Nếp nhà

Phụ nữ Tiền Giang: Đa dạng các mô hình phát triển kinh tế

Thứ năm, 09/12/2021, 10:05 AM

Nhiệm kỳ qua, các cấp Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Tiền Giang đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ vay vốn ưu đãi kết hợp dạy nghề, ứng dụng khoa học kỹ thuật (KHKT) vào sản xuất, xây dựng các mô hình kinh tế, vận động thực hành tiết kiệm... Qua đó, giúp cán bộ, hội viên từng bước giảm nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu trong phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

Hỗ trợ, giúp nhau phát triển kinh tế

Phó Chủ tịch Hội LHPN tỉnh Tiền Giang Nguyễn Thị Kiều Tiên cho biết: Thực hiện sự chỉ đạo của Hội LHPN tỉnh, các cấp Hội thường xuyên rà soát, nắm bắt nhu cầu hỗ trợ về kinh tế của hội viên, đặc biệt là phụ nữ nghèo làm chủ hộ, để đưa ra các hình thức giúp đỡ phù hợp. Trong đó, đẩy mạnh phong trào “Phụ nữ giúp nhau giảm nghèo có địa chỉ”; chú trọng hỗ trợ các mô hình sinh kế, kết nối phụ nữ tiếp cận với các nguồn vốn vay ưu đãi, ứng dụng KHKT; vận động chị em tham gia các mô hình kinh tế tập thể… Qua đó, ngày càng có nhiều mô hình hay góp phần giúp phụ nữ tự tin, năng động trong phát triển kinh tế, khẳng định vị thế trên các lĩnh vực của đời sống xã hội.

images1688316_Nam_2021__H_i_LHPN_t_nh_ti_p_t_c_ph_i_h_p_t__ch_c_nhi_u_l_p_d_y_ngh___t_p_hu_n_cho_ch__em_ph__n__c__nhu_c_u_kh_i_nghi_p__h_nh__nh_l_p_d_y_ngh__n_u_an_nam_2021_t_i_huy_n_T_n_Phu_c_

Năm 2021, Hội LHPN tỉnh tiếp tục phối hợp tổ chức nhiều lớp dạy nghề cho chị em phụ nữ. (Ảnh: Lớp dạy nghề nấu ăn năm 2021 tại huyện Tân Phước)Cụ thể, hằng năm, các cấp Hội LHPN của tỉnh phối hợp mở trên 900 lớp tập huấn chuyển giao KHKT; tuyên truyền, vận động hội viên thực hiện sản xuất hàng hóa, sản xuất an toàn theo chuỗi giá trị; xây dựng các mô hình sản xuất mới có hiệu quả kinh tế cao và phổ biến nhân rộng.

Phối hợp với các ngân hàng cho vay vốn, dư nợ đến nay trên 1.300 tỷ đồng với gần 79 ngàn thành viên, trong đó vốn Ngân hàng Chính sách xã hội trên 1.451 tỷ đồng với hơn 35.698 hộ hội viên, phụ nữ vay. Quỹ Hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế tỉnh được các cấp Hội triển khai thực hiện tại 172/172 xã, phường, thị trấn của tỉnh, tổng dư nợ 361,69 tỷ đồng với 42.512 thành viên tham gia.

Bên cạnh đó, có 205.522 chị em tham gia gửi tiết kiệm (đạt 99% thành viên vay vốn) với tổng số tiền 358 tỷ đồng cho trên 47 ngàn phụ nữ nghèo vay phát triển kinh tế. Duy trì phong trào giúp nhau không lấy lãi bằng tiền, cây, con giống, vật tư sản xuất, hỗ trợ ngày công… trị giá hàng tỷ đồng mỗi năm. Hoạt động dạy nghề, tạo việc làm tiếp tục được các cấp Hội chú trọng thực hiện thông qua việc phối hợp các ngành có liên quan tổ chức dạy nghề cho trên 10 ngàn lao động nữ, có 82% số lao động sau khi học nghề có việc làm và thu nhập ổn định.

Đồng hành cùng phụ nữ khởi nghiệp

Đề án “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017 - 2025” (Đề án 939) đã tạo sự đột phá về thay đổi nhận thức, trao quyền chủ động, sáng tạo cho các cấp Hội LHPN. Theo đó, Hội LHPN tỉnh Tiền Giang đã hướng dẫn phụ nữ cách thức xây dựng ý tưởng kinh doanh, xây dựng mô hình điểm về hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp; tổ chức Ngày hội “Phụ nữ sáng tạo - khởi nghiệp”, Ngày hội Tư vấn, giới thiệu việc làm; khánh thành phòng trưng bày giới thiệu sản phẩm khởi nghiệp của phụ nữ; tổ chức tọa đàm, hội thảo, đối thoại… về chủ đề phụ nữ khởi nghiệp, đào tạo khởi nghiệp; thực hiện “Mô hình sinh kế” cho hội viên phụ nữ; duy trì các tổ liên kết, mô hình sản xuất ngành nghề, dịch vụ. Tham gia Hội chợ “Kết nối doanh nghiệp, nhà sản xuất và người tiêu dùng”, qua đó giới thiệu, quảng bá các mặt hàng nông sản, thực phẩm của phụ nữ Tiền Giang…

