Nếp nhà

Sự thật về đàn ông độc thân tuổi 40

Thứ ba, 10/09/2024, 09:30 AM

Đàn ông 30 tuổi chưa lấy vợ không còn là chuyện hiếm, nhưng nếu đàn ông 40 tuổi chưa lấy vợ thì sẽ khó tránh khỏi việc khiến người khác đặt dấu hỏi.

Một khảo sát cho thấy, những người đàn ông ngoài 40 tuổi vẫn chưa lấy được vợ có một điểm chung đều mắc chứng rối loạn độc thân.

Rối loạn bỏ độc thân còn được gọi là chứng khó rời bỏ tình trạng độc thân, có nghĩa là do một số lý do tâm lý mà con người coi việc rời bỏ sự độc thân là một trở ngại, dẫn đến những khó khăn nhất định.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Trên thực tế, những người đàn ông độc thân như vậy thường có những tâm lý nếu vượt qua được thì việc rời bỏ việc độc thân sẽ không còn là vấn đề khó khăn.

Đàn ông 40 tuổi chưa vợ không thể nhìn nhận bản thân một cách khách quan

Một người đàn ông chưa kết hôn khi đã 40 tuổi rất dễ bị người khác cho là đang... gặp vấn đề. Chẳng hạn như không thể nhận biết rõ ràng bản thân và không thể đo lường chính xác giá trị của bản thân, từ đó ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa hôn nhân và tình yêu. Kết quả là anh ta không tìm được cho mình một vị trí phù hợp.

Một số "ảo tưởng" rằng mình đủ tốt nên khi chọn bạn đời, họ sẽ không chọn một người phụ nữ có hoàn cảnh tương tự mình.

Họ cũng không thể tương thích với những phụ nữ có điều kiện tệ hơn họ. Thay vào đó, họ sẽ chỉ tiếp tục tìm kiếm những phụ nữ có điều kiện tốt hơn mình.

Tuy nhiên, những lý thuyết kể trên không đúng với tất cả. Hầu hết đàn ông độc thân tuổi 40 thực ra có lòng tự trọng cao, do đó hết lần này đến lần khác họ bỏ lỡ cơ hội tìm được bạn đời, cuối cùng bị xếp vào nhóm... “ế”.

Đàn ông 40 tuổi chưa vợ và ám ảnh tâm lý

Nhìn từ góc độ khoa học, có một số lượng đáng kể đàn ông 40 tuổi vẫn chưa lấy được vợ vì trong lòng họ luôn tự ti, không tự tin vào ngoại hình cũng như khả năng tài chính của mình.

Do đó, họ không đủ tự tin để tiếp xúc với phụ nữ và ngay cả khi có cơ hội hẹn hò hoặc yêu nhau, họ thường ở vị trí bị chi phối trong mối quan hệ giữa hai giới.

Họ thường có vẻ tương đối trung thực và không giỏi ăn nói, trước mặt phụ nữ họ thường phục tùng và không có sự quyết đoán.

Trong khi đó, tâm lý chọn bạn đời của phụ nữ lại thường hướng lên, nghĩa là phụ nữ thích người bạn đời mạnh mẽ hơn mình nên những người đàn ông như vậy đương nhiên sẽ bị lép vế.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Trong một số trường hợp, việc kết hôn muộn cũng có thể là do ảnh hưởng của gia đình. Theo khảo sát, 60% đàn ông và phụ nữ độc thân cho rằng quan niệm về hôn nhân của họ bị ảnh hưởng bởi gia đình của mình. Nếu một đứa trẻ được sống trong một gia đình có cha mẹ yêu thương thì nhìn chung nó rất khao khát được kết hôn, tiêu chí lựa chọn bạn đời của chúng cũng sẽ mang bóng dáng của cha mẹ mình.

Nhưng nếu một đứa trẻ đã chứng kiến sự bất hạnh trong cuộc hôn nhân của cha mẹ mình khi còn nhỏ, hoặc trải qua một tuổi thơ bất hạnh, chẳng hạn như bạo lực gia đình, cha mẹ thường xuyên cãi vã, cha mẹ ly hôn… Những điều này sẽ ảnh hưởng đến quan niệm về hôn nhân của trẻ sau này, để lại bóng đen tuổi thơ đối với trẻ, khiến trẻ khi lớn lên sẽ có tư tưởng "sợ kết hôn".

Đàn ông độc thân tuổi 40 không thể quên tình cũ

Đàn ông 40 tuổi chưa kết hôn không có nghĩa là họ chưa từng trải qua tình yêu mà thường thì trải nghiệm tình yêu này có tác động rất lớn đến họ, thậm chí có thể cả đời họ cũng không quên.

