Những mùa xuân yêu thương
Mấy hôm nay, Bi rủ em gái soạn giấy báo cũ để nộp nhà trường làm kế hoạch nhỏ. Sau giờ đi học về, hai anh em cẩn thận phân ra sách, truyện tranh tặng mấy em trong xóm đọc; báo, giấy, tập đã sử dụng thì mang đi nộp; riêng dụng cụ học tập, ba lô và mấy đôi giày, quần áo… còn mới nhưng đã chật, Bi để dành tặng con trai cô bán vé số...
Thấy các con có lòng thương người, chị Mai - mẹ Bi vui lắm, hướng dẫn con đóng gói các thứ gọn gàng. Những ngày cuối tuần, cô bán vé số hay dẫn con đi bán ngang nhà Bi. Con của cô học lớp 3, bằng tuổi em Bi. Cô nói đi bán bỏ con ở nhà một mình không an tâm nên dẫn theo luôn. Mấy lần cô ghé, ngoài mua ủng hộ, mẹ Bi còn mời nước uống, tặng bánh kẹo. Cô than năm nay bán buôn ế ẩm chắc không sắm đồ mới, không về quê, rồi dặn Bi khi nào có quần áo cũ thì cho cô xin để con trai mặc.
Chị Mai thường dạy con “của cho không bằng cách cho”, phải tôn trọng trong cư xử, đừng để người ta đã khổ còn thêm mặc cảm, tổn thương. Nhiều năm qua, mỗi dịp lễ Tết, gia đình chị Mai và nhóm bạn thường mua quà, mang tặng những người có hoàn cảnh khó khăn. Hồi đầu tháng này, nhóm chị Mai có chuyến đi về miền núi phía Bắc, ủng hộ quần áo, thực phẩm nhằm mang chút hương xuân đến bà con vùng cao. Những lần cha mẹ làm từ thiện, anh em Bi đều tham gia đóng góp. Chị Mai giảng giải cho con ý nghĩa của sự sẻ chia, rèn cho con ý thức tiết kiệm. Ở nhà hay đến trường, Bi và em gái đều rất ngoan, tốt bụng, được nhiều người yêu mến.

Ảnh minh họa
Ngày xưa, cha mẹ chị Mai rất trọng lễ nghĩa, sống tình cảm với bà con chòm xóm, sẵn sàng trợ giúp nhau khi cần. Tết đến, cha mẹ chị Mai duy trì những phong tục truyền thống, cùng người thân, con cháu tảo mộ ông bà, gói bánh, làm mứt, dựng cây nêu... Trong xóm, có một số gia đình hoàn cảnh đơn chiếc, cha chị thường chuẩn bị túi quà mang biếu lấy thảo, góp phần để bà con có cái Tết ấm cúng. Khi kinh tế khấm khá, cha mẹ lại có điều kiện giúp được nhiều người hơn. Chị em chị Mai được nuôi dưỡng, trưởng thành qua những bài học chứa chan ân tình.
Nối tiếp nếp nhà, chị Mai rèn dạy con cái biết yêu thương, quan tâm người khác. Những việc làm tốt của các con được chị Mai hướng dẫn, ươm mầm, như cây xanh tốt bắt đầu trổ hoa thơm trái ngọt. Mấy lần nghe Bi nói ráng học để sau này sẽ làm bác sĩ chữa bệnh miễn phí cho mọi người, cả nhà rất vui, còn em gái ủng hộ nhiệt tình, hứa sẽ theo phụ anh. Chị Mai thầm nghĩ: Chuyện tương lai còn xa, điều trước mắt là Tết này sẽ chuẩn bị một phần quà và bao lì xì, cùng các con đến thăm phòng trọ của cô bán vé số. Chắc mẹ con cô ấy sẽ bất ngờ và vui lắm…l
Quà 8/3 tặng mẹ cảm động giúp ngày lễ trở nên ý nghĩa
Việc chọn quà 8/3 tặng mẹ cảm động không chỉ thể hiện lòng biết ơn mà còn làm ấm lòng và mang lại niềm vui cho đấng sinh thành.
Các gia đình "vượt khó" khi kinh tế eo hẹp
Công việc gặp khó khăn, giảm thu nhập, một số mặt hàng thiết yếu tăng giá… ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt của các gia đình hiện nay. Với sự chu đáo, đảm đang, nhiều chị em khéo léo tính toán, vận động người thân cùng thực hành tiết kiệm, nỗ lực duy trì chất lượng cuộc sống.
Vì sao mâu thuẫn mẹ chồng nàng dâu tồn tại bất chấp thời đại?
Tiến sĩ Madeleine A. Fugère - GS Tâm lý học xã hội tại Đại học Bang Eastern Connecticut (Mỹ) đã chia sẻ những lý do bất ngờ đằng sau mâu thuẫn trong mối quan hệ mẹ chồng – nàng dâu.
Giảm 37% nguy cơ tử vong nhờ... trông cháu
Dành thời gian cho trẻ nhỏ có thể giúp ông bà minh mẫn, vui vẻ và thậm chí khỏe mạnh hơn về lâu dài.
Đàn ông cũng cần được khóc
Nhiều nam giới trao đổi rằng họ không được ai dạy về cách thế hiện tình cảm yêu thương thế nào và giải tỏa cảm xúc nóng giận một cách hiệu quả ra sao.
Bắt nhịp sau Tết
Sau những ngày Tết vui chơi, nghỉ ngơi thoải mái, người lớn trở lại với công việc, trẻ em đến trường. Nhanh chóng lấy lại sức khỏe, cũng như rèn luyện con cái vào nền nếp, thích nghi với môi trường đi học là điều phụ huynh quan tâm. Để đầu năm được thuận lợi, suôn sẻ, các gia đình có sự chuẩn bị chu đáo, giữ tâm trạng vui vẻ, lan tỏa năng lượng tích cực, cùng nhau nỗ lực học tập, làm việc tốt hơn.
Cúng ông Công ông Táo sau 12 giờ ngày 23 tháng Chạp được không?
Nhiều người cho rằng việc cúng ông Công ông Táo phải thực hiện trước 12 giờ ngày 23 tháng Chạp. Tuy nhiên chuyên gia lại phân tích điều ngược lại.