những vật dụng và chi tiết trang trí trong căn nhà cổ được phục hồi và giữ gìn gần như nguyên vẹn

Empty
Empty
Chân dung ông Huỳnh Thủy Lê và các thành viên dòng tộc

Chân dung ông Huỳnh Thủy Lê và các thành viên dòng tộc

Ngoài giá trị kết hợp giữa hai lối kiến trúc Đông – Tây, ngôi nhà cổ này còn nổi tiếng bởi liên quan với một cuộc tình không biên giới của nữ nhà văn Marguerite Duras và người tình đầu tiên của bà là ông Huỳnh Thủy Lê (chủ nhân ngôi nhà). Câu chuyện tình buồn ấy, về sau đã được bà kể lại trong tác phẩm L’Amant (tiếng Việt là Người tình). Năm 1984, cuốn tiểu thuyết được xuất bản, gây tiếng vang lớn, được dịch ra 43 thứ tiếng trên thế giới và đoạt được giải thưởng Goncourt (giải thưởng văn học danh giá nhất của Pháp). Năm 1986, cuốn tiểu thuyết đã được đạo diễn Jean-Jacques Annaud dựng thành phim cùng tên.

Phim Người tình được dàn dựng khá công phu với diễn viên chính là Jane March, Lương Gia Huy.... Bối cảnh chính trong phim là ngôi nhà cổ này kết hợp với cảnh được quay khác như: dòng sông Tiền thơ mộng, bến phà Mỹ Thuận náo nhiệt, thành phố Sài Gòn hoa lệ...

Ảnh tư liệu về nữ nhà văn Marguerite Duras và các diễn viên chính trong phim Người tình được treo trong nhà cổ

Ảnh tư liệu về nữ nhà văn Marguerite Duras và các diễn viên chính trong phim Người tình được treo trong nhà cổ

Năm 2008, nhà cổ đã được chứng nhận là Di tích cấp tỉnh, và đã được công nhận là Di tích cấp quốc gia vào năm 2009.

Hiện nay, Nhà cổ Huỳnh Thủy Lê còn được gọi là Nhà cổ Người Tình, đã được giao cho Công ty CP Du lịch Đồng Tháp bảo quản và trở thành một trong những điểm thu hút du lịch của Đồng Tháp. Hàng năm, nơi đây đón tiếp hàng ngàn lượt du khách trong và ngoài nước đến tham quan.

Empty
Empty

Nguồn Lữ Hành Fiditour và Wikipedia