Nếp nhà

Nhà là nơi để về...

Thứ năm, 09/11/2023, 14:39 PM

Ðối với nhiều người, ngôi nhà có ý nghĩa rất đặc biệt. Ðó không chỉ là chốn che mưa nắng, mà còn là gia đình. Về nhà là về với bao kỷ niệm và tình cảm yêu thương, được sẻ chia vui buồn cùng những người thân yêu, ruột thịt…

Gần 18 năm qua, chị Kim Ngân đã xem Cần Thơ như quê hương thứ hai. Quê chị Ngân ở Vĩnh Long, sau khi tốt nghiệp đại học, chị chọn Cần Thơ lập nghiệp, kết hôn. Thời gian đầu, vợ chồng chị Ngân ở nhà thuê, rồi tích cóp mua được mảnh đất, cất nhà tại quận Bình Thủy. Tổ ấm của chị thêm vui với sự ra đời của 2 con gái xinh xắn, ngoan ngoãn. Từ sự chung sức của đôi vợ chồng trẻ, ngôi nhà được chăm chút, thật sự là chốn nghỉ ngơi, tiếp năng lượng sau những ngày làm việc mệt nhọc. Mảnh sân nhỏ chị Ngân trồng rau, chuối, dừa, mấy cây nguyệt quế tỏa hương thơm ngát. Cả nhà thường ra sân ngồi chơi hoặc bày sên mứt, nướng bánh, có khi cùng nhau bắt ốc, câu cá ở con sông cặp hông nhà. Từng góc nhỏ như tủ sách, bàn học, nơi tiếp khách… được trang trí dựa trên sở thích từng người. Trong căn bếp sạch sẽ, ngăn nắp, chị Ngân trổ tài nấu nướng, đãi chồng con những bữa cơm bổ dưỡng. Các thành viên xem thời gian nấu ăn hay làm việc nhà là khoảnh khắc cùng nhau quây quần, thư giãn. Gia đình êm ấm, hạnh phúc đã tiếp động lực giúp vợ chồng chị Ngân hoàn thành tốt công việc cơ quan, chăm lo chu đáo gia đình nội ngoại. Chị Ngân tâm sự: “Tôi nghĩ điều quan trọng không phải nhà lớn hay nhỏ mà chính là sự vui vẻ, gắn kết tình cảm, mỗi người đều cảm thấy thoải mái khi trở về. Cuộc sống đôi khi phải đối mặt với khó khăn, thử thách, những lúc ấy điểm tựa tinh thần lớn nhất không đâu khác mà chính là ngôi nhà và người thân của mình”.

Ðối với chị Ngọc Thủy, nhà là nơi chứa đựng tình cảm yêu thương của người thân dành cho nhau.

Ðối với chị Ngọc Thủy, nhà là nơi chứa đựng tình cảm yêu thương của người thân dành cho nhau.

Ðối với chị Ngọc Thủy, quê ở Long An, cuộc hôn nhân gần 40 năm của chị ghi dấu biết bao kỷ niệm dưới mái nhà chung. Trải qua gian khó, vợ chồng chị càng thêm hiểu, thương nhau hơn, nghĩa tình đong đầy. Từ căn nhà lá đơn sơ, vợ chồng chị Thủy để dành, các con chung tay đóng góp, vay mượn thêm để cất căn nhà khang trang. Ðặc biệt, chị Thủy làm không gian sinh hoạt đủ rộng để mỗi cuối tuần, anh chị em, con cháu tụ họp về, cùng nhau nấu nướng, vui chơi. Những bài học ứng xử như lễ phép chào hỏi, kính trên nhường dưới, cử chỉ, thái độ khi ngồi ăn cho đến những lễ giáo, gia phong của dòng họ… được vợ chồng chị Thủy thường xuyên rèn dạy con cháu. Trong nhà chị Thủy, mọi người hay trò chuyện, tâm sự nên chỉ cần về nhà là như vơi bớt bao bộn bề, lo toan. Khi các con chị Thủy lập nghiệp, rồi cưới vợ gả chồng, thành công hay thất bại đều tìm về nhà nương náu. Không có điều kiện về kinh tế, vợ chồng chị Thủy làm điểm tựa tinh thần để các con tự lập, vấp ngã thì biết đứng lên. Chị Thủy bộc bạch: “Ðiều cốt lõi của đời sống gia đình chính là nghĩa tình, sự bao dung, chắt chiu qua mỗi ngày bằng tình thương, trách nhiệm, bổn phận của từng thành viên dành cho nhau. Có như vậy nhà cửa mới thật yên ấm”. Sự quan tâm đôi khi chỉ đơn thuần là cùng vào bếp chuẩn bị bữa cơm, ăn với nhau, hoặc sẵn lòng hỗ trợ lúc ốm đau, thắt ngặt… Con gái lớn và con trai út chị Thủy theo gương cha mẹ, cố gắng giữ gìn sự yên vui trong gia đình nhỏ của mình.

