Nhịp sống

Tháng cô hồn là tháng âm hay dương?

Thứ tư, 07/08/2024, 11:10 AM

Tháng cô hồn được coi là tháng mang nhiều nghi thức và tập tục để tưởng nhớ những người thân đã khuất, cầu siêu cho linh hồn họ, thể hiện lòng từ bi với những linh hồn không nơi nương tựa, đồng thời cầu cho gia đình được bình an.

Tháng cô hồn là tháng âm hay dương?

TS Dương Hoàng Lộc, Trưởng bộ môn Nhân học - Tôn giáo, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Tôn giáo, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh, cho biết tháng cô hồn kéo dài từ ngày 1/7 đến hết ngày 30/7 âm lịch hàng năm. Quan niệm tháng 7 âm lịch là tháng cô hồn có từ lâu và mang tính phổ biến.

Theo TS Dương Hoàng Lộc lý giải, Vi Lê Minh - nhà nghiên cứu văn hóa Trung Quốc, ghi nhận nhiều địa phương ở Trung Quốc gọi tháng 7 âm lịch là Quỷ tiết và Thi cô. Các cách gọi đó thể hiện thời điểm để mọi người cầu nguyện cúng vái. Niềm tin trên bắt nguồn từ Đạo giáo, sau đó ảnh hưởng mạnh mẽ trong dân gian Trung Quốc. Lâu dần, dân gian Trung Quốc lưu truyền quan niệm cõi âm do Địa quan Đại đế quản lý.

Chính vì thế, tháng 7 âm lịch, đặc biệt là ngày rằm của tháng này trùng với ngày sinh nhật của Địa quan Đại đế nên cửa địa ngục sẽ mở. Điều này đồng nghĩa với việc ma quỷ, vong hồn quay lại trần gian mang theo những tai ương, xui rủi cho nhân gian.

Do đó, ngày rằm tháng 7, dân gian Trung Quốc bày hương án cúng tế ma quỷ, thả đèn trôi sông, nhằm chỉ lối dẫn đường cho các linh hồn, ma quỷ bị chết oan từ nhiều kiếp trước bước qua cầu Nại Hà để đầu thai.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Người Việt làm gì trong tháng cô hồn?

Ở Việt Nam, quan niệm dân gian cho rằng, tháng 7 âm lịch là Địa quan xá tội, tức những vong hồn dưới âm phủ được lên cõi trần gian. Do đó, người ta bày mâm cúng thí thực cô hồn. Các chùa thiết lập trai đàn chẩn tế, để “tài pháp nhị thí” cho các cô hồn ngạ quỷ vất vưởng.

Tháng 7 âm lịch cũng là dịp con cháu đến chùa cầu siêu cho ông bà tổ tiên đã qua đời. Phong tục trên hướng con người đến việc mở rộng tấm lòng, quan tâm, chia sẻ với những hoàn cảnh bất hạnh, khó khăn trong cuộc sống.

Năm 2024, tháng cô hồn sẽ vắt qua 2 tháng dương lịch, kéo dài từ ngày 4/8 (tức 1/7 âm lịch) đến hết ngày 2/9 (tức 30/7 âm lịch).

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Tháng cô hồn kiêng làm việc lớn

Bên cạnh việc cúng cô hồn, dân gian cũng lưu ý những điều nên làm và kiêng kỵ trong tháng cô hồn trong sinh hoạt hằng ngày để luôn đem lại may mắn, tốt lành, bởi người xưa tin rằng "có thờ có thiêng, có kiêng có lành" là điều cần thiết để tránh gặp phải xui rủi, ma quỷ ám theo.

Người dân cũng quan niệm rằng, tháng cô hồn là tháng ma quỷ, không đem lại may mắn nên kiêng kỵ hầu hết các công việc lớn như: cưới hỏi, khởi công xây dựng, mua sắm, đi xa,… trong tháng 7 âm lịch.

Một số điều kiêng kị trong tháng cô hồn khác như không đi chơi đêm vào tháng cô hồn, không đốt tiền vàng, vàng mã, không phơi quần áo buổi đêm, không nhặt tiền lẻ rơi, không treo chuông gió đầu giường,..

Dân gian cũng ghi nhớ mang theo một số vật dụng bên người vào tháng cô hồn theo quan niệm của người xưa để tránh xui rủi vây bám. Một số vật dụng cần mang theo như vòng dâu, muối, tỏi, gạo nếp, lá ngải cứu, tích cực làm việc thiện, vui vẻ, từ tâm...

T. Linh (T/h)  
Khám phá các đảo nhỏ ở vịnh Hà Tiên

Khám phá các đảo nhỏ ở vịnh Hà Tiên

(NSMT) - Vịnh Hà Tiên mang tiềm năng du lịch lớn, với cảnh thiên nhiên hiền hòa, có biển xanh, cát trắng và san hô rực rỡ là nơi để du khách đáng trải nghiệm.

Thu hút hàng ngàn du khách đến sự kiện Hương rừng U Minh ở Cà Mau

Thu hút hàng ngàn du khách đến sự kiện Hương rừng U Minh ở Cà Mau

(NSMT) - Sáng 1/5, Vườn quốc gia U Minh Hạ chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Khai mạc các hoạt động văn hóa, thể thao của Sự kiện Hương rừng U Minh năm 2025 tại Vườn quốc gia U Minh Hạ.

Hội Luật gia TP. Cần Thơ ra mắt Chi hội Luật gia Văn phòng Thành hội

Hội Luật gia TP. Cần Thơ ra mắt Chi hội Luật gia Văn phòng Thành hội

(NSMT) - Ngày 29/4, Hội Luật gia TP. Cần Thơ đã long trọng tổ chức Lễ ra mắt Chi hội Luật gia Văn phòng Thành hội, một sự kiện mang ý nghĩa quan trọng, đánh dấu bước tiến chiến lược trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL).

Cảnh sát giao thông, Công an tỉnh Sóc Trăng hỗ trợ người dân về quê nghỉ lễ

Cảnh sát giao thông, Công an tỉnh Sóc Trăng hỗ trợ người dân về quê nghỉ lễ

Nhằm nâng cao hình ảnh đẹp trong lòng Nhân dân và Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), ngày 30/4, Phòng Cảnh sát giao thông, Công an tỉnh Sóc Trăng đã hỗ trợ phát nón bảo hiểm và nước suối miễn phí cho người dân về quê trong dịp nghỉ Lễ 30/4 - 01/5 năm 2025.

50 năm nền văn học, nghệ thuật sau ngày đất nước thống nhất tại Cà Mau

50 năm nền văn học, nghệ thuật sau ngày đất nước thống nhất tại Cà Mau

(NSMT) - Ngày 29/4, Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy phối hợp với Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch tỉnh Cà Mau tổ chức tọa đàm và tôn vinh 50 năm nền văn học, nghệ thuật sau ngày đất nước thống nhất (30/4/1975 – 30/4/2025).

Cần Thơ rộn ràng không khí mừng 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Cần Thơ rộn ràng không khí mừng 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

(NSMT) - Những ngày cuối tháng 4 lịch sử, chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025). TP. Cần Thơ như khoác lên mình "chiếc áo" mới rực rỡ, tràn ngập sắc đỏ của cờ Tổ quốc và sắc vàng của những băng rôn, khẩu hiệu được trang hoàng khắp các cơ quan, trường học, đường phố, các điểm vui chơi công cộng và tận các con hẻm nhỏ.

Sóc Trăng kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Sóc Trăng kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Sáng ngày 29/4/2025, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Sóc Trăng long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025).