Sóc Trăng: Vui Tết cổ truyền không quên phòng, chống dịch bệnh
Thực hiện Chỉ thị của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Sóc Trăng về việc đón lễ, Tết cổ truyền của đồng bào Khmer năm 2021 và Kế hoạch của UBND tỉnh Sóc Trăng về việc tổ chức họp mặt nhân dịp Lễ Sene Đôlta năm 2021 của đồng bào Khmer, bà con đón Tết trên tinh thần thực hiện nghiêm các quy định về phòng, chống dịch Covid – 19, phù hợp với thực tế tại địa phương, đảm bảo vui tươi, an toàn và tiết kiệm.
Trên địa bàn huyện Long Phú hiện có 5 chùa Phật giáo Nam tông Khmer, với gần 11.500 tín đồ; 41 chức sắc và 48 chức việc. Các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn huyện Long Phú nói chung, Sư sãi, phật tử Nam tông Khmer nói riêng đã nghiêm túc dừng triệt để các hoạt động lễ hội, nghi lễ, sinh hoạt tôn giáo tập trung, khuyến khích thực hiện sinh hoạt tôn giáo theo hình thức trực tuyến; vận động chức sắc, chức việc, các tín đồ tôn giáo, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động chấp hành và vận động gia đình, dòng họ, xóm giềng thực hiện tốt biện pháp phòng, chống dịch Covid – 19 theo quy định và khuyến cáo của cơ quan chức năng.
Bà con phật tử đến chùa đều chấp hành nghiêm các quy định về phòng, chống dịch.
Ông Thạch Hoàng Tha, Trưởng Phòng Dân tộc huyện Long Phú, cho biết: Dịp Lễ Sene Đôlta năm nay, Phòng Dân tộc tham mưu cho Huyện ủy, UBND huyện tổ chức các hoạt động gặp gỡ, thăm hỏi, chúc mừng, tặng quà cho các chùa và một số hộ gia đình đồng bào dân tộc Khmer tiêu biểu, thể hiện sự quan tâm, chăm lo của Đảng và Nhà nước đối với bà con Khmer.
Đồng thời, tuyên truyền, vận động các tổ chức, cá nhân các vị sư sãi, Achar, người có uy tín và đồng bào dân tộc Khmer tiếp tục thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng, chống dịch Covid – 19 theo hướng dẫn của cơ quan chức năng, góp phần cùng Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân trong huyện sớm ngăn chặn được dịch bệnh, giữ vững vùng xanh, đưa cuộc sống bà con trở lại trạng thái bình thường mới.
Thượng tọa Thạch Thươl – Chi Hội Trưởng Hội Đoàn kết Sư sãi yêu nước huyện Long Phú chia sẻ: Lễ Sene Đôlta còn được gọi là lễ Phchum banh (Ph-chum banh) là lễ tụ hội phước đức, vì người Khmer xem lễ này là lễ lớn nhất trong các lễ tạo phước đức, bởi người Khmer làm bất cứ một lễ nào, hầu như tất cả để tạo nên phước đức.
Buổi cơm trưa của các vị sư chùa Bưng Crô chắp Thmây.
Nhưng năm nay, vì thực hiện nghiêm tinh thần phòng, chống dịch Covid – 19, nên tất cả các hoạt động này của các chùa trên địa bàn huyện Long Phú đều tạm dừng, nhằm đảm bảo công tác phòng, chống dịch.
Trong bối cảnh dịch Covid – 19 còn diễn biến phức tạp, khó lường, tất cả các vị Sư sãi, các vị Achar, người có uy tín và đồng bào phật tử rất đồng tình và ủng hộ các biện pháp phòng, chống dịch.
Bà Sơn Thị Lệ, phật tử chùa Bưng Crô Chắp Thmây, xã Tân Hưng (huyện Long Phú), cho biết: “Mỗi năm cứ đến rằm tháng 8, gia đình tôi đều chuẩn bị chu đáo các đồ vật để đến chùa đặt cơm vắt và được nghe các vị Achar nói chuyện, các vị sư tụng kinh cầu siêu, cầu bình an, tỏ lòng báo hiếu với tổ tiên, ông bà, cha mẹ. Tuy nhiên, năm nay để đảm bảo phòng, chống dịch, tôi không đi chùa như mọi năm, chỉ điện hỏi các vị sư và Achar”.