Với quan niệm “Nhà không cần quá lớn, chỉ cần có đủ yêu thương”, chị Phương Hồng có tới 2 chốn đi về. Ðó là căn chung cư của vợ chồng chị ở quận Cái Răng và ngôi nhà của ba má ruột ở Hậu Giang. Từng trải qua giai đoạn ở nhà thuê, sau khi dành dụm tiền mua được căn nhà chung cư, vợ chồng chị Hồng rất vui, tiếp tục tích cóp sắm sửa nội thất và trang trí để ngôi nhà trở nên hoàn thiện. Mỗi ngày lại thấy nhà đẹp hơn một chút, ấm áp hơn bởi có sự vun vén và tình cảm của chủ nhà. Cuối tuần, các con chị Hồng rất thích ở nhà bởi không chỉ được ăn ngon mà còn được thoải mái đọc sách, vẽ tranh, xem phim cùng cha mẹ, tỉ tê đủ thứ chuyện trên đời. Từng khoảnh khắc tạo nên những kỷ niệm đáng nhớ và giúp mọi người thêm gắn bó. Có nhà, vợ chồng chị nỗ lực làm việc, lo cho các con. Nhờ có điểm tựa vững chắc của gia đình mà năm rồi, khi gặp khó khăn đột ngột về sức khỏe, phải nhập viện điều trị, chồng chị Hồng đã vượt qua được cú sốc, dần phục hồi.

Còn căn nhà ở Hậu Giang như chốn dừng chân và lui về trong sự bình yên của đại gia đình chị Hồng. Mỗi khi gặp áp lực, căng thẳng, cũng như anh chị em khác, chị Hồng nghĩ về ba mẹ, rồi chạy về để được tâm sự, lắng nghe, thông cảm. Có khi về nhà chỉ để chưng bông trên bàn thờ ông bà, nấu cho ba má bữa cơm, nằm trên cái võng sau hè nghe má dặn dò, kể chuyện xưa mà vơi đi bao gánh nặng đời thường…

Cộng đồng mạng xã hội thường hay chia sẻ câu: “Có một nơi để về, đó là nhà; có những người yêu thương, đó là gia đình. Có được cả 2, đó là hạnh phúc”. Không có gì đẹp và đáng quý hơn cuộc sống an vui trong mái ấm gia đình. Ðể có được điều này, mỗi người hãy biết trân trọng, nâng niu giá trị tình thân, dành thời gian xây dựng, vun đắp hạnh phúc. Ðể ngôi nhà mãi là bến đỗ bình yên, là đường về trong tim của mỗi người…l

Kiều Chinh  
“Đồng vợ, đồng chồng...”

“Đồng vợ, đồng chồng...”

(NSMT) - Ðể xây dựng gia đình hạnh phúc, cần có sự vun đắp, phối hợp ăn ý của các thành viên trong nhà. Ði làm kiếm tiền, tạo dựng kinh tế hay ở nhà nội trợ, nuôi dạy con cái… đều quan trọng như nhau. Nhiều cặp vợ chồng thấu hiểu vai trò của bạn đời nên cư xử khéo léo, trân trọng, song cũng không ít trường hợp xem nhẹ “người ở nhà”, dẫn đến sứt mẻ tình cảm…

Nói với nhau...

Nói với nhau...

(NSMT) - Trong đời sống hôn nhân, giao tiếp đóng vai trò rất quan trọng, bởi không chỉ gắn kết tình cảm mà còn giúp vợ chồng hiểu nhau hơn. Dù bận rộn, mỗi bên cần dành thời gian trò chuyện, lắng nghe, chia sẻ, cùng điều chỉnh bản thân cho thêm hòa hợp với bạn đời. Đừng để vì lý do nào đó mà vợ chồng rơi vào tình trạng mất kết nối, “nghẽn mạch” trong giao tiếp, sẽ dễ phát sinh hiểu lầm, rạn nứt tình cảm gia đình.

Nghĩa vợ chồng

Nghĩa vợ chồng

(NSMT) - Cô Thủy trẻ hơn rất nhiều so với tuổi 70, da dẻ hồng hào, tươi tắn. Chú Thành - chồng cô Thủy, trạc tuổi vợ, nhìn cũng rất phong độ, khỏe mạnh. Cô Thủy tiết lộ bí quyết, nhờ giữ tinh thần luôn thoải mái kết hợp luyện tập thể thao nên cô chú lúc nào cũng vui vẻ, gia đình yên ấm. Các con cô Thủy đều có công việc ổn định, hiếu thảo, góp phần vun đắp hạnh phúc cha mẹ thêm vẹn tròn.

Cố níu hôn nhân: Sống vì con cái hay sĩ diện của chính mình?

Cố níu hôn nhân: Sống vì con cái hay sĩ diện của chính mình?

Ly hôn là một quyết định khó khăn đặc biệt khi có con. Nhiều cặp vợ chồng đã chán ngấy nhau nhưng vẫn cố ở lại vì con mà không biết hậu quả nặng nề đến mức nào.

Hãy thay bố chăm sóc mẹ khi bố đi xa

Hãy thay bố chăm sóc mẹ khi bố đi xa

(NSMT) - Câu nói cuối cùng của người cha trước khi rời bỏ thế giới khiến chị nhớ mãi. Cha chị vẫn như thế, lo lắng và chu toàn mọi điều đến tận giây phút cuối đời.

Bước qua đổ vỡ

Bước qua đổ vỡ

Khi lập gia đình, ai chẳng mong muốn có được hạnh phúc vững bền. Thế nhưng, vì nhiều yếu tố, không ít chị em phụ nữ phải dừng cuộc hôn nhân, chọn sống đơn thân. Bằng nghị lực, sự tự tin và tình yêu thương con, các chị đã vượt qua nghịch cảnh, xây dựng cuộc sống mới tốt hơn cho mình.

Cha yêu con bằng tình yêu của một người điên

Cha yêu con bằng tình yêu của một người điên

Một người cha không trọn vẹn, không ít lần những lúc điên dại sẵn sàng cầm roi đánh con không xót nhưng khi tâm hồn đó bình yên lại xót xa, chăm bẵm trong tâm thức của một người làm cha. Tình thương đó dù "khuyết tật" nhưng lớn lao, vĩ đại.