Nếp nhà

Tết nội hay Tết ngoại: Làm sao để vẹn cả đôi đường?

Thứ ba, 03/01/2023, 09:08 AM

(NSMT) - Tết Quý Mão 2023 đang đến gần cũng là lúc câu chuyện ăn Tết bên nội hay bên ngoại của những cặp đôi có gia đình hai bên xa nhau lại được bàn luận rôm rả.

Tết đang cận kề, ngoài chuyện chi tiêu, mua sắm thì chủ đề “năm nay ăn Tết ở nhà nội hay nhà ngoại” vẫn luôn là câu chuyện “không có hồi kết”. Nhất là những người phụ nữ lấy chồng xa, mong muốn được ăn Tết ở nhà mẹ đẻ lại càng lớn hơn.

Tết là ngày sum vầy, đoàn viên là khởi đầu của hạnh phúc. Ảnh minh họa.

Tết là ngày sum vầy, đoàn viên là khởi đầu của hạnh phúc. Ảnh minh họa.

Lục đục vì không thống nhất được nơi ăn Tết

Anh Nguyễn Xuân Hòa (Hà Nội) tâm sự, mỗi năm cứ đến Tết là vợ chồng anh lại “cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt” khi đôi bên không có câu trả lời chung cho câu hỏi: “Tết này về nội hay ngoại?”.

“Tôi là con trai trưởng, còn cô ấy là con một, bố mẹ bên nào cũng già cả neo đơn nên cả hai rất khó xử”, anh Hòa nói.

Anh Hòa cho hay, hai vợ chồng anh sinh sống và làm việc tại Hà Nội, quê nội ở Phú Thọ, còn quê ngoại ở Nghệ An. Vì con còn nhỏ dại, số ngày nghỉ lễ lại eo hẹp, không thể di chuyển nhiều nên gia đình anh chỉ có thể chọn một trong hai quê để về.

“Vợ chồng tôi về chung một nhà đến nay đã cùng trải qua 5 cái Tết. Vì là con trưởng trong gia đình nên tôi luôn động viên vợ theo mình về quê nội ăn Tết, làm tròn chữ hiếu với bố mẹ.

Mấy năm đầu vợ tôi còn vui vẻ đồng ý, nhưng sau này, cô ấy bắt đầu tỏ thái độ không thích, bảo rằng tủi thân và nhớ nhà. Năm nay, khi chuẩn bị đón cái Tết thứ 6 ở nhà chồng thì nàng đã “biểu tình” đòi về nhà bố mẹ ruột. Vợ hết mếu máo lại giận dỗi. Tôi rất thương và khá chiều vợ, nhưng trong chuyện này tôi khó lòng thay đổi ý kiến”, anh Hòa giãi bày.

Không ít gia đình vợ chồng lục đục vì không thể thống nhất ăn Tết nội hay ngoại. Ảnh minh họa.

Không ít gia đình vợ chồng lục đục vì không thể thống nhất ăn Tết nội hay ngoại. Ảnh minh họa.

Cũng trong hoàn cảnh cứ mỗi năm Tết đến, vợ chồng lại cãi nhau một trận ra trò về vấn đề ăn Tết quê nội hay ngoại, chị Nguyễn Thanh Hương (ở Quảng Nam) chia sẻ, mười năm lấy chồng, chưa năm nào chị được về ăn Tết, đón giao thừa cùng với bố mẹ đẻ.

Năm nào cũng vậy, khi gần tới Tết, chị muốn về thăm bố mẹ thường phải thu xếp công việc để về trước ngày 23 tháng Chạp. Lần nào về cũng nhanh chóng lại quay trở ra Hải Phòng để thu xếp công việc đằng nhà chồng.

