Nhịp sống

Ông Trần Văn Nhì – “Nghệ nhân” gác kèo ong xứ rừng tràm U Minh Hạ Cà Mau

Thứ hai, 25/04/2022, 16:05 PM

Về đến xứ rừng tràm U Minh Hạ để tìm hiểu về nghề gác kèo ong, người dân thân thiện nơi đây ngay lập tức giới thiệu đến ông Trần Văn Nhì hay còn gọi là Út Nhì, 63 tuổi, ở ấp 1, xã Nguyễn Phích, huyện U Minh. Đây được xem là người có thâm niên nhất trong nghề gác kèo ong tại vùng đất này. Từ những kinh nghiệm tích lũy được, ông Út Nhì đã từng bước đi đến thành công trong nghề gác kèo ong, đạt hiệu quả kinh tế cao và được nhiều người biết đến.

Ông Út Nhì có gần 50 năm gắn bó với nghề gác kèo ong.

Ông Út Nhì có gần 50 năm gắn bó với nghề gác kèo ong.

Sinh sống tại vùng đất U Minh Hạ bát ngát rừng tràm, ông Út Nhì có niềm đam mê đặc biệt với nghề gác kèo ong ngay từ khi còn nhỏ và tính đến hiện tại, ông đã gắn bó với nghề được gần 50 năm. Theo lời kể của ông thì khi mới hơn 10 tuổi, ông đã bắt đầu đi rừng để gác kèo ong nhờ vào sự hướng dẫn của người thân trong gia đình. Do còn nhỏ tuổi, chưa có nhiều kinh nghiệm nên việc bị ong đốt là chuyện thường xuyên xảy ra. Tuy nhiên, không vì thế mà ông cảm thấy sợ, nãn chí và từ bỏ nghề. Niềm đam mê gác kèo ong vẫn luôn bùng cháy trong con người ông cùng với ý muốn khát khao chinh phục. Sau thời gian khoảng 10 năm kiên trì, tay nghề gác kèo ong của ông Út Nhì đã trở nên chuyên nghiệp. Từng kỹ năng, bí quyết, kinh nghiệm trong nghề gác kèo ong đều được ông nắm bắt và vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo không phải ai cũng thực hiện được. Nhờ vậy mà sản phẩm mật ong thu hoạch của ông được nhiều và chất lượng.

Để chuẩn bị cho chuyến gác kèo ong, ông Út Nhì đặc biệt chăm chút, kỹ lưỡng trong khâu chọn cây làm kèo. Có nhiều loại cây thường được chọn làm kèo để gác ong như: Bình bát, mãng cầu gai, cây gòn, bạch đàn,… Tuy nhiên, sự lựa chọn của ông Út Nhì là cây tràm, bởi nó có chất lượng, thời gian sử dụng được lâu (khoảng 02 năm). Bên cạnh việc chọn cây làm kèo thì ông Út Nhì cũng quan tâm đến chọn địa điểm gác kèo. Đó là nơi có trảng sậy, nhưng phải đáp ứng điều kiện có nắng sáng và nắng chiều soi rọi được vào một phần của kèo ong. Như vậy, khi ong xuống làm tổ sẽ có được lượng mật chất lượng.

Ông Út Nhì thu hoạch được hơn 500 lít mật ong/năm, đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho kinh tế gia đình.

Ông Út Nhì thu hoạch được hơn 500 lít mật ong/năm, đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho kinh tế gia đình.

Ông Út Nhì cho biết: “Nghề gác kèo ong được xem là nghề truyền thống của gia đình tôi và đã lưu truyền qua nhiều đời. Sinh ra trong thời chiến tranh loạn lạc, gia đình còn nhiều khó khăn, tôi nhớ khi đó xứ rừng U Minh còn khá hoang sơ, vắng vẻ, người thân tôi vẫn chưa biết đến giá trị của nghề gác kèo ong hay nói dân dã là ăn ong. Sau khi cảm nhận được hương vị thơm ngon của mật ong và các sản phẩm của tổ ong, gia đình mới quyết tâm tìm hiểu phương pháp để gác kèo ong và gắn bó với nghề đến bây giờ. Mặc dù nghề ăn ong có phần mạo hiểm, đối mặt với nguy cơ bị ong đánh, nhưng khi đã đam mê thì không từ bỏ được. Nếu muốn thành công với nghề gác kèo ong thì bên cạnh đam mê cần phải kiên trì, có thời gian dài nghiên cứu, tìm hiểu để nắm bắt hết những kỹ thuật, tích lũy kinh nghiệm ăn ong. Bản thân tôi, khi ăn ong thì không bao giờ cắt hết tàng ong trên kèo ong mà lúc nào cũng chừa lại một góc tàng ong để con ong không bỏ tổ. Đó được xem là nguyên tắc của những người ăn ong. Gắn bó với nghề gác kèo ong, mỗi năm tôi thu hoạch được hơn 500 lít mật, đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho kinh tế gia đình”.

Ông Út Nhì truyền kinh nghiệm chọn cây làm kèo gác ong cho con trai.

Ông Út Nhì truyền kinh nghiệm chọn cây làm kèo gác ong cho con trai.

Với ông Út Nhì, nghề gác kèo ong là nghề gia truyền, do vậy, ngọn lửa đam mê với nghề đã được ông tiếp tục truyền lại cho con trai của mình. Được biết, con trai ông hiện đã có kinh nghiệm hơn 20 năm và nắm bắt rõ tất cả các khâu khi đi gác kèo ong. Những cây kèo ong được gác khi đến thời điểm thu hoạch được trên 10 lít mật, tạo nên sự hăng say với nghề, tiếp thêm động lực để ông Út Nhì và thành viên trong gia đình có thêm động lực gìn giữ và phát triển nghề truyền thống. Nhờ sản phẩm đạt chất lượng nên không chỉ góp phần mang lại giá trị kinh tế cho gia đình mà còn tạo nên danh tiếng cho mật ong rừng tràm U Minh Hạ hiện nay.

