Trà Vinh: Công nhận điểm du lịch Khu di tích danh lam thắng cảnh quốc gia Ao Bà Om.
(NSMT) – Vừa qua, UBND tỉnh vừa ban hành Quyết định số 2077/QĐ-UBND, công nhận điểm du lịch Khu di tích danh lam thắng cảnh quốc gia Ao Bà Om.
Vào năm 1994, ao Bà Om được Bộ Văn hóa Thông tin công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia và cho đến ngày hôm nay, nơi đây vẫn luôn giữ được nét cổ kính, âm trầm, nép mình sau tấm màng náo nhiệt của lòng đô thị. Ao có hình chữ nhật, rộng 300m, dài 500m (vì gần với hình vuông nên còn được gọi là Ao Vuông).

Toàn cảnh ao Bà Om nhìn từ trên cao. Ảnh: Đại học sĩ.
Ao Bà Om tọa lạc tại phường 8, nằm cạnh Quốc lộ 53, thuộc TP Trà Vinh (trước đây là ấp Tà Cụ, xã Nguyệt Hóa, huyện Châu Thành). Địa điểm du lịch này cách trung tâm TP Trà Vinh khoảng 5 km về phía Tây Nam. Nhắc đến Trà Vinh, người ta sẽ nghĩ ngay đến mảnh đất của những ngôi chùa Khmer cổ kính gắn liền với hành trình khai phá, gầy dựng phương Nam của cha ông ta.

Ao Bà Om tọa lạc tại phường 8, nằm cạnh Quốc lộ 53, cách trung tâm TP Trà Vinh khoảng 5 km về phía Tây Nam. Ảnh: Thám hiểm MeKong.
Đặt chân đến nơi đây, du khách sẽ không khỏi bỡ ngỡ bởi vẻ đẹp thơ mộng của thiên nhiên, được cảm nhận rõ nét hơn những giá trị văn hoá độc đáo của vùng đất Trà Vinh qua câu chuyện mang đậm màu sắc Khmer Nam Bộ. Khu di tích ao Bà Om ngàn năm nép mình trong lòng cổ tự từ lâu đã trở thành niềm tự hào của người dân nơi đây. Sự độc đáo của những giai thoại được bao trùm bởi nhiều di tích lịch sử quan trọng đã khiến nơi đây trở nên cổ kính hơn, trầm luân hơn.
Vào những ngày lễ, tết hàng năm của người Khmer, ao Bà Om đã trở thành nơi sinh hoạt cộng đồng náo nhiệt của cả vùng, nhất là vào Lễ hội Ok Om Bok được tổ chức vào rằm tháng 10 ÂL, thu hút hàng ngàn người dân khắp nơi về đây tham dự. Họ sẽ cùng nhau nhảy múa, xem hát Dù kê, khi màn đêm buông xuống, khu vực ao Bà Om lại trở nên lung linh, huyền ảo với Hội thả đèn gió – một lễ hội quy tụ rất nhiều các loại đèn với đầy đủ kích cỡ. Người dân sẽ quây quần làm đèn và thả cho nó bay lên trời kèm theo những lời khấn nguyện bình an. Thông qua những buổi sinh hoạt tập thể như thế sẽ giúp thắt chặt thêm tình đoàn kết, hòa hợp các dân tộc anh em ở vùng sông nước Cửu Long.

Khu vực ao Bà Om trở nên lung linh, huyền ảo với Hội thả đèn gió – một lễ hội quy tụ rất nhiều các loại đèn với đầy đủ kích cỡ. Ảnh: Báo Tin tức.

Nơi đây đã trở thành địa điểm sinh hoạt cộng đồng của rất nhiều người, trong đó có cả dân bản địa và du khách gần xa. Ảnh: Du lịch Trà Vinh.
Tên gọi ao Bà Om gắn liền với rất nhiều câu chuyện, trong đó có một câu chuyện khá đặc sắc được bà con nơi đây truyền tai nhau cho đến ngày nay, đó là: Xưa kia có một vị hoàng tử rất độc ác, thôn tính cả một vùng Trà Vinh rộng lớn. Hắn luôn bắt dân chúng phải dâng những người con gái đẹp cho hắn, ai bất tuân sẽ bị trừng trị nặng. Lạ thay, vị hoàng tử này lại bắt buộc những người phụ nữ phải đem lễ vật đi cưới đàn ông. Một hôm, có một cô gái xinh đẹp đến gặp hoàng tử để bày tỏ sự phẫn nộ về tập tục bất hợp lý này. Vì bị lôi cuốn bởi vẻ đẹp của cô gái nên hoàng tử một mặt thuận theo để làm vừa lòng người đẹp, mặt khác lại muốn xóa bỏ tập tục mình đặt ra bằng cách cho mở một cuộc thi đào ao. Ao bên nào đào sâu hơn, lớn hơn và xong trước thì thắng, bên thua sẽ phải đi hỏi cưới bên còn lại.