Vợ chồng chị là con trưởng. Tết đến mẹ chồng thường giao hết mọi việc từ sắm sửa Tết đến dọn dẹp cho chị. Bà thường bảo chị rằng con gái “xuất giá tòng phu”, ngày xưa bà đi lấy chồng cũng phải thế, phải phụng sự nhà chồng trước khi nghĩ về nhà mẹ đẻ. Nghe mẹ chồng nói vậy, chị chỉ biết ngậm ngùi.

 Năm nay, chị quyết định nói với chồng cho chị về quê ăn Tết cùng với bố mẹ đẻ một năm. Bởi lẽ, bố mẹ chị vừa trải qua đợt nằm viện dài ngày do sức khỏe kém.

“Đầu năm, em gái lại đi lấy chồng, nghĩ thương bố mẹ nhà không có ai, rồi vừa ra viện không ai chăm sóc, đỡ đần nên muốn về ăn Tết cùng bố mẹ cho vui”, chị Hương tâm sự.

Thế nhưng, chồng chị là con trưởng, cũng là trưởng họ, không thể vắng mặt trong những khoảnh khắc quan trọng của gia đình, nên chị biết ý định của mình rất khó có thể thực hiện được.

“Khi tôi đề xuất, chồng tôi cũng chỉ có thể động viên và an ủi vợ ăn Tết nhà nội mùng 1 rồi mùng 2 cả gia đình sẽ di chuyển về bên ngoại. Biết là vậy, nhưng điều ấy khiến tôi thật buồn, tủi thân và thương bố mẹ”, chị Hương nói với hai hàng nước mắt chảy dài.

Vợ chồng cần chia sẻ với nhau

Chuyên gia tâm lý Nguyễn An Chất – Giám đốc Trung tâm tư vấn tâm lý An Việt Sơn cho biết, Tết đến là dịp các gia đình đoàn tụ, ai cũng mong muốn sẽ được ở bên những người thân ruột thịt của mình. Mong muốn được chia đều Tết cho bên nội - bên ngoại là rất chính đáng. Nhưng nếu không có sự cảm thông, chia sẻ giữa hai vợ chồng, gia đình nhà chồng thì việc ăn Tết ở đâu dễ gây lên những xung đột không đáng có.

Tết đến, ai ai cũng mong ngóng được quây quần đón Tết đoàn viên cùng gia đình. Ảnh minh họa.

Tết đến, ai ai cũng mong ngóng được quây quần đón Tết đoàn viên cùng gia đình. Ảnh minh họa.

Trước đây, quan niệm “lấy chồng phải theo chồng” nên không ít người chồng suy nghĩ Tết phải ở bên nhà nội còn bỏ mặc ông bà ngoại. Dẫu ông bà ngoại có buồn thì cũng chẳng dám trách bởi “con gái đã là con người ta”. Tuy nhiên bây giờ, quan niệm và cuộc sống cũng đã thay đổi, mọi người cần có những nhìn nhận khác. Đừng nên khăng khăng giữ quan điểm riêng của mình vì như thế sẽ rất khó để có tiếng nói chung.

Trước khi đưa ra quyết định, vợ chồng cần có sự bàn bạc, lên kế hoạch cho những ngày Tết từ trước. Đôi bên nên biết nhường nhịn, hy sinh vì niềm vui và hạnh phúc của nhau sẽ hóa giải được những khúc mắc. Nếu điều kiện thuận lợi, cả hai có thể cùng chia thời gian hợp lý để về được cả nhà nội và ngoại, còn không có thể thổng nhất với nhau năm nay ăn Tết bên này thì sang năm về bên kia. Nhất là người chồng cần phải cân đối chứ không nên phân biệt nội, ngoại.

“Các cặp vợ chồng nên cân nhắc dựa vào hoàn cảnh từng bên gia đình, khoảng cách đường sá, sức khỏe… thay vì ép cứ phải bên nội, bên ngoại tính sau. Hãy nghĩ “niềm vui của vợ là hạnh phúc của chồng” và ngược lại thì người vợ hãy nghĩ “thuận vợ thuận chồng”.

Việc về bên nào ăn Tết bây giờ không phải vì đó là “quê anh”, bố mẹ anh hay là quê em và bố mẹ em mà cần được đối xử hai bên như nhau. Đôi bên có thể căn cứ trên hoàn cảnh thực tế từng năm mà đưa ra quyết định. Chẳng hạn, năm ngoái về ngoại vì bà ốm, năm nay về nội bởi bên đó đang ít người… Đừng để mâu thuẫn những ngày trước Tết khiến cho không khí gia đình những ngày Tết chẳng thể vui vẻ”, chuyên gia tâm lý Nguyễn An Chất cho hay.

Thuý Ngà  
Hơn nửa thế kỷ đắp xây hạnh phúc

Hơn nửa thế kỷ đắp xây hạnh phúc

Cưới nhau từ năm 1973, ông Võ Văn Hai và bà Nguyễn Thị Điệp (ngụ khu vực Bình Thường A, phường Long Tuyền, quận Bình Thủy) là tấm gương về xây dựng gia đình văn hóa, con cháu thành tài. Hơn nửa thế kỷ qua, họ đã nắm tay nhau vượt qua gian khó để cùng đi đến bến bờ hạnh phúc.

Tài sản lớn nhất cuộc đời là người vợ xấu, đất cằn và chiếc áo bông rách

Tài sản lớn nhất cuộc đời là người vợ xấu, đất cằn và chiếc áo bông rách

Tục ngữ có câu: “Ba tài sản lớn nhất của cuộc đời là người vợ xấu, đất cằn và chiếc áo bông rách”, nó chiếm bao nhiêu trong cuộc đời còn lại của bạn?

Vì sao ngày càng nhiều gia đình từ bỏ sàn gỗ?

Vì sao ngày càng nhiều gia đình từ bỏ sàn gỗ?

Xu hướng trang trí lát sàn gỗ từng rất phổ biến nhưng hiện nay nhiều gia đình không còn lựa chọn. Sàn gỗ có chăng chỉ được lắp trong phòng ngủ, các phòng khác đều được lát gạch men.

Về nhà - về với yêu thương

Về nhà - về với yêu thương

Ðối với nhiều người, ngôi nhà không chỉ để ở mà còn mang giá trị tinh thần đặc biệt. Ðó còn là gia đình với sự bao dung, chở che, nâng đỡ và trách nhiệm dành cho nhau. Cuộc sống đôi khi phải đối mặt với khó khăn, thử thách... những lúc ấy, điểm tựa lớn nhất không đâu khác mà chính là mái nhà và những người thân yêu của mình.

Có nên thiết kế phòng tắm trong phòng ngủ?

Có nên thiết kế phòng tắm trong phòng ngủ?

Với sự thay đổi trong lối sống và sự đa dạng hóa nhu cầu sinh hoạt, phòng ngủ chính có phòng tắm có còn đáp ứng được nhu cầu của các gia đình hiện đại hay không và nên giữ lại hay loại bỏ đã trở thành đề tài bàn luận sôi nổi.

Có nên tiết lộ cho con cái biết về tiền lương hưu, sổ tiết kiệm?

Có nên tiết lộ cho con cái biết về tiền lương hưu, sổ tiết kiệm?

Một người đàn ông 69 tuổi trăn trở: “Ở tuổi già, số tiền ký gửi này giống như một chiếc chìa khóa bí ẩn trong tay. Tôi không biết có nên trao lại cho con cháu hay không”.

Tâm thư gửi vợ ngày 20/10

Tâm thư gửi vợ ngày 20/10

Hạnh phúc là 365 ngày biết hài lòng chứ không phải chỉ một hai ngày hoan hỷ. Nếu không phải đánh đông dẹp bắc, anh cũng sẽ sẵn sàng ẵm con, nhặt rau để em lắp bóng đèn, sửa đường ống nước.