Trưởng Phòng Văn hóa, Thông tin huyện U Minh Lê Hữu Lợi, cho biết: “Mật ong rừng tràm U Minh Hạ vốn nổi tiếng khắp nơi bởi chất lượng hảo hạng, ít nơi nào sánh được và khi nhắc đến nghề gác kèo ong lấy mật tại đây phải kể đến ông Út Nhì. Với niềm đam mê và kinh nghiệm tích lũy gần 50 năm trong nghề, ông Út Nhì đã đạt được nhiều thành công và đem lại giá trị kinh tế cao cho gia đình. Bên cạnh đó, ông cũng cố gắng gìn giữ và phát huy nghề truyền thống, truyền kinh nghiệm lại cho con trai của mình. Với những đóng góp trong hơn nửa đời người với nghề gác kèo ong, ông Út Nhì được xem là một nghệ nhân và đã vinh dự đón nhận Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh nhờ vào thành tích đóng góp trong việc duy trì, phục hồi và phát triển nghề gác kèo ong, một giá trị di sản văn hóa phi vật thể quốc gia”.

Theo Hồng Nhung / CTTĐT Cà Mau  
Công an TP Cần Thơ: Nhiều hoạt động ý nghĩa hướng về cộng đồng

Công an TP Cần Thơ: Nhiều hoạt động ý nghĩa hướng về cộng đồng

(CT) - Ban Thanh niên Công an TP Cần Thơ vừa phối hợp Quận đoàn Cái Răng, Ðoàn cơ sở Bệnh viện Ða khoa TP Cần Thơ và Viettel Cái Răng ra mắt Công trình thanh niên “Tuyến đường không sử dụng tiền mặt” trên tuyến đường Trần Chiên, quận Cái Răng, giúp các tiểu thương ở đây thanh toán nhanh chóng trong trao đổi mua bán, có thêm điều kiện tham gia chuyển đổi số. Bên cạnh đó, Ðoàn tổ chức thăm, khám sức khỏe và tặng quà các Mẹ Việt Nam Anh hùng trên địa bàn quận Cái Răng.

Du lịch Cà Mau thu gần 167 tỷ đồng dịp lễ 30/4 - 1/5

Du lịch Cà Mau thu gần 167 tỷ đồng dịp lễ 30/4 - 1/5

(NSMT) - Ngày 1/5, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch báo cáo tình hình hoạt động trong chuỗi sự kiện “Cà Mau – Điểm đến 2024” nhân dịp nghỉ lễ 30/4 và 01/5, tổng thu gần 167 tỷ đồng từ du khách đến tham quan các khu, điểm du lịch trong toàn tỉnh.

Khẩn trương khắc phục tình hình sụt lún đất ở Bạc Liêu

Khẩn trương khắc phục tình hình sụt lún đất ở Bạc Liêu

(NSMT) - Ngày 1/5, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu - Phạm Văn Thiều chỉ đạo về việc tăng cường công tác sản xuất trồng trọt và thực hiện các giải pháp khắc phục tình hình sụt lún đất trên địa bàn tỉnh.

Bình minh và hoàng hôn Cần Thơ đẹp nao lòng

Bình minh và hoàng hôn Cần Thơ đẹp nao lòng

(NSMT) - Nhiều ngày qua TP. Cần Thơ đã trải qua những ngày nắng nóng đỉnh điểm. Nhưng cũng bởi vậy vào thời điểm sáng sớm và cuối giờ chiều, cảnh bình minh và hoàng hôn lại trở nên đẹp hơn bao giờ hết. Hãy cùng chuyên trang Nhịp sống miền Tây ngắm nhìn những khoảnh khắc đẹp tuyệt vời ấy.

Phòng Tham mưu Công an thành phố Cần Thơ: Giữ vững danh hiệu Lá cờ đầu

Phòng Tham mưu Công an thành phố Cần Thơ: Giữ vững danh hiệu Lá cờ đầu

(NSMT) - Với chức năng tham mưu Ðảng ủy - lãnh đạo Công an TP Cần Thơ lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành và tổ chức thực hiện nhiệm vụ đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, xây dựng lực lượng, giai đoạn 2013-2023, Phòng Tham mưu Công an thành phố (CATP) nỗ lực hoàn thành xuất sắc các mặt công tác liên quan. Trong 10 năm qua, Phòng được tặng nhiều Cờ Thi đua của Chính phủ, Bộ Công an, Tổng cục Chính trị Công an Nhân dân và nhiều Bằng khen của Bộ Công an, Thành ủy Cần Thơ, UBND TP Cần Thơ...

Hơn 170 cán bộ, chiến sĩ chữa cháy rừng tại huyện Giang Thành

Hơn 170 cán bộ, chiến sĩ chữa cháy rừng tại huyện Giang Thành

Ngày 29.4, Ban CHQS tỉnh Kiên Giang cho hay, trên địa bàn vừa xảy ra một vụ cháy rừng.

Giọt nước nghĩa tình mùa khô hạn

Giọt nước nghĩa tình mùa khô hạn

(NSMT) - Nghe tin người dân vùng ven biển thị xã Vĩnh Châu (tỉnh Sóc Trăng) đang khó khăn về nước sạch sinh hoạt, một số anh em tài xế ở huyện An Phú (tỉnh An Giang) đã kết nối với Ban Thanh niên Công an tỉnh Sóc Trăng mang nước sạch từ An Phú xuống hỗ trợ cho bà con.