Văn hóa

Tục lệ tiễn đưa ông Táo về trời

Thứ ba, 25/01/2022, 08:23 AM

(NSMT) - 23 tháng Chạp năm nào cũng vậy, người người nhà nhà cùng chuẩn bị đồ cúng tươm tất và cả cá chép đỏ để làm thủ tục đưa ông Táo về trời báo cáo tình hình của gia đình trong một năm qua lên trên.

Đưa ông Táo về trời là một phong tục lâu đời, là một trong những nét văn hóa dân tộc độc đáo ở Việt Nam vào ngày cuối năm để chuẩn bị chào đón một năm mới đầy hy vọng. Phong tục này là điểm riêng đặc trưng trong văn hóa Việt Nam ta nhằm cầu mong một năm mới sẽ mưa thuận gió hòa, mọi người đều an lành.

Gia đình táo về trời (Ảnh minh họa)

Gia đình táo về trời (Ảnh minh họa)

Theo tục lệ cổ truyền, người Việt tin rằng, hàng năm, cứ đến ngày 23 tháng Chạp âm lịch, Táo Quân lại cưỡi cá chép bay về trời để trình báo mọi việc xảy ra trong gia đình với Ngọc Hoàng. Cho đến đêm Giao thừa Táo Quân mới trở lại trần gian để tiếp tục công việc coi sóc bếp lửa của mình.

Dù phong tục có từ lâu đời nhưng cho đến nay thì không phải ai cũng hiểu được nguồn gốc và tại sao phải duy trì. Truyện xưa ông bà ta kể lại có một đôi vợ chồng tên là Thị Nhi và Trọng Cao, vì chung chăn gối lâu năm mà chưa có được người con nào nên sinh ra chán nản. Vì chuyện nhỏ nhặt mà Trọng Cao đã đuổi Thị Nhi ra khỏi nhà. Sau thời gian lang bạc thì Thị Nhi đã gặp được Phạm Lang và nên duyên chồng vợ. 

Hẳn đó một thời gian sau, vì hiểu được cái sai của mình và nhớ vợ nên Trọng Cao lên đường tìm vợ nhưng bật vô âm tính, gạo thì hết, tiền thì không, hoàn cảnh đẩy đưa Trọng Cao phải xin ăn để sống qua ngày, một ngày nọ anh đã gặp lại được Thị Nhi, cô chỉ muốn đưa anh về nhà để tặng gạo nhưng đúng lúc chồng lại về tới nhà nên Thị Nhi bèn dấu Trọng Cao sau đống rơm.

Ai ngờ đêm đến Phạm Lang nổi lửa đốt đi đống rơm đó, vì sợ Trọng Cao chết mà Thị Nhi không ngần ngại nhảy vào lửa đỏ, Phạm Lang cũng vì thương vợ mà nhảy theo. Vì thấy được tấm lòng tình nghĩa của 3 người mà Ngọc Hoàng đã xem xét phong cho làm vua bếp hay còn gọi là Định phúc Táo Quân.

Ngọc Hoàng giao cho Phạm Lang là Thổ Công trông coi việc trong bếp, Trọng Cao là Thổ Địa trông coi việc trong nhà, còn Thị Nhi là Thổ Kỳ trông coi việc chợ búa. Và truyền thuyết về Ông táo cũng từ đây mà ra, mỗi năm các ông và bà táo về chầu Ngọc Hoàng một lần để báo cáo chuyện trong nhà ở nhân gian.

Vị Táo Quân quanh năm ở trong bếp nên biết hết mọi chuyện hay dở tốt xấu của mọi người, cho nên để Vua Bếp “phù trợ” cho mình được nhiều điều may mắn trong năm mới, người ta thường làm lễ tiễn đưa Ông Táo về chầu Ngọc Hoàng rất trọng thể.

Nhà Táo về chầu trời với những tấu sớ (Ảnh minh họa)

Nhà Táo về chầu trời với những tấu sớ (Ảnh minh họa)

Người ta thường mua hai mũ Ông Táo có hai cánh chuồn và một mũ dành cho Táo Bà không có cánh chuồn, ba cái áo bằng giấy cùng một con cá chép (còn sống hoặc bằng giấy, hoặc cũng có thể dùng loại vàng mã gọi là “cò bay ngựa chạy”) để làm phương tiện cho “Vua Bếp” lên chầu trời.

Ông Táo sẽ tâu với Ngọc Hoàng về việc làm ăn, cư xử của mỗi gia đình dưới hạ giới. Lễ cúng thường diễn ra trước 12h trưa, sau khi cúng xong, người ta sẽ hóa vàng đồ lễ, nếu có cá sống thì sẽ đem thả xuống sông, hồ, biển hay giếng nước, tùy theo khu vực họ sinh sống.

Ông bà xưa hay bảo rằng, sau khi được Táo quân bẩm báo về tình hình trong 1 năm qua tại nhân gian, Ngọc Hoàng sẽ định đoạt cho gia đạo đó là khen thưởng hay trách phạt. Vì vậy mà khi đưa ông táo về trời người thường làm lễ cúng linh đình cầu mong ông bẩm tấu điều tốt đẹp để được bình an và may mắn trong năm tiếp theo.

