Nếp nhà

Nhật kí của mẹ

Thứ bảy, 23/09/2023, 13:22 PM

“Bố không cần con cứ phải gồng mình lên mạnh mẽ như thế nữa. Bố chỉ cần chính con, hạnh phúc của con quan trọng hơn nỗi buồn của người khác”.

Tôi đọc được ở đâu đó câu này, ngay lập tức tôi nghĩ đến tình yêu mà chồng tôi, anh Sơn dành cho con gái Thu Trang (Tên thường gọi ở nhà là Na) của chúng tôi. Một tình yêu kiệm lời mà chan chứa yêu thương...

Ngày 18 tháng 6 năm 1998...

6h45p một sớm mùa hè nắng vàng như mật ong, Mẹ đến bên, dịu dàng đặt một sinh linh bé bỏng vào vòng tay tôi rồi cười: “Chồng mày hay lắm con ạ, đang ngồi ở bên ngoài cửa phòng sinh, nghe bên trong con bé cất tiếng khóc chào đời, liền chạy ngay ra... bờ giếng ngồi. Chắc lần đầu làm bố nó bối rối...”.

Tôi cười, ngắm nhìn bé con, khuôn mặt vuông, giống bố như tạc, môi chúm chím như nụ hồng ngậm sương, tóc mai lơ thơ. Hạnh phúc len len trong tim. Làm mẹ là thế đó.

Chồng tôi vào, khẽ khàng ngồi bên tôi, tay nắm bàn tay con bé: “Sao ngày xưa siêu âm là con trai cơ mà...” Dù giọng anh rất khẽ nhưng tôi đọc trong giọng nói đó một cảm giác hụt hẫng nhẹ...Tự nhiên tôi giận, giận anh ghê gớm...

z4437392871195_af8e3dd362a4abfe2658bcc5bd227f29-1442

Mùa đông năm 1998...

Anh về thăm hai mẹ con mà không báo trước, nụ cười lấp loáng trong ánh đèn vàng, anh ghé sát mặt con bé thầm thì: “Bố đi có ba tháng mà em bé lớn thế này rồi cơ à”? Nói rồi anh chìa tay ra, lập tức bé con nhào ngay người về phía bố, dù lúc bố đi nó mới chỉ hai tháng tuổi.

Tôi ngắm người đàn ông quần áo lấm lem, khuôn mặt hốc hác ghì cục bông trắng trẻo thơm tho vào lòng, miệng cứ: “Nhớ em bé quá! Nhớ quá..!” mà cười khúc khích. (Tôi cũng không hiểu anh yêu con gái tự khi nào).

Lần ấy “quà” anh mang về từ công trường cho hai mẹ con là vài ba chục chiếc mắc áo bằng dây nhôm tự uốn. 26 năm rồi, sau 8 lần chuyển nhà, vài ba chiếc mắc áo bé xinh năm nào còn sót lại. Mỗi lần nhìn thấy món quà anh tự tay làm để dành riêng cho con gái, tim tôi lại mềm đi. Tôi bụng bảo dạ: “Cất đi để mai kia chị Na có con, tôi sẽ đem tặng cháu…”.

Tháng 8 năm 2001

Con gái về quê chơi bị ngã võng, rạn xương phải bó bột. Ngày ấy anh đang làm ở Quảng Ninh, nghe điện thoại anh cắt phép nghỉ ở nhà hẳn 1 tháng để chơi với con. Tôi nhớ mãi hình ảnh anh mua chiếc quạt giấy, xé lấy cái nan tre rồi nối dài chúng để hằng đêm thức luồn vào trong lớp bột bó chân để gãi cho con khỏi ngứa....

Tháng 7 năm 2015

Dậy sớm tinh mơ để chuẩn bị đồ ăn cho con, thấy anh mặc chiếc áo sơ mi trắng tinh, tôi ngạc nhiên: “Anh đi đâu mà mặc áo trắng tinh thế”? Anh bảo: “Đưa con chị đi thi chứ đi đâu. Nay bố đưa con đi thi” (Anh nhận đưa đón con trong tất cả những dịp thi cử quan trọng).

Cũng sớm ấy, tôi lỡ tay làm rớt chút nước ra sàn nhà bếp, anh lớn tiếng quát: “Làm ăn không cẩn thận, nước đổ ra sàn, nhỡ con bé lát xuống ăn sáng, nó trượt chân ngã thì làm sao”?. Lâu lắm lắm anh mới quát vợ như thế. Tôi biết anh lo lắng, căng thẳng.

Đưa con đi thi về, anh cười rõ tươi: “Nay anh đi qua 4 cái đèn xanh đèn đỏ và không phải dừng giây nào. Con chị nay thi quá suôn sẻ rồi”.

