Nếp nhà

Nhà thơ Hồng Thanh Quang: "Nếu mỗi người là hạt giống thì gia đình chính là vườn ươm"

Thứ bảy, 30/03/2024, 08:56 AM

Chia sẻ tại cuộc thi viết “Cha và con gái”, Nhà thơ Hồng Thanh Quang cho rằng, nếu mỗi người sinh ra là hạt giống thì gia đình chính là vườn ươm những hạt giống đó.

Nếu mỗi con người sống trên trái đất này là một hạt giống thì gia đình chính là vườn ươm với nguồn dinh dưỡng là tình yêu thương dạt dào. Tình cảm gia đình luôn là món quà quý giá mà mỗi chúng ta có được.

Như Nhà thơ Hồng Thanh Quang - Trưởng Ban giám khảo cuộc thi viết “Cha và con gái” lần thứ 2 năm 2024 do Tạp chí Gia đình Việt Nam tổ chức chia sẻ, chủ đề gia đình hiện nay và tình cảm gia đình giữa cha và con gái là vấn đề rất cần quan tâm.

Mỗi người, mỗi gia đình sẽ có những cách biểu hiện tình cảm khác nhau. Trái ngược với sự dịu dàng, ân cần của mẹ, người cha thường nghiêm khắc, khó tính và kiệm lời hơn. Do đó, có những yêu thương vì ngượng ngùng mà chưa thể cất lên thành lời.

Nhưng nhìn chung, tất cả đều xuất phát từ sự yêu thương, đùm bọc, quan tâm, chăm sóc và che chở lẫn nhau. Sự hy sinh và tình yêu thương của cha dành cho con tuy thầm lặng nhưng luôn hiện hữu.

Nhà thơ Hồng Thanh Quang - Trưởng Ban giám khảo cuộc thi 'Cha và con gái' lần thứ 2 năm 2024

Nhà thơ Hồng Thanh Quang - Trưởng Ban giám khảo cuộc thi "Cha và con gái" lần thứ 2 năm 2024

“Nhắc đến các mối quan hệ trong gia đình, tình cảm giữa cha và con gái luôn được nói đến như một điều đặc biệt, thiêng liêng và cao quý.

Người đàn ông nào cũng yêu thương con gái của mình nhưng không phải ai cũng có thể bày tỏ bằng lời nói. Do đó, cuộc thi “Cha và con gái” sẽ là “phương tiện” giúp những người cha bày tỏ yêu thương với con gái của mình, cũng như cơ hội để những người con gái thể hiện tình yêu thương, biết ơn với đấng sinh thành”, Trưởng Ban giám khảo cuộc thi viết “Cha và con gái” nhấn mạnh.

Nhà thơ Hồng Thanh Quang cũng chia sẻ thêm, dù đã chấm nhiều cuộc thi nhưng chưa có cuộc thi nào lấy nhiều nước mắt của ông như vậy.

 “Năm 2023, cuộc thi viết “Cha và con gái” tổ chức lần thứ nhất, tôi vinh dự khi được tín nhiệm làm trưởng Ban giám khảo cuộc thi, đọc các bài viết, tôi đã khóc vì những dòng chữ chân thật được viết ra bởi những người cha và những đứa con gái.

Những người cha chân chất là trí thức, là thương binh, là nông dân, là thợ hồ,... hiện lên trên những trang viết của con gái như những vị thánh giữa đời thường. Những đứa con gái bé bỏng hay trưởng thành là thợ may, công nhân hay cô giáo,… trong những trang viết của người cha như những nàng công chúa.

Tôi khóc và yêu những trang viết chân thật trong cuộc thi này. Người viết tham gia không phải để mong kiếm cho mình giải thưởng mà để bày tỏ tấm lòng mà trong đời thường không dễ gì họ nói ra được…”, nhà thơ Hồng Thanh Quang xúc động nhớ lại.

