Trẻ phụ thuộc vào thiết bị công nghệ trong mùa dịch: Giải pháp nào tối ưu?
Giãn cách xã hội đã tạo điều kiện cho những đứa trẻ trở nên phụ thuộc vào màn hình. Đây cũng là khó khăn của các bậc cha mẹ khi cắt bỏ thời gian sử dụng công nghệ cho con.
Trẻ phụ thuộc vào thiết bị công nghệ trong mùa dịchLệnh cấm con chơi game không phải là một quyết định dễ dàng đối với Rebecca Grant, bà mẹ 2 con, 46 tuổi đến từ Fremont, California. Chị đã nghiên cứu hàng giờ và đọc nhiều sách từ các chuyên gia nuôi dạy con cái. Chị tham gia các nhóm Facebook dành cho những gia đình có hoàn cảnh tương tự và theo dõi sát sao hành vi của con mình, điều đã khiến chị lo lắng trong một thời gian. Tuy nhiên, chị vẫn bất ngờ trước phản ứng của con khi cất máy chơi game. Thằng bé nổi cơn tức giận gào lên: “Con không yêu mẹ” rồi im lặng với mẹ cả tuần.
Grant nói: “Con tôi không ổn chút nào. Thái độ của con càng củng cố quyết định của tôi. Thằng bé đang phụ thuộc quá nhiều vào các thiết bị điện tử đến mức không có lý trí”.
Sau 15 tháng giãn cách xã hội ở nhiều mức độ khác nhau, các gia đình ở Hoa Kỳ đang cố gắng thoát các thiết bị công nghệ. Đây cũng là khó khăn của các bậc cha mẹ khi cắt bỏ thời gian sử dụng công nghệ cho con. Họ đang phải đối mặt với sự phản kháng từ những đứa trẻ đã quen với sự tự do, quen với việc sử dụng điện thoại thông minh.
Ảnh minh họa.
Trong khi các doanh nghiệp và trung tâm chăm sóc trẻ em đang mở cửa, dữ liệu ban đầu cho thấy lượng thời gian người tiêu dùng dành cho màn hình không giảm mạnh. Theo công ty nghiên cứu Similarweb, đã có sự sụt giảm 24 giây trong thời gian trung bình dành cho mỗi phiên trên 100 trang web hàng đầu.
Trong đại dịch, thiết bị công nghệ trở thành “người bạn gắn bó”, nó giữ chân hàng triệu trẻ em sau 1 năm nghỉ học và cho phép cha mẹ làm việc từ xa.
Đối với những đứa trẻ không thể gặp bạn bè, các tùy chọn như ứng dụng nhắn tin và trò chơi điện tử đã mang lại cho chúng một mối quan hệ thiết yếu liên kết với cuộc sống cũ.
Công nghệ mang lại nhiều lợi ích nhưng không thể tránh khỏi những mặt trái. Một nghiên cứu gần đây trên tạp chí Nhi khoa cho thấy tỷ lệ béo phì ở trẻ em trong đại dịch tăng gần 2%. Nhiều bậc phụ huynh đã nhận thấy những thay đổi về tính cách và hành vi của con. Chúng cáu kỉnh, hay tranh cãi và kém tập trung. Một số trở nên lo lắng hoặc chán nản, nổi cơn tam bành.
Grant nhận thấy có những khoảnh khắc các con của chị không hành động giống chúng. Đứa con trai út 7 tuổi có thể bật khóc bất cứ lúc nào. Đứa con gái 10 tuổi nói dối tham gia lớp Zoom để vào xem YouTube hoặc chơi game.
“Tất cả sự kích thích quá mức này đang khiến trẻ em rơi vào trạng thái căng thẳng” – Victoria Dunckley, một bác sĩ tâm thần nghiên cứu về tác động của màn hình đối với trẻ em cho hay.
Để kiểm soát lại thời gian sử dụng thiết bị, cha mẹ đang thử các cách khác nhau. Họ đặt cược vào những thứ gây xao nhãng, chẳng hạn như trại hè và các chuyến đi chơi cùng gia đình để lấp đầy thời gian của con. Một số khác buộc con cái ra ngoài nhiều hơn trong khi các gia đình khác đang dựa vào kiểm soát thời gian sử dụng thiết bị để thực thi một số giờ sử dụng nhất định mỗi ngày.
Trong khi một số bậc cha mẹ đang suy nghĩ về thời lượng sử dụng thiết bị mà họ cho phép, những người khác đã nhận thấy sự đánh giá cao về cách công nghệ có thể giúp trẻ em giao lưu và học hỏi. Trò chơi điện tử và các công cụ xã hội như ứng dụng trò chuyện đã cứu cánh cho nhiều trẻ em và người lớn bị cô lập khi cách ly ở nhà, mang đến cho họ một cách để giao tiếp và gắn kết với bạn bè, hoặc thậm chí kết bạn mới.
Khái niệm về thời gian trẻ nhìn màn hình bao nhiêu chưa bao giờ là mối quan tâm lớn đối với David Bressler - kỹ sư phần mềm đã nghỉ việc sớm vì đại dịch để đảm nhận công việc chăm sóc con gái 6 tuổi và con trai 8 tuổi.
