Xử lý thế nào khi con cái trưởng thành vẫn "ăn bám" cha mẹ?
Nhiều người dù đã trưởng thành, có công việc ổn định nhưng vẫn phụ thuộc tài chính, thậm chí sống bám cha mẹ. Chuyện tưởng như vô lí nhưng lại diễn ra khá phổ biến trong xã hội hiện đại.
Mặc dù có trình độ học vấn và kết nối xã hội tốt hơn so với thế hệ trước nhưng nhiều thanh niên ở độ tuổi 20 và 30 ngày càng không thể tự duy trì cuộc sống của bản thân.
Nhiều người phải duy trì cuộc sống bằng cách vay mượn bạn bè hoặc sống phụ thuộc cha mẹ. Sự "ăn bám" của con cũng có thể ảnh hưởng đến khoản tiền tiết kiệm dành cho tuổi già của nhiều bậc phụ huynh.
Theo thống kê ở Anh, khoảng 620.000 người trẻ trưởng thành ở Anh vẫn sống cùng bố mẹ. Trong khi đó, tỷ lệ người trẻ sống với gia đình ở Mỹ đã tăng 87% trong 20 năm qua, trong đó 50% Gen Z (những người sinh từ năm 1996 đến 2010) chọn ở cùng số bố mẹ.
Tương tự, theo báo cáo của Cục Thống kê Hàn Quốc, đất nước này có tổng cộng 54,8% người dân độc thân ở độ tuổi 30 đang sống với cha mẹ thay vì ở riêng. Báo cáo cho thấy 62,3% những người chưa kết hôn trong độ tuổi từ 20 đến 44 đang sống với cha mẹ của họ. Trong số đó, 42,1% không có việc làm.
Khảo sát của nhóm Better Money Habits từ Bank of America cũng cho thấy 46% gen Z nhận được sự hỗ trợ tài chính từ bố mẹ, hơn 3% cho biết họ đang được bạn bè giúp đỡ, trong khi 9% nhận trợ cấp từ chính phủ. Điều này cho thấy 54% gen Z đang nhận một hình thức hỗ trợ tài chính nào đó.
Trong khi đó, báo cáo công ty dịch vụ tài chính Daily Pay cho biết thêm, có 25% người độ tuổi 30-34 thừa nhận bố mẹ chi trả giúp hóa đơn. Trong khi đó, có chỉ khoảng 45% người độ tuổi 18-34 độc lập tài chính.
Nguyên nhân cho vấn đề này được nhiều chuyên gia chỉ ra là do người trẻ không kiếm đủ tiền để trang trải cuộc sống mà họ muốn vì chi phí sinh hoạt cao. Họ khó tiết kiệm tương lai, nợ tiền học, tiền sinh hoạt, không thể mua nhà hoặc tìm kiếm bạn đời nên sống phụ thuộc cha mẹ là cách duy nhất để họ tồn tại.
Tuy nhiên, nhiều người sống "ăn bám" vì họ không muốn tự lập. Điều này gây ra nhiều vấn đề cho tương lai của các gia đình. Theo giới chuyên gia, trong tình huống như vậy, cha mẹ nên định hướng lại lối sống và tư duy tài chính cho con.
Hiểu rõ tình hình
Đầu tiên, cha mẹ phải xem xét hoàn cảnh của con: Có phải con không thể đáp ứng các chi phí trong cuộc sống? Thông thường có hai trường hợp. Tình huống thứ nhất, con có thu nhập thấp và không đủ để trang trải cuộc sống.
“Trong tình huống thứ hai, con đang kiếm được một khoản tiền hợp lý để trang trải chi phí nhưng vẫn vay tiền cha mẹ một lần trong 3-6 tháng. Đây là dấu hiệu con cái bạn đang chi tiêu quá mức”, Suresh Sadagopan, một nhà hoạch định tài chính có trụ sở tại Mumbai - Ấn Độ cho biết.
Trong cả hai trường hợp, phụ huynh đều cần trò chuyện với con mình. “Phụ huynh sẽ phải đưa ra giới hạn. Nói cách khác, bạn sẽ phải yêu cầu con cái lo liệu các nhu cầu chi tiêu thường xuyên của chúng như liệt kê các chi phí hàng tháng sao cho hợp lý trước khi xem xét có thực sự cần hỗ trợ cho con hay không”, Sadagopan nói.
Hậu quả của việc phụ thuộc tài chính
Nếu con cái trưởng thành vẫn sống phụ thuộc cha mẹ và không độc lập về tài chính, điều đó không chỉ cản trở sự phát triển trong tương lai của con mà còn cả tình hình tài chính của gia đình.
“Nếu bạn không nói chuyện với con về việc tiết kiệm và cách chi tiêu, nhu cầu của con sẽ tiếp tục tăng lên khi con chi tiêu nhiều hơn và vay mượn nhiều hơn. Tốt hơn hết là nên đối thoại ngay từ đầu để con không đi theo con đường đó”, Sadagopan nói.
