Nhờ món “hot trend” măng cụt trúng giá
Nông dân trồng măng cụt ở tỉnh Kiên Giang vào vụ sớm vì thu hoạch trái xanh bán để… làm gỏi. Giá măng cụt đầu mùa bán tại các vườn ở Kiên Giang hiện dao động từ 75.000-80.000 đồng/kg. Không chỉ bán được giá cao, nhà vườn thêm phấn khởi vì năm nay măng cụt trúng mùa, năng suất tăng gấp đôi so cùng kỳ năm 2022.
Từ cuối tháng 4-2023 tới nay, mỗi ngày chị Lê Thị Thu Nào, ngụ ấp Chín Ghì, xã Ngọc Hòa, huyện Giồng Riềng (Kiên Giang) bán ra từ 60-70kg măng cụt xanh đã tách vỏ. Chị Nào cho biết, giá măng cụt xanh hái tại vườn dao động từ 40.000-50.000 đồng/kg (loại 10-13 trái/kg). Việc bán măng cụt xanh đang cho thu nhập khá tốt nên chị và nhiều nhà vườn trồng loại trái cây đặc sản này đang thu hái trái xanh để bán. Chị Nào nói: “Việc tách vỏ măng cụt lúc còn xanh cũng khá công phu, bình quân 4kg măng cụt xanh mới thu được 1kg măng cụt thịt và phải cần 3 người lột vỏ trong 1 giờ mới được 1kg thành phẩm, giá bán lẻ 400.000 đồng/kg”.

Măng cụt xanh trộn gỏi gà đang là món ăn “hot trend” trên mạng xã hội.
Một số nhà vườn lý giải, việc nông dân hái măng cụt xanh để bán là vì thời gian gần đây nổi lên phong trào dùng măng cụt xanh để làm món gỏi gà. Không chỉ chế biến phục vụ tại nhà, một số nhà hàng, quán ăn ở một số huyện và TP Rạch Giá đều đưa món gỏi măng cụt vào thực đơn để phục vụ thực khách.
Anh Lê Văn Út, một nhà vườn sở hữu vườn măng cụt 250 gốc được trồng cách nay 40 năm, có cây lên đến 70 năm tuổi tại xã Ngọc Hòa cho hay, việc thu hái và bán măng cụt xanh rất có lợi cho nhà vườn vì ngoài được giá, nặng ký còn giảm được nhiều công chăm sóc. Anh Út cho biết: “Bán măng cụt xanh đỡ lo trái chín rộ vào mùa mưa sẽ dễ bị xì mủ làm chất lượng trái giảm. Ngoài ra, việc hái tỉa những trái già để bán trước giúp nhà vườn phân phối được lượng trái trên cây, giúp cây khỏe hơn để nuôi những trái đậu lượt sau đó. Năm nay thời tiết thuận lợi nên măng cụt đậu trái nhiều gấp đôi so với năm ngoái, lại bán được giá cao nên nhà vườn phấn khởi lắm”.
Do khí hậu và thổ nhưỡng phù hợp, hầu hết là vườn lâu năm trên 40 năm tuổi nên măng cụt được trồng ở Giồng Riềng có vỏ mỏng, bóng đều, thịt dày và ngọt thơm. Loại trái cây đặc sản này của Giồng Riềng từng đạt giải nhì (không có giải nhất) tại một cuộc thi đấu xảo trái cây ngon vùng ĐBSCL vì đạt cả 2 tiêu chí về ngon và an toàn vệ sinh thực phẩm. Đặc biệt, sự hài hòa giữa vị ngọt thanh và chua nhẹ của măng cụt trồng trên vùng đất phân phèn ven tuyến sông Cái Bé của Giồng Riềng được người tiêu dùng đánh giá rất cao.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kiên Giang, toàn tỉnh hiện có hơn 130ha măng cụt, tập trung chủ yếu tại Giồng Riềng, Gò Quao, Châu Thành, U Minh Thượng, An Biên. Giồng Riềng là huyện có diện tích cây măng cụt cao nhất với 45ha măng cụt, phần lớn diện tích từ 20-70 năm tuổi cho trái ổn định với tổng sản lượng hơn 900 tấn/năm.
Tại một vài chợ ở TP Rạch Giá và trên mạng xã hội Facebook, Zalo, măng cụt đang được rao bán với giá 90.000-120.000 đồng/kg đối với măng cụt chín và 400.000 đồng/kg đối với măng cụt sống đã tách vỏ. Hút hàng nhất là món măng cụt trộn gỏi với thịt gà được chế biến sẵn. Chị Nguyễn Thị Quyên, ngụ đường Nguyễn Trung Trực, phường An Hòa, TP Rạch Giá, chia sẻ: “Tranh thủ đang đầu mùa măng cụt còn sống nhiều nên ngày nào tôi cũng làm món gỏi măng cụt bán. Tùy theo khẩu phần, giá mỗi combo gỏi măng cụt dao động từ 150.000-280.000 đồng/combo, gồm thịt gà, măng cụt sống xắt lát trộn với hỗn hợp rau ghém có bắp cải, cà rốt, rong sụn biển, xoài sắt sợi, nước mắm chua ngọt đang được khách hàng ưa chuộng”.
Theo An Nam / Báo Cần Thơ
Cần Thơ: Ðẩy mạnh tuyên truyền, phòng ngừa các hình thức lừa đảo trên mạng xã hội
Hội đồng Phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật (PHPBGDPL) UBND TP Cần Thơ vừa có công văn về việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức pháp luật giúp người dân tránh các hình thức lừa đảo trên mạng phổ biến hiện nay.
Sóc Trăng thành lập Sở Dân tộc và Tôn giáo
Ngày 17/2, Hội đồng Nhân dân (HĐND) tỉnh Sóc Trăng tổ chức kỳ họp thứ 29 (chuyên đề), thông qua nhiều quyết nghị quan trọng. Trong đó, có việc sắp xếp lại bộ máy của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh.
Vận hành công trình ngăn mặn lớn nhất tỉnh Sóc Trăng
Sáng 17/2, ông Trần Văn Lâu, Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng cùng Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển thông thôn Nguyễn Hoàng Hiệp đã trực tiếp kiểm tra tình hình thực hiện dự án và tổ chức vận hành tạm thời công trình cống âu Rạch Mọp để phục vụ sản xuất.
Kiên Giang: Khởi công xây dựng công trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn huyện Châu Thành
Nhằm triển khai thực hiện chủ trương xóa nhà tạm, nhà dột nát, sáng ngày 17/2, huyện Châu Thành tổ chức Lễ Khởi công xây dựng công trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn xã Bình An. Dự buổi lễ có Đại tá Cao Minh Tâm, Phó Chính ủy Bộ CHQS tỉnh Kiên Giang, cùng dự còn có các đồng chí lãnh đạo huyện Châu Thành, xã Bình An và đông đảo bà con nhân trên địa bàn.
Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Kiên Giang trao quyết định về công tác cán bộ
Ngày 14/2, Đảng ủy Quân sự tỉnh Kiên Giang đã tổ chức hội nghị công bố, trao các quyết định về công tác cán bộ cho 13 đồng chí. Đại tá Nguyễn Văn Ngành, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Bí thư Đảng ủy – Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh dự và chủ trì hội nghị, cùng dự có Đại tá Huỳnh văn Khởi, Chính ủy Bộ CHQS tỉnh.
Kiên Giang hoàn thành giao nhận quân năm 2025
Sáng 13/2, đồng loạt các huyện, thành phố trong tỉnh Kiên Giang đã tổ chức lễ giao quân năm 2025. Với sự chuẩn bị chu đáo, tích cực trong không khí vui tươi phấn khởi, các địa phương trong toàn tỉnh Kiên Giang đã hoàn thành tốt chỉ tiêu giao, nhận quân năm 2025.
Những khoảnh khắc tiễn tân binh lên đường nhập ngũ tại Cà Mau
(NSMT) - Sáng 13/2, thanh niên tỉnh Cà Mau nô nức hòa mình vào không khí sôi nổi của ngày hội tòng quân trên khắp cả nước. Tại huyện Phú Tân đã tổ chức lễ tuyển quân, tiễn đưa các tân binh lên đường nhập ngũ trong bầu không khí phấn khởi và đầy tự hào.