Ao Bà Om gắn với nhiều truyền thuyết huyền thoại của người Khmer Nam Bộ. Ảnh: MeKong Delta Explorer.
Người chơi sẽ được chia làm bên nam, bên nữ. Bên nam thì đào ao tròn ở phía Tây còn bên nữ đào ao vuông ở phía Đông. Bên nữ do bà Om, một phụ nữ người Khmer chỉ huy, bà đã hiến một số mưu kế để giúp bên nữ chiến thắng. Kết quả chung cuộc, bên nam đã chịu thua “tâm phục, khẩu phục”. Để nhớ ơn người phụ nữ mưu trí ấy, người ta đã lấy tên bà đặt tên cho ao, từ đó ao phụ nữ đào được gọi là ao Bà Om. Và truyền thống nam đi cưới nữ, con phải lấy họ mẹ trong dân tộc Khmer cũng bắt đầu từ đây. Mãi đến sau này khi người Pháp cai trị nước ta thì con mới lấy theo họ cha. Từ đó về sau, mỗi năm vào mùa lễ hội, nơi đây lại nô nức tổ chức những hoạt động đào ao, trồng cây đắp rễ để tưởng nhớ đến những giai thoại của tổ tiên để lại. Tuy các câu chuyện kể đều là sản phẩm của trí tưởng tượng nhưng nó mang đậm dấu ấn văn hóa của người Khmer ở vùng Nam Bộ nơi đây.
Bao bọc xung quanh bờ ao là rừng cây cổ thụ, đa số là cây sao, cây dầu với tuổi thọ lên đến hàng trăm năm tuổi. Những gốc rễ xù xì, trồi nổi trên mặt đất cả mét tạo ra những hình thù lạ mắt, thu hút người xem. Ấn tượng đầu tiên khi tới thăm ao Bà Om là cảm giác mát mẻ trước cảnh trời nước xanh biếc một màu, bốn mùa rợp bóng thâm u tạo không gian thanh bình, yên tĩnh.


Những cây cổ thụ với gốc rễ to lớn, uốn nắn tạo thành nhiều hình thù độc đáo, thú vị. Ảnh: Du lịch miền Tây.
Khi nắng chiều buông xuống trên những tán cây cổ thụ cao vút, dài xa tít tắp thì ao Bà Om lại trở thành nơi dạo chơi lý tưởng nhất trong những chiều thu ở TP Trà Vinh. Có lẽ vì những đặc tính như thế mà ao Bà Om đã trở thành điểm đến thú vị mỗi khi du khách có dịp đến với vùng đất Trà Vinh miệt vườn.
Thắt chặt quản lý hoạt động du lịch tại Chợ nổi Cái Răng nhằm đảm bảo an toàn và trật tự
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP Cần Thơ vừa gửi văn bản đề nghị UBND quận Cái Răng chỉ đạo cơ quan chuyên môn thuộc quận, tiến hành kiểm tra, xác minh, nhắc nhở, chấn chỉnh các hoạt động du lịch đối với các ghe, tàu, bè đang hoạt động tại khu vực chợ nổi Cái Răng trong việc tuân thủ các quy định pháp luật hoạt động kinh doanh.
Phú Quốc là điểm đến có tốc độ phát triển nhanh nhất khu vực Đông Nam Á
Mới đây, chuyên trang du lịch nổi tiếng Travel Off Path (Mỹ) đã công bố danh sách 5 điểm đến có sự phát triển du lịch nhanh nhất tại Đông Nam Á và đứng đầu danh sách này chính là đảo Phú Quốc. Các địa danh khác có mặt trong danh sách bao gồm Phuket và Bangkok (Thái Lan), Singapore (Singapore), cùng với Kuala Lumpur (Malaysia).
Tàu AIDAstella đưa hơn 2.000 du khách vào Cảng hành khách quốc tế Phú Quốc
Sáng ngày 14/2, tàu AIDAstella (Italy) có trọng tải hơn 71.300 tấn đã đến cảng hành khách quốc tế Phú Quốc. Đây là chuyến tàu đưa du khách quốc tế đầu tiên đến Phú Quốc trong năm nay bằng đường biển. Trên tàu có 620 thủy thủ đoàn và 2.130 du khách đến từ các nước châu Âu.
Gần 40 chuyến bay quốc tế/ngày, Phú Quốc đông kín khách Tết Nguyên đán
Lần đầu tiên Phú Quốc đạt kỷ lục đón 38-39 chuyến bay quốc tế/ngày, với số chuyến bay từ Đài Loan tăng cao tới “đảo ngọc” đón Tết Nguyên đán. Hệ thống khách sạn, khu vui chơi, điểm du lịch tại đây ghi nhận lượng khách tăng đột biến.
Khai xuân đón Tết - Gắn kết yêu thương tại Cantho Eco Resort
(NSMT) - Dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Cantho Eco Resort, tại địa chỉ Km 7 - Quốc lộ 61c - Xã Nhơn Nghĩa, Huyện Phong Điền, TP. Cần Thơ đưa vào hoạt động phim trường Tết Eco tái hiện không gian Tết truyền thống ở 3 miền.
Vì sao Phú Quốc được chọn làm điểm tổ chức APEC 2027?
Với sự bùng nổ mạnh mẽ cả về lượng khách lẫn tốc độ phát triển nhanh chóng vượt kỳ vọng của hệ thống cơ sở hạ tầng, Phú Quốc được lựa chọn làm điểm tổ chức Diễn đàn Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC) năm 2027.
Đại tiệc countdown 2025 tại Kiên Giang hấp dẫn chờ đón du khách
(NSMT) - Đón năm mới 2025 và phục vụ du khách đến Kiên Giang vui chơi, giải trí, nghỉ dưỡng, hàng loạt chương trình countdown 2025 đã sẵn sàng với nhiều trải nghiệm hấp dẫn, sôi động…