Tôi quay đi bụm miệng cười nghĩ: “Ông Sơn mê tín từ bao giờ thế không biết..”.

Ngày...tháng 2 năm 2018

 Mưa lạnh! Ra Giêng rồi mà trời vẫn rét tê tái. Tôi dặn con trai mặc ấm và bảo chồng: “Mưa rét, anh đưa con đi học thêm nhé!”. Chồng tôi tỉnh bơ: “Kệ nó đi cho quen. Con người ta bằng tuổi ấy nó đi Mỹ rồi kia kìa..”. Tôi vừa quàng khăn cho con trai vừa tấm tức: “Sao ngày xưa con chị một bước anh đưa đón, giờ thằng bé đi học mấy cây số, mưa rét thì không đưa?”. Anh vẫn thủng thẳng: “Chả hiểu gì, con gái con đứa đêm hôm ra đường không đưa đón nhỡ gặp bọn choai choai nó chọc ghẹo thì làm sao...”.

Đó! con gái ổng thì cưng như trứng mỏng, con trai thì “quăng quật” để con cứng cáp, bươn chải, đương đầu với sóng gió cuộc đời. Nghĩ vậy nhưng tôi vẫn nhiều lần ấm ức vì cách anh đối xử khác biệt với hai đứa con trong nhà.

Ngày...tháng...năm 2020

23h khuya, đang chuẩn bị ngủ, tôi có điện thoại. Đầu bên kia là tiếng con gái. Trong tiếng khóc nấc nghẹn ngào, đứt quãng, sụt sịt, con gái kể chuyện bạn trai cũ từ Sài Gòn ra Hà Nội, chúng chia tay vì cậu bạn vào Sài Gòn lập nghiệp, con gái tôi vẫn ở Hà Nội.

Đêm ấy anh mất ngủ, bên tôi trằn trọc, trở mình như vật như cá vật đẻ. Tôi biết anh thương con. Sáng sớm ra, đưa điện thoại cho tôi, anh bảo: “Chuyển hộ cho con chị 2 triệu, cho nó khỏi buồn, bảo con đi siêu thị mua cái gì ngon mà ăn, mua bộ quần áo đẹp mà mặc”. Bố con bé luôn vậy, kiệm lời và thương con gái theo cách của riêng mình.

Ngày ... tháng 5 năm 2021

Cơm chiều. Như mọi ngày chỉ có hai vợ chồng, khi nhìn thấy đĩa thịt gà rang gừng thơm lừng, trêm mâm, anh “buông lời cay đắng”: “Mẹ này thì kinh rồi, đợi con gái đi Hà Nội rồi mới dám ăn thịt gà. Mà lần sau con chị về, em đừng sai nó làm việc nhà nữa, cứ sai lần sau nó không về đâu...”. “Giời ạ! Anh chiều thì chiều vừa thôi, nó đã 25 tuổi rồi. Ngày em bằng tuổi nó, đã đẻ nó ra rồi đấy”. Xong tự nhiên thấy ghen với đứa con gái ghê gớm...

Ngày 2 tháng 1 năm 2022

Hôm nay sinh nhật bố của các con tôi nên cả nhà rất vui, con gái mua tặng bố cái áo rét hiệu UNIQLO. Anh vui lắm, mặc luôn. Vừa mặc vừa xuýt xoa: “Áo này gió chỉ có khóc”. Tôi mỉm cười nghĩ bụng: “Con gái anh mua cho, cái gì anh chả khen”. Vài ngày sau khi xem trên Instagram của con, thấy nó khoe tiền bố cho trộm mẹ. Bao giờ cũng thế, cứ con gái về, kiểu gì trước khi nó đi, anh cũng dậy sớm giấu vợ đặt tiền ở gối của con rồi mới đi làm.

Tối về tôi khảo: “Nay anh lại cho tiền con gái à? “Cho con chị để bù vào cái áo rét”. “Này, lương nó 10 triệu bằng lương em đấy! Nó một thân một mình, em thì còn đang nuôi thân, nuôi chồng, nuôi con đây này”. Anh vẫn thủng thẳng: “10 triệu nó chỉ mua mấy bộ quần áo, tiêu vặt là hết. Ờ Hà Nội nhằm nhò gì...”. “Em Cò hết tiền ăn rồi đấy, sao bố không cho nó?”. Tôi vặn. “Nó còn đầy thức ăn. Sinh viên phải khổ chứ sướng như ở nhà làm sao được”. Nói chung thiên vị, yêu chiều con gái, chồng tôi thứ Hai, không ai Chủ nhật...