Trưởng Ban giám khảo cuộc thi viết “Cha và con gái” nhấn mạnh chấm bài dự thi bằng tâm huyết và sự công tâm để chọn những bài viết xứng đáng nhất

Trưởng Ban giám khảo cuộc thi viết “Cha và con gái” nhấn mạnh chấm bài dự thi bằng tâm huyết và sự công tâm để chọn những bài viết xứng đáng nhất

Năm nay, nhà thơ Hồng Thanh Quang tiếp tục được tin tưởng tín nhiệm làm Trưởng Ban giám khảo cuộc thi viết “Cha và con gái” lần thứ 2, ông bày tỏ: “Đây là năm thứ 2 tôi được tín nhiệm làm Trưởng Ban Giám khảo, chúng tôi hứa sẽ chấm các bài thi bằng tâm huyết, cảm xúc của mình và công tâm để chọn những bài viết xứng đáng nhất trao giải thưởng”.

Cuộc thi viết "Cha và con gái" lần thứ 2 năm 2024 chính thức được phát động và nhận bài từ ngày 27/3/2024 đến ngày 10/06/2024 được kỳ vọng sẽ tiếp tục lan tỏa mạnh mẽ những giá trị cốt lõi, vun đắp tình yêu thương gia đình.

Thể lệ cuộc thi viết chủ đề "Cha và con gái" lần thứ 2 năm 2024

Yêu cầu đối với bài dự thi

- Bài dự thi phải là những bài viết chưa đăng phát trên bất kỳ phương tiện truyền thông báo, đài hay mạng xã hội và chưa tham gia dự thi ở các cuộc thi khác. Viết về những câu chuyện có thật do tác giả là nhân vật hoặc người chứng kiến, những kỷ niệm, lời tâm tình, tự sự của cha dành cho con gái và ngược lại được thể hiện dưới dạng bài ghi chép, phóng sự, phỏng vấn, tản văn, nhật ký… Ban tổ chức khuyến khích các tác giả sử dụng hình ảnh thật của các nhân vật trong bài dự thi.

- Bài viết thể hiện bằng tiếng Việt, dung lượng 1.000 - 1.500 từ được in trên giấy hoặc gửi qua email do Ban tổ chức cung cấp.

- Mỗi tác giả được gửi tối đa ba (03) bài dự thi và phải chịu trách nhiệm về độ chân thực, tính chính xác về nội dung. Cấm sao chép, đạo văn của người khác dưới mọi hình thức.

- Bài dự thi được chọn đăng trên Tạp chí Gia đình Việt Nam sẽ được trả nhuận bút theo quy định và thuộc sở hữu của tòa soạn; tác giả không có quyền khiếu nại về bản quyền.

Đối tượng dự thi: Tất cả công dân Việt Nam trong và ngoài nước trừ những người là nhân sự của Ban Tổ chức, Ban giám khảo, các đơn vị tài trợ, đồng hành cùng cuộc thi.

Thời gian và địa chỉ nhận bài dự thi

- Thời gian nhận bài dự thi: Từ ngày 27/03/2024 đến ngày 10/06/2024 tính theo dấu bưu điện và thời gian nhận mail. Lễ tổng kết và Gala Trao giải diễn ra vào Ngày Gia đình Việt Nam 28/06/2024.

- Bài dự thi viết tay hoặc đánh máy gửi về Tòa soạn Gia đình Việt Nam. Địa chỉ: Số 2 đường Lê Đức Thọ, quận Cầu Giấy, TP.Hà Nội.

Ngoài bì thư ghi rõ: Bài dự thi "Cha và con gái" kèm thông tin tác giả, địa chỉ, số điện thoại. Ban tổ chức không chịu trách nhiệm nếu hồ sơ tham dự cuộc thi bị thất lạc hoặc hư hỏng do lỗi của bưu điện.

- Bài dự thi online gửi qua email: [email protected]

Giải thưởng

Cuộc thi viết “Cha và con gái” lần thứ 2 năm 2024 có cơ cấu giải thưởng gồm: 01 giải nhất, 02 giải nhì, 03 giải ba, 05 giải khuyến khích và 05 giải phụ.

Ngoài giải thưởng tiền mặt, các tác giả đạt giải còn được nhận giấy chứng nhận của Ban Tổ chức, được tặng 01 quyển sách có đăng các bài dự thi cùng quà (nếu có) của nhà tài trợ.