Thờ cúng tổ tiên, báo hiếu ông bà, cha mẹ, cúng cầu siêu cho các vong linh được yên an trong dịp rằm tháng 8, nhất là dịp lễ Sene Đôlta là truyền thống tốt đẹp của đồng bào Khmer. Tuy nhiên trước tình hình dịch Covid – 19 còn diễn biến phức tạp, các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng đã và đang thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch thì mỗi người dân, nhất là bà con đồng bào dân tộc thiểu số cũng cần nêu cao tinh thần tự giác, trách nhiệm cá nhân với cộng đồng, tạm gác việc riêng để đảm bảo an toàn cho bản thân, cộng đồng, góp phần sớm đẩy lùi hoàn toàn dịch bệnh.
“Sene Đôlta” dịch ra tiếng phổ thông nghĩa là (Cúng ông, bà) do đó, Lễ hội Sene Đôlta bắt nguồn từ tín ngưỡng dân gian. Từ xa xưa, đồng bào Khmer cho rằng, ngoài thế giới hiện hữu còn có thế giới hồn linh, con người chỉ chết đi về thể xác, nhưng linh hồn thì vẫn tồn tại ở cõi vĩnh hằng.
Xuất phát từ đó, hình thức sene (cúng) là một lễ thức không thể thiếu trong đời sống tâm linh của người Khmer, với mục đích là để vừa bày tỏ lòng biết ơn, vừa cầu mong đạt được những điều tốt lành, phước đức của người đang sống đối với người đã khuất. Việc “Sene” chủ yếu nhằm vào hai đối tượng là hồn linh những người đã chết có quan hệ huyết thống với mình và những người có công tạo lập, bảo vệ cộng đồng dân tộc.
Huyện Thới Bình, Cà Mau: Xử lý cán bộ vi phạm giao thông với phương châm không có vùng cấm
(NSMT) - Ngày 22/11, Ban Chỉ đạo 138 huyện Thới Bình ra quân hưởng ứng cao điểm tấn công trấn áp tội phạm, bảo đảm an ninh trật tự - trật tự an toàn giao thông trước, trong và sau Tết dương lịch, Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Đại hội Chi bộ ấp Nhơn Lộc 2: Điểm sáng về công tác Đảng tại huyện Phong Điền, Cần Thơ
(NSMT) - Ngày 21/11, tại hội trường UBND thị trấn Phong Điền, huyện Phong Điền, TP. Cần Thơ đã diễn ra Đại hội Chi bộ Đảng nhiệm kỳ mới 2025 - 2027. Đây là đại hội điểm mẫu của huyện, thể hiện vai trò tiên phong trong công tác xây dựng Đảng ở cơ sở.
Giám đốc Sở Y tế Cần Thơ Hoàng Quốc Cường được công nhận đạt chuẩn chức danh Phó giáo sư
(NSMT) - Trường Đại học Y Dược vừa tổ chức vinh danh các cá nhân được Chủ tịch Hội đồng Giáo sư Nhà nước công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh Phó Giáo sư năm 2024.
Cà Mau chuẩn bị các hoạt động mừng Đảng, mừng Xuân Ất Tỵ năm 2025
(NSMT) - Ông Nguyễn Minh Luân, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau vừa ký ban hành Kế hoạch về việc tổ chức các hoạt động mừng Đảng, mừng Xuân Ất Tỵ năm 2025 trên địa bàn tỉnh.
Press cup 2024: Sự kiện thể thao được mong đợi hàng năm của báo giới cả nước
Sau 7 mùa giải với những thành công vang dội và nhiều dấu ấn khó quên, Giải bóng đá các Cơ quan Báo chí toàn quốc Press Cup đã trở thành sự kiện thể thao được mong đợi hàng năm của báo giới cả nước.
Cần Thơ: Trường THPT An Khánh tổ chức Hội thi văn nghệ chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam
(NSMT) - Đoàn TNCS Hồ Chí Minh - Trường THPT An Khánh, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ vừa tổ chức đêm chung kết Hội thi văn nghệ Chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
Những “người thầy” thầm lặng trong công tác tuyên truyền pháp luật khi tham gia giao thông
(NSMT) - Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 không chỉ là dịp để tri ân các thầy cô giáo đứng trên bục giảng, mà còn là dịp để chúng ta nhớ đến những “người thầy” thầm lặng, đang từng ngày cống hiến cho sự hiểu biết và an toàn của cộng đồng. Trong số đó, các cán bộ làm công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật và giáo dục ý thức chấp hành luật giao thông cho học sinh, sinh viên, viên chức, người lao động và nhân dân xứng đáng được tôn vinh.