Tự hào mang tên “Chống Mỹ”
Để góp phần vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, bên cạnh những cống hiến, hy sinh xương máu của đồng bào, chiến sĩ, còn có những địa danh gắn liền với công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Ðất nước thống nhất gần nửa thế kỉ, nhưng địa danh “Chống Mỹ” vẫn còn đó như để nhắc nhở các thế hệ con cháu về những ngày tháng chiến đấu hào hùng của cha ông. Qua đó, giáo dục lòng yêu nước, truyền thống cách mạng cho các tầng lớp Nhân dân, nhất là thế hệ trẻ. Từ đó, ra sức thi đua, phấn đấu học tập, lao động, góp phần xây dựng quê hương ngày thêm giàu đẹp. Trong đó, xã Khánh Bình, huyện Trần Văn Thời tự hào có kinh “Chống Mỹ”, ấp “Chống Mỹ”, là một trong những địa danh đi cùng năm tháng với lịch sử dân tộc.
Tỉnh Cà Mau có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, phần lớn được hình thành bởi tự nhiên và một số được hình thành bởi bàn tay đào đắp của con người. Trong số đó, có những con kinh (kênh) mang tên Chống Mỹ được hình thành sau phong trào đồng khởi, đánh dấu sự vùng lên đấu tranh mạnh mẽ của cách mạng miền Nam.
Những con kênh mang trên mình sứ mệnh lịch sử, cùng với Đảng bộ, chính quyền, dân và quân tỉnh nhà đấu tranh chống quân xâm lược. Góp phần cùng với cả nước giành thắng lợi trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước vào ngày 30/4/1975.
Trên địa bàn ấp Chống Mỹ, xã Khánh Bình, huyện Trần Văn Thời có dòng kinh mang tên “Chống Mỹ” cũng được ra đời trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Khi đó, 2 bên bờ kênh, bộ đội, du kích của ta đều gài lựu đạn và bom bi để chống càn, ngăn bọn ngụy quân, ngụy quyền càn quét, đàn áp cách mạng.
Người dân nơi đây đã hun đúc tinh thần đánh giặc giữ nước, giành lại hòa bình, độc lập cho Nhân dân. Những chàng trai, cô gái chỉ mới 14, 15 tuổi đã rời xa gia đình, anh dũng cầm súng chiến đấu, giải phóng quê hương, đất nước.
Cựu chiến binh Nguyễn Thanh Tòng, ngụ ấp Chống Mỹ, xã Khánh Bình, nay đã 78 tuổi, cho biết: “Khi thực dân Pháp còn đô hộ nước ta, kinh Chống Mỹ trên địa bàn ấp có tên là kinh Hội Đồng Thành. Sau những năm 1960, quân và dân ta đào các con kênh để mở thêm tuyến giao thông nhằm đảm bảo việc đi lại và vận chuyển vũ khí, lương thực phục vụ kháng chiến, gọi là kinh Dân Quân. Các con kênh được đào kết nối với kinh Hội Đồng Thành. Nhưng với lòng quyết tâm và căm thù giặc sâu sắc nên sau này người dân địa phương đổi tên thành kinh Chống Mỹ.
Trước những tội ác của quân xâm lược, chúng tôi một lòng quyết đấu tranh chống Mỹ cứu nước, giành lại độc lập, tự do.
Ngày tham gia chiến đấu tôi khi ấy chỉ mới 14 tuổi. Cuộc sống của người dân nơi đây trong chiến tranh vô cùng gian khổ, nhưng đổi lại hòa bình, độc lập, tự do như ngày hôm nay thì những hi sinh, mất mát khi xưa là vô cùng xứng đáng.
Sau này, khi đất nước hòa bình, độc lập, địa danh kinh Chống Mỹ vẫn được giữ nguyên, lưu truyền và sử dụng trên bản đồ hành chính cho đến hôm nay. Đồng thời, Nhà nước còn đặt tên ấp là “ấp Chống Mỹ” để biểu dương tinh thần yêu nước, lòng căm thù giặc sâu sắc, tinh thần đấu tranh kiên cường, bất khuất của người dân nơi đây”.
Hiện nay, trên địa bàn ấp Chống Mỹ có khoảng 50 gia đình cựu chiến binh, thương binh, liệt sĩ. Dù đã tuổi cao, sức yếu nhưng các cô, các chú là các đối tượng chính sách, người có công với cách mạng vẫn luôn giữ vững và phát huy tinh thần yêu nước. Không ngừng giáo dục truyền thống cách mạng, truyền thống đấu tranh giải phóng dân tộc cho các tầng lớp Nhân dân, nhất là thế hệ con cháu. Tích cực học tập, tham gia lao động, sản xuất, kinh doanh, xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, góp phần vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Từ lòng yêu nước, các thế hệ người dân nơi đây đã không ngại khó khăn, gian khổ, phấn đấu phát triển kinh tế với nhiều mô hình sản xuất hiệu quả, làm giàu chính đáng trên mảnh đất kiên cường và có truyền thống “Chống Mỹ” năm xưa.
Chi hội trưởng Chi Hội cựu chiến binh của ấp Chống Mỹ, xã Khánh Bình Dương Lý Quảng, năm nay đã 81 tuổi, cho biết: “Trên địa bàn ấp có nhiều cựu chiến binh tham gia kháng chiến. Khi chiến tranh qua đi, hòa bình lập lại, đất nước thống nhất, người dân cả nước tri ân sâu sắc đến những cán bộ, chiến sĩ đã hi sinh xương máu, tuổi trẻ để đổi lấy độc lập cho dân tộc, tự do của Tổ quốc và hạnh phúc của Nhân dân. Chúng tôi tự hào vì mình cũng là một trong số đó và càng tự hào hơn với truyền thống cách mạng gắn với địa danh “Chống Mỹ” nơi đây.
Cựu chiến binh chúng tôi luôn phát huy tinh thần “thương binh tàn, nhưng không phế”, hăng hái tham gia phát triển kinh tế, xây dựng quê hương và giáo dục con cháu ra sức thi đua học tập, rèn luyện, lao động, sản xuất để xây dựng quê hương. Người dân ở đây ai cũng chăm chỉ lao động, sản xuất, tìm kiếm những mô hình hay để phát triển kinh tế gia đình. Tôi rất vui và tự hào vì ngày xưa anh dũng để chống Mỹ, chiến thắng giặc ngoại xâm, ngày nay phải thắng giặc đói, giặc dốt”.
Trên địa bàn ấp hiện có khoảng 350 hộ và đã “xoá trắng” hộ nghèo vào năm 2023. Dù trải qua nhiều khó khăn nhưng người dân nơi đây luôn bám trụ, phát triển kinh tế tại địa phương, cùng nhau xây dựng quê hương giàu đẹp, nhất là tích cực phát triển sản xuất, kinh doanh gắn với xây dựng nông thôn mới.
Trưởng ấp Chống Mỹ, xã Khánh Bình Nguyễn Quốc Đợi, cho biết: “Nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và phát huy truyền thống cách mạng hào hùng trong chiến tranh, đời sống vật chất, tinh thần của người dân ngày càng phát triển, vươn lên. Vài ba năm trước, nhà ở người dân nới đây phần lớn đều là cây lá tạm bợ nhưng nay gần như được thay thế bằng nhà kiên cố hoặc bán kiên cố. Hoạt động kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp với 2 vụ lúa/năm.
Ngoài ra, địa phương có 222 ha sản xuất lúa - tôm được chuyển dịch từ năm 2000 đến nay. Đây được xem là mô hình phát triển bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu, mang lại hiệu quả kinh tế khá cao. Vừa qua, ấp còn được hỗ trợ phát triển mô sản xuất hình lúa chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn Global GAP, vừa đạt chứng nhận vào tháng 2/2024”.
Cựu chiến binh Nguyễn Thanh Tòng, cho biết thêm: “Sau ngày giải phóng, gia đình tôi vẫn bám trụ sinh sống, phát triển kinh tế gia đình và làm việc tại ấp. Nhờ siêng năng, chịu khó và thực hiện có hiệu quả mô hình trồng lúa, nuôi tôm, cua kết hợp nên kinh tế gia đình tương đối ổn định.
Bên cạnh đó, con trai tôi còn đầu tư kinh doanh nước uống đóng chai. Các mô hình sản xuất, kinh doanh, hàng năm mang về thu nhập từ 300 đến 400 triệu đồng, góp phần phát triển kinh tế gia đình, cùng với địa phương chung tay xây dựng nông thôn mới”.
Ngày nay, trên bản đồ tỉnh Cà Mau có thêm một hệ thống kênh “Chống Mỹ” dài hàng trăm cây số, rút ngắn khoảng cách và thời gian đi lại bằng xuồng từ rừng đước Năm Căn về đến rừng tràm U Minh Hạ. Kẻ địch có thừa bom đạn và các khí tài hiện đại nhưng vẫn không ngăn chặn được mạch lưu thông của những dòng kênh “Chống Mỹ”, góp phần giúp Cà Mau cùng với quân, dân cả nước làm nên đại thắng mùa Xuân năm 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.
Kế thừa và phát huy truyền thống của thế hệ cha anh đi trước, hướng đến kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Chi ủy, Trưởng ấp, các đoàn thể, Nhân dân ấp Chống Mỹ, xã Khánh Bình càng quyết tâm, đoàn kết, chung sức, đồng lòng, vượt qua mọi khó khăn, thử thách. Tiếp tục phát huy truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, “đền ơn đáp nghĩa”, quan tâm, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho Mẹ Việt Nam anh hùng, các gia đình chính sách, thương binh, liệt sĩ, người có công.
Qua đó, đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục thế hệ trẻ hôm nay giữ gìn và phát huy truyền thống cách mạng của cha ông đi trước, không ngừng ra sức thi đua học tập, rèn luyện, lao động, sản xuất, góp phần xây dựng quê hương Chống Mỹ ngày thêm giàu đẹp.
Theo Mỹ Trân/Cổng thông tin điện tử tỉnh Cà Mau
Đôi chân từng chạy loạt sự kiện lớn, bất ngờ sau 6 tháng phải sống nhờ... chống nạng
(NSMT) - Sống một mình trong căn trọ nhỏ cặp khu dân cư Bình Nhựt, quận Bình Thuỷ, TP Cần Thơ, chàng trai Dương Hữu Nghĩa (32 tuổi, ngụ tại huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ) từng là đôi chân chạy hàng loạt các sự kiện lớn nhỏ ở miền Tây, bất ngờ gặp "bạo bệnh" với di chứng "Viêm hoại tử chỏm xương đùi", khiến việc đi lại với anh giờ đây trở nên khó khăn hơn bao giờ hết.
Khi mẹ là cô giáo
Chiến tranh kết thúc, mẹ tôi rời quân ngũ về làng rồi trở thành cô giáo. Làm con của cô giáo khiến tuổi thơ của tôi nhà cũng là trường mà trường cũng là nhà. Áp lực phải học giỏi, phải ngoan vì là con của cô giáo khiến tôi nhiều phen không còn là một đứa trẻ.
Cà Mau: Khởi công Dự án di tích lịch sử chiến thắng Đầm Dơi - Cái Nước - Chà Là hơn 100 tỷ
(NSMT) - Ngày 19/11, tỉnh Cà Mau tổ chức lễ khởi công xây dựng Dự án di tích lịch sử chiến thắng Đầm Dơi - Cái Nước - Chà Là được xếp hạng Di tích quốc gia ở huyện Đầm Dơi. Tham dự chương trình có ông Nguyễn Tiến Hải, Bí thư Tỉnh ủy Cà Mau cùng lãnh đạo và nhân dân địa phương.
Vì sao 19/11 được chọn làm Ngày Quốc tế Nam giới?
(NSMT) - Ngày Quốc tế Nam giới (còn gọi là Ngày Quốc tế Đàn ông) diễn ra vào ngày 19/11 hàng năm, là dịp quan trọng để tôn vinh những đóng góp của phái mạnh đối với xã hội và gia đình, đồng thời nâng cao nhận thức về các vấn đề sức khỏe, tâm lý và xã hội mà nam giới đang phải đối mặt. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về ý nghĩa của ngày lễ, những lời chúc ý nghĩa dành tặng nam giới và những món quà đặc biệt dành cho bạn trai trong dịp này.
Cha mẹ hướng con học 4 ngành này ra trường không lo thất nghiệp
Những ngành học này không chỉ đáp ứng nhu cầu nhân lực hiện tại mà còn hứa hẹn cơ hội việc làm rộng mở trong tương lai.
Vĩnh Long: Khai mạc Liên hoan Gia đình tài tử và Liên hoan Tiếng hát thanh niên Kinh - Hoa – Khmer
(NSMT) - Tối 17/11, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Vĩnh Long phối hợp UBND huyện Mang Thít tổ chức khai mạc Liên hoan Gia đình tài tử và Liên hoan Tiếng hát thanh niên Kinh - Hoa - Khmer tỉnh Vĩnh Long năm 2024.
Uốn nắn con từ lời ăn, tiếng nói
Hiện nay, tình trạng trẻ vị thành niên nói tục, chửi thề, sử dụng tiếng lóng thiếu lành mạnh trong giao tiếp diễn ra khá phổ biến, gây không ít hệ lụy. Phụ huynh cần quan tâm uốn nắn, giáo dục con sửa đổi kịp thời những hành vi xấu…