Ban Giám khảo cuộc thi

- Nhà thơ Hồng Thanh Quang - Trưởng ban giám khảo

- Nhà thơ Trần Hữu Việt - Vụ trưởng, Trưởng ban Văn hóa Văn nghệ Báo Nhân Dân

- Nhà văn Nguyễn Một

- Nhà văn, nhà báo Võ Hồng Thu (Báo Tiền phong)

Thông tin chi tiết về cuộc thi xin liên hệ

- Tòa soạn Tạp chí Gia đình Việt Nam: Số 2 đường Lê Đức Thọ, quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội.

+ Nhà báo Phan Khánh An - Tổng TKTS, Thành viên Ban tổ chức. Số điện thoại: 0975.470.476

+ Ms Bùi Thị Hải Én - Cán bộ toà soạn. Số điện thoại: 0973.957.126

- Email: [email protected].

Thúy Ngà  
Khi mẹ là cô giáo

Khi mẹ là cô giáo

Chiến tranh kết thúc, mẹ tôi rời quân ngũ về làng rồi trở thành cô giáo. Làm con của cô giáo khiến tuổi thơ của tôi nhà cũng là trường mà trường cũng là nhà. Áp lực phải học giỏi, phải ngoan vì là con của cô giáo khiến tôi nhiều phen không còn là một đứa trẻ.

Hơn nửa thế kỷ đắp xây hạnh phúc

Hơn nửa thế kỷ đắp xây hạnh phúc

Cưới nhau từ năm 1973, ông Võ Văn Hai và bà Nguyễn Thị Điệp (ngụ khu vực Bình Thường A, phường Long Tuyền, quận Bình Thủy) là tấm gương về xây dựng gia đình văn hóa, con cháu thành tài. Hơn nửa thế kỷ qua, họ đã nắm tay nhau vượt qua gian khó để cùng đi đến bến bờ hạnh phúc.

Tài sản lớn nhất cuộc đời là người vợ xấu, đất cằn và chiếc áo bông rách

Tài sản lớn nhất cuộc đời là người vợ xấu, đất cằn và chiếc áo bông rách

Tục ngữ có câu: “Ba tài sản lớn nhất của cuộc đời là người vợ xấu, đất cằn và chiếc áo bông rách”, nó chiếm bao nhiêu trong cuộc đời còn lại của bạn?

Vì sao ngày càng nhiều gia đình từ bỏ sàn gỗ?

Vì sao ngày càng nhiều gia đình từ bỏ sàn gỗ?

Xu hướng trang trí lát sàn gỗ từng rất phổ biến nhưng hiện nay nhiều gia đình không còn lựa chọn. Sàn gỗ có chăng chỉ được lắp trong phòng ngủ, các phòng khác đều được lát gạch men.

Về nhà - về với yêu thương

Về nhà - về với yêu thương

Ðối với nhiều người, ngôi nhà không chỉ để ở mà còn mang giá trị tinh thần đặc biệt. Ðó còn là gia đình với sự bao dung, chở che, nâng đỡ và trách nhiệm dành cho nhau. Cuộc sống đôi khi phải đối mặt với khó khăn, thử thách... những lúc ấy, điểm tựa lớn nhất không đâu khác mà chính là mái nhà và những người thân yêu của mình.

Có nên thiết kế phòng tắm trong phòng ngủ?

Có nên thiết kế phòng tắm trong phòng ngủ?

Với sự thay đổi trong lối sống và sự đa dạng hóa nhu cầu sinh hoạt, phòng ngủ chính có phòng tắm có còn đáp ứng được nhu cầu của các gia đình hiện đại hay không và nên giữ lại hay loại bỏ đã trở thành đề tài bàn luận sôi nổi.

Có nên tiết lộ cho con cái biết về tiền lương hưu, sổ tiết kiệm?

Có nên tiết lộ cho con cái biết về tiền lương hưu, sổ tiết kiệm?

Một người đàn ông 69 tuổi trăn trở: “Ở tuổi già, số tiền ký gửi này giống như một chiếc chìa khóa bí ẩn trong tay. Tôi không biết có nên trao lại cho con cháu hay không”.