“Tôi thực sự tin rằng tôi có thể gắn bó với các con của mình nhờ công nghệ. Chúng tôi có thể nói về nó, về những gì con quan tâm. Tôi cho con tự do sử dụng công nghệ, nhưng rất quan tâm đến cách họ sử dụng nó vì tôi tin rằng nó xây dựng cầu nối giữa chúng tôi và lũ trẻ” – anh chia sẻ.
Tuy nhiên, anh vẫn thất vọng với sở thích xem YouTube của con trai mình và hiểu rằng cả hai đứa trẻ đều cần có các lựa chọn thay thế cho màn hình. Anh đưa các con đi công viên để giải phóng năng lượng và tham gia các lớp học trượt ván.
David Bressler cùng 2 con tham gia các hoạt động ngoài trời.
Nhạc sĩ Jonathan Korty nói: “Tôi thực sự quan tâm đến sức khỏe về tinh thần của các con trong thời kỳ đại dịch. Đột nhiên, chúng ngồi trước màn hình tối thiểu sáu giờ một ngày. Là một bậc cha mẹ. tôi thực sự sợ hãi khi thấy những đứa con của mình bị cuốn vào vòng xoáy này. Hoạt động ngoài trời như một liều thuốc giải độc. Các con bắt đầu hoạt bát hơn, cười và nói nhiều hơn”.
Carrie Mengelkoch, một bà mẹ ba con ở Gainesville, Florida, muốn con mình làm những gì cô đã làm trong mùa hè thời thơ ấu. Đó là đi ra ngoài, tìm vài đứa trẻ khác bày trò để chơi. Nhưng cô nhận thấy không có nhiều trẻ em ở bên ngoài như xưa.
Các con của cô 10, 13 và 15 tuổi vẫn ở trên màn hình 6 giờ một ngày, mặc dù cô đã thương lượng một giờ chơi game Mario Kart cho một giờ bên ngoài. "Thật sự rất khó để chỉ cầm thiết bị và nói 'Hãy làm gì đó đi'. Tôi cảm thấy như chúng đã quên cách ra ngoài chơi hay cách giải trí mà không cần thiết bị", Mengelkoch cho hay.
Về phần Grant, cô nói rằng con trai cô đã hạnh phúc hơn và là chính mình hơn sau 1 tháng không có trò chơi điện tử. Nhưng khi được mẹ cho phép, cả hai đứa trẻ bắt đầu quay trở lại thói quen cũ của chúng. Cô quyết định cấm con chơi điện tử vô thời hạn.
T. Linh (Theo Washington Post)
Khi mẹ là cô giáo
Chiến tranh kết thúc, mẹ tôi rời quân ngũ về làng rồi trở thành cô giáo. Làm con của cô giáo khiến tuổi thơ của tôi nhà cũng là trường mà trường cũng là nhà. Áp lực phải học giỏi, phải ngoan vì là con của cô giáo khiến tôi nhiều phen không còn là một đứa trẻ.
Hơn nửa thế kỷ đắp xây hạnh phúc
Cưới nhau từ năm 1973, ông Võ Văn Hai và bà Nguyễn Thị Điệp (ngụ khu vực Bình Thường A, phường Long Tuyền, quận Bình Thủy) là tấm gương về xây dựng gia đình văn hóa, con cháu thành tài. Hơn nửa thế kỷ qua, họ đã nắm tay nhau vượt qua gian khó để cùng đi đến bến bờ hạnh phúc.
Tài sản lớn nhất cuộc đời là người vợ xấu, đất cằn và chiếc áo bông rách
Tục ngữ có câu: “Ba tài sản lớn nhất của cuộc đời là người vợ xấu, đất cằn và chiếc áo bông rách”, nó chiếm bao nhiêu trong cuộc đời còn lại của bạn?
Vì sao ngày càng nhiều gia đình từ bỏ sàn gỗ?
Xu hướng trang trí lát sàn gỗ từng rất phổ biến nhưng hiện nay nhiều gia đình không còn lựa chọn. Sàn gỗ có chăng chỉ được lắp trong phòng ngủ, các phòng khác đều được lát gạch men.
Về nhà - về với yêu thương
Ðối với nhiều người, ngôi nhà không chỉ để ở mà còn mang giá trị tinh thần đặc biệt. Ðó còn là gia đình với sự bao dung, chở che, nâng đỡ và trách nhiệm dành cho nhau. Cuộc sống đôi khi phải đối mặt với khó khăn, thử thách... những lúc ấy, điểm tựa lớn nhất không đâu khác mà chính là mái nhà và những người thân yêu của mình.
Có nên thiết kế phòng tắm trong phòng ngủ?
Với sự thay đổi trong lối sống và sự đa dạng hóa nhu cầu sinh hoạt, phòng ngủ chính có phòng tắm có còn đáp ứng được nhu cầu của các gia đình hiện đại hay không và nên giữ lại hay loại bỏ đã trở thành đề tài bàn luận sôi nổi.
Có nên tiết lộ cho con cái biết về tiền lương hưu, sổ tiết kiệm?
Một người đàn ông 69 tuổi trăn trở: “Ở tuổi già, số tiền ký gửi này giống như một chiếc chìa khóa bí ẩn trong tay. Tôi không biết có nên trao lại cho con cháu hay không”.