Thời gian qua, các cấp Hội LHPN của tỉnh đã hỗ trợ 1.154 hội viên phụ nữ khởi sự kinh doanh và khởi nghiệp với các ngành nghề: Bán hoa kiểng, buôn bán tạp hóa, bán thức ăn, mở rộng chăn nuôi… với số tiền gần 20 tỷ đồng. Các cấp Hội phối hợp vận động thành lập 10 hợp tác xã (HTX) có phụ nữ tham gia quản lý, với 405 thành viên, trong đó có 21 nữ tham gia ban lãnh đạo HTX; thu nhập bình quân của thành viên, người lao động làm việc trong HTX đạt từ 50 đến 60 triệu đồng/người/năm.

Hội LHPN tỉnh phối hợp với Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh thành lập Chi hội Nữ doanh nhân tỉnh Tiền Giang với 42 thành viên. Thông qua hoạt động, Ban Chấp hành chi hội tham gia vận động hộ kinh doanh đăng ký thành lập doanh nghiệp do nữ làm chủ.

Hoạt động của Chi hội Nữ doanh nhân tỉnh đã góp phần giải quyết việc làm, hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, giảm nghèo tại địa phương. Bên cạnh quyết tâm khởi nghiệp với nhiều mô hình sản xuất, kinh doanh, phụ nữ tỉnh nhà còn có nhiều sản phẩm đạt OCOP, góp phần bảo tồn các nghề truyền thống, tạo ra những sản phẩm nông nghiệp an toàn.

Theo Lê Phương

Link bài gốc tại Báo Long An

Giải trí ảo, hậu quả thật

Giải trí ảo, hậu quả thật

Hiện nay, sử dụng mạng xã hội là hình thức giải trí phổ biến, nhất là đối với chị em phụ nữ. Các chị lên mạng cập nhật kiến thức, mở rộng quan hệ, kết giao bạn bè, nhiều chị đầu tư viết nội dung, xây dựng hình ảnh trên trang cá nhân thật lung linh để có like… Và rồi không ít trường hợp bị các thiết bị công nghệ cùng thế giới ảo chi phối quá mức, xao nhãng trách nhiệm đối với người thân, gây bao hệ lụy…

Khi mẹ là cô giáo

Khi mẹ là cô giáo

Chiến tranh kết thúc, mẹ tôi rời quân ngũ về làng rồi trở thành cô giáo. Làm con của cô giáo khiến tuổi thơ của tôi nhà cũng là trường mà trường cũng là nhà. Áp lực phải học giỏi, phải ngoan vì là con của cô giáo khiến tôi nhiều phen không còn là một đứa trẻ.

Hơn nửa thế kỷ đắp xây hạnh phúc

Hơn nửa thế kỷ đắp xây hạnh phúc

Cưới nhau từ năm 1973, ông Võ Văn Hai và bà Nguyễn Thị Điệp (ngụ khu vực Bình Thường A, phường Long Tuyền, quận Bình Thủy) là tấm gương về xây dựng gia đình văn hóa, con cháu thành tài. Hơn nửa thế kỷ qua, họ đã nắm tay nhau vượt qua gian khó để cùng đi đến bến bờ hạnh phúc.

Tài sản lớn nhất cuộc đời là người vợ xấu, đất cằn và chiếc áo bông rách

Tài sản lớn nhất cuộc đời là người vợ xấu, đất cằn và chiếc áo bông rách

Tục ngữ có câu: “Ba tài sản lớn nhất của cuộc đời là người vợ xấu, đất cằn và chiếc áo bông rách”, nó chiếm bao nhiêu trong cuộc đời còn lại của bạn?

Vì sao ngày càng nhiều gia đình từ bỏ sàn gỗ?

Vì sao ngày càng nhiều gia đình từ bỏ sàn gỗ?

Xu hướng trang trí lát sàn gỗ từng rất phổ biến nhưng hiện nay nhiều gia đình không còn lựa chọn. Sàn gỗ có chăng chỉ được lắp trong phòng ngủ, các phòng khác đều được lát gạch men.

Về nhà - về với yêu thương

Về nhà - về với yêu thương

Ðối với nhiều người, ngôi nhà không chỉ để ở mà còn mang giá trị tinh thần đặc biệt. Ðó còn là gia đình với sự bao dung, chở che, nâng đỡ và trách nhiệm dành cho nhau. Cuộc sống đôi khi phải đối mặt với khó khăn, thử thách... những lúc ấy, điểm tựa lớn nhất không đâu khác mà chính là mái nhà và những người thân yêu của mình.

Có nên thiết kế phòng tắm trong phòng ngủ?

Có nên thiết kế phòng tắm trong phòng ngủ?

Với sự thay đổi trong lối sống và sự đa dạng hóa nhu cầu sinh hoạt, phòng ngủ chính có phòng tắm có còn đáp ứng được nhu cầu của các gia đình hiện đại hay không và nên giữ lại hay loại bỏ đã trở thành đề tài bàn luận sôi nổi.