Thời điểm thích hợp để trò chuyện với con là ngay khi cha mẹ bắt đầu cho con một khoản trợ cấp ở trường phổ thông hoặc đại học.
Shyam Sunder, Giám đốc điều hành của Peakalpha Investment Services Pvt Ltd, khuyên: “Cuộc trò chuyện về tiền bạc mà bạn nói với con khi con còn nhỏ sẽ hình thành những thói quen đúng đắn và nó sẽ ăn sâu vào tiềm thức ngay từ thời thơ ấu”.
Nhiều cách khác để hỗ trợ con
hay vì hỗ trợ con về mặt tài chính, cha mẹ có thể dạy con những kiến thức cơ bản về lĩnh vực này.
“Cha mẹ nên khuyến khích con cái tiết kiệm. Bạn cần dựa vào một số quy tắc phổ biến để dạy con lập kế hoạch tài chính. Ví dụ, bạn có thể dạy con quy tắc ngón tay cái 20%. Trước tiên, hãy để dành 20% thu nhập của con và sau đó chi tiêu phần còn lại. Khoản tiết kiệm 20% có thể hoạt động nhằm lập ngân sách và làm quỹ khẩn cấp", Sunder nói.
Con có thể bắt đầu bằng cách cắt giảm các chi phí để tăng tiết kiệm: giảm bữa ăn tại nhà hàng, tránh tham gia các buổi hòa nhạc đắt tiền và bỏ các chuyến đi sử dụng taxi.
Một khi con thoát khỏi thói quen nợ nần, con có thể bắt đầu đưa ra những lựa chọn đầu tư thông minh và đạt được các mục tiêu tài chính của riêng mình.
Tiếp theo, cha mẹ có thể giúp con đầu tư. Mặc dù cha mẹ đều sẵn sàng chăm sóc con mình nhưng điều quan trọng là chúng phải tự biết cách chăm sóc bản thân.
Cần Thơ thực hiện nhiều biện pháp bảo đảm đón Tết Nguyên đán năm 2025 vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm
Thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các biện pháp bảo đảm đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm. UBND thành phố Cần Thơ đã thống nhất chủ trương tổ chức thực hiện chi trước lương tháng 02/2025 cho cán bộ, công chức; viên chức, người lao động và trợ cấp tháng 02/2025 cho các đối tượng chính sách, người có công, đối tượng hưu trí, đối tượng bảo trợ xã hội,… trên địa bàn thành phố trước ngày 24/01/2025.
Cần Thơ: Phường Thới Bình tổ chức chương trình “Xuân gắn kết – Tết sẻ chia” năm 2025
(NSMT) - Ủy ban nhân dân Phường Thới Bình phối hợp cùng Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận và Nhà Văn hóa thiếu nhi quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ vừa tổ chức chương trình “Xuân gắn kết – Tết sẻ chia” năm 2025.
Đại học Nam Cần Thơ đưa vào sử dụng Viện Khoa học Sức khỏe DNC trị giá hơn 750 tỷ đồng
(NSMT) - Trường Đại học Nam Cần Thơ (DNC) vừa tổ chức Lễ Khánh thành Viện Khoa học sức khỏe DNC và Kỷ niệm 12 năm thành lập Trường (25/1/2013-25/1/2025).
Điểm đến vui chơi đặc biệt dành cho các em nhỏ mồ côi, cơ nhỡ tại Xuân Yêu Thương 2025
Chiều 18/01, Tạp chí Gia Đình Việt Nam tại TP Cần Thơ tổ chức buổi tham quan, vui chơi và trải nghiệm đầy ý nghĩa cho hơn 300 em mồ côi, cơ nhỡ, khuyết tật và có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại TP Cần Thơ, Hậu Giang và Vĩnh Long tại Làng du lịch Mỹ Khánh. Đây là hoạt động đặc biệt nằm trong khuôn khổ chương trình Xuân Yêu Thương 2025, mang lại niềm vui và sự ấm áp cho các em trong dịp Tết đến xuân về.
Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng làm Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Long
(NSMT) – Chiều 18/1, tại Tỉnh ủy Vĩnh Long, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng đã trao quyết định của Bộ Chính trị điều động, chỉ định ông Trần Tiến Dũng làm Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Long nhiệm kỳ 2020-2025.
Cà Mau tổ chức Họp mặt báo chí mừng Đảng, mừng Xuân Ất Tỵ năm 2025
(NSMT) - Chiều 17/1, trong khí khí hân hoan đón chào xuân mới, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ Việt Nam tỉnh Cà Mau tổ chức cuộc họp mặt báo chí mừng Đảng, mừng Xuân Ất Tỵ năm 2025.
Ông Nguyễn Hồ Hải làm Bí thư Tỉnh ủy Cà Mau
(NSMT) – Ngày 18/1, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Cà Mau, Bộ Chính trị công bố quyết định ông Nguyễn Hồ Hải được điều động, chỉ định giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Cà Mau thay ông Nguyễn Tiến Hải giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang.