Văn hóa

Những món canh độc đáo trong bữa cơm của người miền Tây

Thứ bảy, 01/07/2023, 15:07 PM

(NSMT) - Ẩm thực miền Tây là nét văn hóa vô cùng đặc sắc trên bàn tiệc chung ba miền Bắc, Trung, Nam. Một bữa cơm của người miền Tây được bày ra đủ kiểu cách nhưng cũng có khi lại đơn giản đến bất ngờ và đặc biệt gây ấn tượng đối với những ai ở xa tới.

Sở dĩ nói mâm cơm của người miền Tây Nam Bộ là một nét văn hóa độc đáo nhất cả 3 miền trên dải đất hình chữ S kỳ thực không ngoa. Bởi lẽ cũng là một bữa ăn nhưng có những món phải đủ sắc đủ vị, hay có khi cần phải chuẩn bị vài giờ đến vài ngày,... vậy cũng có món lại chẳng tốn kém chút thời gian nào mà vẫn ngon miệng và no căng bụng. Một bữa cơm miền Tây có thể đơn giản và tạo cho những người ở xa mới tới cái tò mò mà thốt lên rằng "cách ăn lạ nhỉ!" hay "món này có gì đặc biệt?". Vậy nói về sự đơn giản trong một bữa ăn hàng ngày, người miền Tây sẽ tối giản đến như thế nào?

Một trái dừa tươi và một con khô mặn cũng đủ bữa. (Ảnh: st)

Một trái dừa tươi và một con khô mặn cũng đủ bữa. (Ảnh: st)

Cơm trắng chan nước dừa tươi

Bến Tre nói riêng và miền Tây nói chung đều được gọi là xứ dừa, những món ăn quen thuộc từ ngọt đến mặn hầu hết đều có sự góp mặt của loại trái cây ngọt lành này, ví như đặc sản món bánh xèo muốn thơm béo phải nhiều nước cốt dừa, chuối nếp nướng nước cốt dừa hay cơm sen trái dừa ở miệt Đồng Tháp,... Cơm trắng chan nước dừa tươi, già trẻ lớn bé người miền Tây ai cũng biết và còn ghiền vị, món ăn chất chứa kỷ niệm tuổi thơ và những năm tháng gian khó trước đây. Bưng tô cơm nguội, ngả trái dừa tươi chặt chừng 3 nhát dao bén rồi chan trực tiếp nước dừa vào tô cơm, nạo thêm miếng cơm dừa non rồi bốc thêm con khô muối chiên của mẹ để trong bếp là hết ý. Vị mặn mòi của con khô con cá lại vừa đủ hài hòa với cái thanh trong, mát lành của nước dừa tươi, đơn giản nhưng cực kỳ bắt miệng. Theo lời kể của những người đã độ tứ tuần, vì cuộc sống ngày xưa quá khó khăn, dù cho tôm cá có trù phú nhưng không phải lúc nào cũng đủ đầy, nhà sẵn dừa nên chặt rồi chan cơm nguội cho dễ trôi cơm mà chẳng phải mất công nấu nướng nhiều, ăn riết quen rồi thành ghiền.

Mâm cơm miền Tây dân dã với nước dừa tươi cùng cá hủn hỉn kho quẹt. (Ảnh: Internet)

Mâm cơm miền Tây dân dã với nước dừa tươi cùng cá hủn hỉn kho quẹt. (Ảnh: Internet)

Cơm trắng chan nước đá lạnh

Ngoài một số loại trái cây chín như xoài, dưa hấu, chuối,... hay "canh" nước dừa tươi thì một món độc lạ không kém nữa trong bữa cơm ở miền Tây chính là cơm trắng chan nước đá lạnh. Có thể nói không phải tất cả người dân miền Tây đều ăn món này nhưng biết thì chắc chắn ai cũng sẽ biết vì quá quen thuộc. Sau một buổi làm đồng, làm vườn đổ mồ hôi việc bếp núc tỉ mỉ là điều rất "ngại" làm, do đó nhà có sẵn cơm nguội với vài con khô mặn chiên hoặc cá chiên giòn đậm muối cũng dễ dàng qua bữa. Thời tiết nóng nực, cơ thể cũng mệt mỏi vì mất nước nên mỗi người bới một tô cơm rồi chan nước đá lạnh vô vừa giải khát giải nhiệt lại dễ ăn.

Độc lạ cơm chan nước đá lạnh. (Ảnh: st)

Độc lạ cơm chan nước đá lạnh. (Ảnh: st)

Cơm chan nước cơm

Ở miền Tây, từ thời xa xưa nước cơm được gọi với cái tên "sữa của nhà nghèo" vì nước cơm là phần chứa rất nhiều chất dinh dưỡng được chắt ra trước khi cơm sôi và cạn. Nước cơm có vị ngọt nhẹ từ thành phần đường glucose có trong gạo cũng như vị béo sếnh của "chất kết dính" cho hạt gạo. Nước cơm không chỉ được dành cho trẻ nhỏ trong nhà mà còn được chắt ra làm canh cho cả nhà "bon miệng no bụng nữa". Đặc biệt nơi xứ dừa Bến Tre có món tủ tép bạc/tôm lóng rang nước cốt dừa hay còn gọi rang dừa, mâm cơm bày ra một tô "canh nước cơm" và dĩa tép rang dừa thì rồi nồi cơm bữa đó phải vét tới lủng. Một chén cơm đơn sơ nhưng lại lôi cuốn vị giác đến khó tả, chén cơm chan nước cơm ngọt ngào tuổi thơ gắp thêm vài con tép thơm béo thấm đẫm nước cốt dừa mặn mặn ngậy ngậy mà mê mẩn.