Ngày 1 tháng 5 năm 2023

Bạn trai chị Na về chơi, cả nhà đi ăn thịt dê cơm cháy. Trong bữa, anh ăn thì ít, gắp cho ba đứa trẻ (hai đứa con tôi và bạn trai của con) thì nhiều. Tối ấy bên ấm trà mạn, anh gật gù: “Thằng bé ngoan, khỏe mạnh, điềm đạm...”. Anh bỏ lửng câu nói nhưng tôi biết anh đang hài lòng về bạn trai của con. Dưới ánh đèn, mắt anh lấp lánh. Lâu rồi tôi mới lại thấy chồng vui đến vậy....

Ngày…tháng…năm 2023

Đêm mưa, lạnh! Lập Hạ rồi mà năm nay tháng 5 trời còn se lạnh. Mở cửa ban công, tôi nghe tiếng anh đang nói 1 mình: “Ở nhà mưa rét thế này, con chị đi làm lại vất vả....”. Tôi im lặng không nói gì, biết rằng ngay lúc này thoáng trong tim anh lại dạt dào nỗi nhớ và tình thương mến thương anh dành cho con - Đứa con gái kể cả tuổi mụ vài hôm nữa đã đếm số 26...

Bài dự thi cuộc thi viết "Cha và con gái"  

Tác giả: Đinh Thị Lệ Hằng

Địa chỉ: TP Ninh Bình

Ban Tổ Chức  
Cùng nhau vượt khó

Cùng nhau vượt khó

(NSMT) - Cuộc sống không phải lúc nào cũng suôn sẻ, thuận lợi mà có những “khúc quanh” đột ngột như mất việc làm, ốm đau… Ðiều quan trọng, người trong cuộc đừng bi quan mà hãy suy nghĩ tích cực, tìm cách vượt qua nghịch cảnh. Sẽ đáng quý hơn nếu như trong lúc thắt ngặt, thất bại, có sự chung tay trợ giúp của gia đình.

Hạnh phúc hơn khi sinh đủ 2 con

Hạnh phúc hơn khi sinh đủ 2 con

Nhiều hộ dân tộc Khmer ở TP Cần Thơ thực hiện tốt thông điệp của ngành dân số thành phố “Mỗi cặp vợ chồng nên sinh đủ 2 con”. Dẫu có lúc khó khăn về kinh tế nhưng các cặp vợ chồng đều cùng nhau vượt qua để xây dựng gia đình tiêu biểu, hạnh phúc.

Nhà chật đến mấy vẫn phải tránh đặt bếp 4 hướng này để không lục đục, ốm đau

Nhà chật đến mấy vẫn phải tránh đặt bếp 4 hướng này để không lục đục, ốm đau

Bếp không chỉ đơn thuần là nơi nấu nướng mà còn mang theo nguồn năng lượng hỏa, ảnh hưởng đến tài vận của gia chủ. Có một số lỗi phong thủy khi đặt bếp nấu mà nhiều gia đình Việt thường mắc phải.

Giải trí ảo, hậu quả thật

Giải trí ảo, hậu quả thật

Hiện nay, sử dụng mạng xã hội là hình thức giải trí phổ biến, nhất là đối với chị em phụ nữ. Các chị lên mạng cập nhật kiến thức, mở rộng quan hệ, kết giao bạn bè, nhiều chị đầu tư viết nội dung, xây dựng hình ảnh trên trang cá nhân thật lung linh để có like… Và rồi không ít trường hợp bị các thiết bị công nghệ cùng thế giới ảo chi phối quá mức, xao nhãng trách nhiệm đối với người thân, gây bao hệ lụy…

Khi mẹ là cô giáo

Khi mẹ là cô giáo

Chiến tranh kết thúc, mẹ tôi rời quân ngũ về làng rồi trở thành cô giáo. Làm con của cô giáo khiến tuổi thơ của tôi nhà cũng là trường mà trường cũng là nhà. Áp lực phải học giỏi, phải ngoan vì là con của cô giáo khiến tôi nhiều phen không còn là một đứa trẻ.

Hơn nửa thế kỷ đắp xây hạnh phúc

Hơn nửa thế kỷ đắp xây hạnh phúc

Cưới nhau từ năm 1973, ông Võ Văn Hai và bà Nguyễn Thị Điệp (ngụ khu vực Bình Thường A, phường Long Tuyền, quận Bình Thủy) là tấm gương về xây dựng gia đình văn hóa, con cháu thành tài. Hơn nửa thế kỷ qua, họ đã nắm tay nhau vượt qua gian khó để cùng đi đến bến bờ hạnh phúc.

Tài sản lớn nhất cuộc đời là người vợ xấu, đất cằn và chiếc áo bông rách

Tài sản lớn nhất cuộc đời là người vợ xấu, đất cằn và chiếc áo bông rách

Tục ngữ có câu: “Ba tài sản lớn nhất của cuộc đời là người vợ xấu, đất cằn và chiếc áo bông rách”, nó chiếm bao nhiêu trong cuộc đời còn lại của bạn?