Rõ ràng phụ nữ không dễ chấp nhận đến với một người đàn ông mà anh ta luôn hồi tưởng chuyện quá khứ. Thực tế, rất ít phụ nữ có thể yêu một người đàn ông như vậy, nên chuyện kết hôn đối với đàn ông ở nhóm tuổi này càng trở nên bất khả thi.

Dĩ nhiên, những ai từng yêu sâu đậm đều khó quên người cũ. Đối với đàn ông độc thân tuổi 40, thỉnh thoảng những kỷ niệm cũ vẫn hiện về dù họ khẳng định rằng tình cảm đó đã được chôn sâu trong lòng.

Ngay cả khi gặp được một mối quan hệ mới, anh ta sẽ không thể kiềm chế được thói quen so sánh với bạn gái trước đây. Sự so sánh sẽ dần dần phát triển thành sự chỉ trích gay gắt.

Giới chuyên gia đưa ra một gợi ý cho những người đàn ông lớn tuổi chưa lập gia đình, đó là hãy tích cực thay đổi hình ảnh và khí chất của bản thân, từ bỏ một số ảo tưởng viển vông và sống nghiêm túc để có được tình yêu cho riêng mình. Chắc chắn rằng từng chút yêu thương và chân thành sẽ mang lại cho bạn hạnh phúc.

Phương Anh (Theo 163)  
Khi mẹ là cô giáo

Khi mẹ là cô giáo

Chiến tranh kết thúc, mẹ tôi rời quân ngũ về làng rồi trở thành cô giáo. Làm con của cô giáo khiến tuổi thơ của tôi nhà cũng là trường mà trường cũng là nhà. Áp lực phải học giỏi, phải ngoan vì là con của cô giáo khiến tôi nhiều phen không còn là một đứa trẻ.

Hơn nửa thế kỷ đắp xây hạnh phúc

Hơn nửa thế kỷ đắp xây hạnh phúc

Cưới nhau từ năm 1973, ông Võ Văn Hai và bà Nguyễn Thị Điệp (ngụ khu vực Bình Thường A, phường Long Tuyền, quận Bình Thủy) là tấm gương về xây dựng gia đình văn hóa, con cháu thành tài. Hơn nửa thế kỷ qua, họ đã nắm tay nhau vượt qua gian khó để cùng đi đến bến bờ hạnh phúc.

Tài sản lớn nhất cuộc đời là người vợ xấu, đất cằn và chiếc áo bông rách

Tài sản lớn nhất cuộc đời là người vợ xấu, đất cằn và chiếc áo bông rách

Tục ngữ có câu: “Ba tài sản lớn nhất của cuộc đời là người vợ xấu, đất cằn và chiếc áo bông rách”, nó chiếm bao nhiêu trong cuộc đời còn lại của bạn?

Vì sao ngày càng nhiều gia đình từ bỏ sàn gỗ?

Vì sao ngày càng nhiều gia đình từ bỏ sàn gỗ?

Xu hướng trang trí lát sàn gỗ từng rất phổ biến nhưng hiện nay nhiều gia đình không còn lựa chọn. Sàn gỗ có chăng chỉ được lắp trong phòng ngủ, các phòng khác đều được lát gạch men.

Về nhà - về với yêu thương

Về nhà - về với yêu thương

Ðối với nhiều người, ngôi nhà không chỉ để ở mà còn mang giá trị tinh thần đặc biệt. Ðó còn là gia đình với sự bao dung, chở che, nâng đỡ và trách nhiệm dành cho nhau. Cuộc sống đôi khi phải đối mặt với khó khăn, thử thách... những lúc ấy, điểm tựa lớn nhất không đâu khác mà chính là mái nhà và những người thân yêu của mình.

Có nên thiết kế phòng tắm trong phòng ngủ?

Có nên thiết kế phòng tắm trong phòng ngủ?

Với sự thay đổi trong lối sống và sự đa dạng hóa nhu cầu sinh hoạt, phòng ngủ chính có phòng tắm có còn đáp ứng được nhu cầu của các gia đình hiện đại hay không và nên giữ lại hay loại bỏ đã trở thành đề tài bàn luận sôi nổi.

Có nên tiết lộ cho con cái biết về tiền lương hưu, sổ tiết kiệm?

Có nên tiết lộ cho con cái biết về tiền lương hưu, sổ tiết kiệm?

Một người đàn ông 69 tuổi trăn trở: “Ở tuổi già, số tiền ký gửi này giống như một chiếc chìa khóa bí ẩn trong tay. Tôi không biết có nên trao lại cho con cháu hay không”.