ATXD 2022 - 30112022 (3)
Nước cơm và tép rang dừa là một bộ đôi 'kiểu mẫu' của bữa cơm miền Tây. (Ảnh: Internet)

Nước cơm và tép rang dừa là một bộ đôi "kiểu mẫu" của bữa cơm miền Tây. (Ảnh: Internet)

Một bữa ăn miền Tây nói tối giản cũng không hẳn vì vào những dịp đặc biệt, các nhóm chị em phụ nữ sẽ hội tụ để chế biến đủ thứ món ngon hấp dẫn. Nhưng nói cầu kỳ cũng chưa chắc đúng bởi bà con có thể chan nước dừa tươi, nước đá lạnh vào chén cơm nguội vừa ăn vừa tấm tắc. Đây chắc chắn là những món ăn độc lạ của người miền Tây phải khiến du khách thập phương há hốc ngạc nhiên, cũng chính từ những sự giản đơn đến lạ lùng này đã tạo nên nét đặc sắc cho nền văn hóa ẩm thực miền Tây. Cho đến giờ những món ăn dân dã với con khô con mắm đã trở thành kỷ niệm đẹp của tuổi thơ bao nhiêu thế hệ và ai nấy cũng muốn tìm lại rồi ước được "trở về". Trên mảnh đất Tây Nam Bộ với lối sống vô cùng chân phương, mộc mạc nên việc ăn uống thực sự rất đơn giản và thậm chí trở thành dấu hiệu nhận biết người miền Tây với bản tính chất phác và dễ sống. 

Mộc An  
Ở nhà thuê có cần cúng ông Công ông Táo không?

Ở nhà thuê có cần cúng ông Công ông Táo không?

Cúng ông Công ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp là truyền thống lâu đời của người Việt. Nhiều người thuê nhà đang phân vân liệu có phải thực hiện nghi lễ này hay không?

Dọn nhà cuối năm bỏ 7 loại cây để đón vận may

Dọn nhà cuối năm bỏ 7 loại cây để đón vận may

Việc dọn dẹp cuối năm cần phải vứt bỏ một số cây cảnh không tốt cho phong thủy gia đình, xua đuổi xui xẻo ra khỏi nhà.

Cổ nhân dạy tháng 12 âm lịch không làm 5 điều

Cổ nhân dạy tháng 12 âm lịch không làm 5 điều

Những điều cấm kỵ trong tháng 12 âm tuy có phần mê tín nhưng cũng thể hiện sự mong đợi, cầu phúc trong năm mới cũng như sự tôn trọng, kế thừa văn hóa truyền thống của người dân.

Phối cảnh Đường hoa nghệ thuật Cần Thơ Tết Ất Tỵ năm 2025

Phối cảnh Đường hoa nghệ thuật Cần Thơ Tết Ất Tỵ năm 2025

(NSMT) - Đường hoa nghệ thuật Cần Thơ Tết Ất Tỵ năm 2025 với chủ đề “Hội tụ và phát triển”. Dự kiến khai mạc đưa vào phục vụ ngày 27/01/2025 và hoạt động đến hết ngày 03/02/2025 (từ ngày 28 tháng Chạp đến hết ngày mùng 6 Tết) tại tuyến đường Võ Văn Tần – Nguyễn Thái Học, quy mô khoảng 310m, kinh phí thực hiện khoảng 5,5 tỉ đồng được xã hội hóa, không dùng ngân sách.

Vì sao tháng Chạp không nên chuyển nhà?

Vì sao tháng Chạp không nên chuyển nhà?

Tháng Chạp là tháng cuối cùng trong năm Âm lịch, lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống mà còn được chứa đựng nhiều điều kiêng kỵ mang đậm dấu ấn tâm linh.

Xuân yêu thương 2025: Sự trở lại của hành trình trao gửi niềm vui dịp Tết cho trẻ em mồ côi

Xuân yêu thương 2025: Sự trở lại của hành trình trao gửi niềm vui dịp Tết cho trẻ em mồ côi

(NSMT) - Mùa xuân luôn là thời điểm sum vầy, chia sẻ những khoảnh khắc hạnh phúc bên gia đình, người thân. Tuy nhiên, không phải đứa trẻ nào cũng có được niềm vui ấy. Nhiều trẻ em mồ côi, cơ nhỡ và khuyết tật sống trong hoàn cảnh khó khăn, không có một mùa Tết đầy đủ như bao trẻ em khác. Để xoa dịu nỗi đau này, chương trình “Xuân yêu thương” tổ chức hàng năm tại TP Cần Thơ đã và đang trở thành một hành trình trao gửi yêu thương ý nghĩa, nối dài truyền thống tốt đẹp của dân tộc "Lá lành đùm lá rách".

Tản mạn với làng nghề gạch - gốm trăm năm

Tản mạn với làng nghề gạch - gốm trăm năm

Năm 2024, tỉnh Vĩnh Long có một sự kiện quan trọng, tiêu biểu: Festival Gạch Gốm Đỏ - Kinh Tế Xanh lần thứ nhất nhằm tôn vinh nghề gạch - gốm trăm năm tồn tại ở xứ này; qua đó quảng bá thương hiệu, đồng thời bảo tồn, phát huy di sản, kêu gọi đầu tư, phát triển du lịch, thu hút khách trong và ngoài nước đến với làng nghề độc đáo, hiếm có ở miền Tây Nam Bộ.