Lễ vật cúng tiễn "gia đình" Táo quân mỗi nơi sẽ được cha ông truyền lại một cách khác nhau phù hợp theo lối sống vùng miền nhưng nhìn chung về cơ bản vẫn không thể nào thiếu được 3 chiếc nón của 2 Táo ông và Táo bà và đôi hoặc 3 con cá chép làm phương tiện chở ông Táo về chầu trời với bông hoa bánh trái.

Mâm lễ cúng ông Táo (Ảnh: st)

Mâm lễ cúng ông Táo (Ảnh: st)

Hơn nữa lễ cúng ông công ông táo cũng không rườm rà như những nghi thức lễ khác và mỗi vùng sẽ có bài cúng riêng. Sau khi kết thúc nghi lễ các đồ mũ áo và giấy tiền sẽ được đốt gửi cho các ông. Cá chép và các vật cúng khác sẽ được phóng sanh dưới sông để đưa ông về chầu trời. Phong tục thả cá phóng sanh còn mang nét đẹp từ bi mang lại sự tịnh tâm an nhàn cho gia đạo. 

Mộc An (T/H)  
Cà Mau: Khởi công Dự án di tích lịch sử chiến thắng Đầm Dơi - Cái Nước - Chà Là hơn 100 tỷ

Cà Mau: Khởi công Dự án di tích lịch sử chiến thắng Đầm Dơi - Cái Nước - Chà Là hơn 100 tỷ

(NSMT) - Ngày 19/11, tỉnh Cà Mau tổ chức lễ khởi công xây dựng Dự án di tích lịch sử chiến thắng Đầm Dơi - Cái Nước - Chà Là được xếp hạng Di tích quốc gia ở huyện Đầm Dơi. Tham dự chương trình có ông Nguyễn Tiến Hải, Bí thư Tỉnh ủy Cà Mau cùng lãnh đạo và nhân dân địa phương.

Vì sao 19/11 được chọn làm Ngày Quốc tế Nam giới?

Vì sao 19/11 được chọn làm Ngày Quốc tế Nam giới?

(NSMT) - Ngày Quốc tế Nam giới (còn gọi là Ngày Quốc tế Đàn ông) diễn ra vào ngày 19/11 hàng năm, là dịp quan trọng để tôn vinh những đóng góp của phái mạnh đối với xã hội và gia đình, đồng thời nâng cao nhận thức về các vấn đề sức khỏe, tâm lý và xã hội mà nam giới đang phải đối mặt. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về ý nghĩa của ngày lễ, những lời chúc ý nghĩa dành tặng nam giới và những món quà đặc biệt dành cho bạn trai trong dịp này.

Cha mẹ hướng con học 4 ngành này ra trường không lo thất nghiệp

Cha mẹ hướng con học 4 ngành này ra trường không lo thất nghiệp

Những ngành học này không chỉ đáp ứng nhu cầu nhân lực hiện tại mà còn hứa hẹn cơ hội việc làm rộng mở trong tương lai.

Vĩnh Long: Khai mạc Liên hoan Gia đình tài tử và Liên hoan Tiếng hát thanh niên Kinh - Hoa – Khmer

Vĩnh Long: Khai mạc Liên hoan Gia đình tài tử và Liên hoan Tiếng hát thanh niên Kinh - Hoa – Khmer

(NSMT) - Tối 17/11, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Vĩnh Long phối hợp UBND huyện Mang Thít tổ chức khai mạc Liên hoan Gia đình tài tử và Liên hoan Tiếng hát thanh niên Kinh - Hoa - Khmer tỉnh Vĩnh Long năm 2024.

Uốn nắn con từ lời ăn, tiếng nói

Uốn nắn con từ lời ăn, tiếng nói

Hiện nay, tình trạng trẻ vị thành niên nói tục, chửi thề, sử dụng tiếng lóng thiếu lành mạnh trong giao tiếp diễn ra khá phổ biến, gây không ít hệ lụy. Phụ huynh cần quan tâm uốn nắn, giáo dục con sửa đổi kịp thời những hành vi xấu…

Festival Gạch Gốm Đỏ - Kinh tế Xanh Vĩnh Long bước đi tiên phong, thể hiện sự đổi mới sáng tạo của địa phương

Festival Gạch Gốm Đỏ - Kinh tế Xanh Vĩnh Long bước đi tiên phong, thể hiện sự đổi mới sáng tạo của địa phương

(NSMT) - Tối 16/11, Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long đã tổ chức lễ khai mạc Festival Gạch Gốm đỏ - Kinh tế Xanh tỉnh Vĩnh Long lần I năm 2024 tại Làng nghề sản xuất gạch, gốm kênh Thầy Cai (xã Nhơn Phú-huyện Mang Thít). Ông Hồ Đức Phớc - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ tới dự và phát biểu chỉ đạo.

Vĩnh Long: Khai mạc triển lãm ảnh nghệ thuật Môi trường xanh – Cuộc sống xanh – Du lịch xanh

Vĩnh Long: Khai mạc triển lãm ảnh nghệ thuật Môi trường xanh – Cuộc sống xanh – Du lịch xanh

(NSMT) – Sáng 16/11, tại khu dân cư T&T Phước Thọ, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Vĩnh Long phối hợp cùng Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh tổ chức tổng kết, trao giải và khai mạc triển lãm ảnh nghệ thuật chủ đề “Môi trường xanh – Cuộc sống xanh – Du lịch xanh”.