Văn hóa

Xuân Nhâm Dần bàn tín ngưỡng thờ Hổ ở Nam Bộ

Thứ tư, 02/02/2022, 09:00 AM

Ngày xưa, người Nam Bộ có tục lệ vào ngày mồng ba Tết Nguyên đán phải dán trước cửa nhà một mảnh giấy đỏ có vẽ hình cọp để trấn giữ tà ma, yêu quái, điều xui rủi xảy đến trong gia đình mình. Cạnh đó nhiều người tin rằng “ông cọp” bảo vệ trẻ con, khi trẻ con bị bệnh chỉ cần vuốt râu ông thì sẽ khỏi.

Cọp trong tín ngưỡng2022 là năm Nhâm Dần, tức hổ. Đây là con vật được người châu Á coi là “chúa tể của rừng xanh”. Trước đây, khi đối mặt với hổ coi như đối mặt với tử thần. Oai quyền của loài vật này khiến con người phải gọi hổ bằng ông, bằng ngài; rồi dần dà “ông hổ” đã trở thành linh vật được đưa vào các gian thờ ở đình, chùa, miếu mạo. Khi thờ hổ, mọi người cảm nhận được sự an toàn bởi được che chở từ một thế lực mạnh mẽ. Tại Việt Nam, tục thờ hổ phổ biến ở miền Nam hơn cả.

Nhân dịp Xuân Nhâm Dần sắp tới, PV báo Gia đình Việt Nam đã tìm tới một số địa danh để tìm hiểu rõ hơn về tín ngưỡng này.

Đầu tiên, chúng tôi tìm về Long Xuyên (An Giang) để đến địa danh cù lao Ông Hổ nổi tiếng. Ngay tại cổng chào Cù Lao, 2 bức tượng hổ to lớn được tạc bằng đá đứng uy nghi. Theo người dân địa phương, có hai truyền thuyết giải thích về địa danh “Ông Hổ” này. Đầu tiên là câu chuyện hai vợ chồng lão tiều phu chèo xuồng đi kiếm củi bất ngờ phát hiện trên sông có một con hổ con đói rét bèn đem về nhà nuôi dưỡng. Lớn lên, con hổ rất hiền lành. Khi hai ông bà qua đời, hổ cũng bặt tăm nhưng mỗi năm đúng vào ngày giỗ của hai ông bà, nó lại mang heo rừng về cúng bên hai ngôi mộ.

Tín ngưỡng thờ hổ của người dân Nam bộ đã có từ thủa khai sơn, lập ấp.

Tín ngưỡng thờ hổ của người dân Nam bộ đã có từ thủa khai sơn, lập ấp.

Câu chuyện thứ hai là có một năm, nước sông Hậu dâng cao tràn ngập đất cù lao. Gia đình nọ phát hiện một chú hổ con bị kiệt sức, sắp chết đuối. Họ vớt hổ con đưa về chăm sóc, nuôi dưỡng. Hàng ngày hổ thường vào rừng săn bắt muông thú về cho gia chủ. Gia đình ấy có một cô con gái bị mù. Hằng ngày, hổ cõng cô vào rừng làm rẫy. Khi cô gái mắc bệnh qua đời, Hổ buồn rầu nhịn ăn mà chết. Từ hai câu chuyện trên, người dân cố cựu đặt tên làng là cù lao Ông Hổ.

Địa điểm tiếp theo mà chúng tôi ghé đến là vùng Thất Sơn (An Giang) hùng vĩ, nơi đây vốn được xem là giang sơn của loài cọp trong quá khứ. Bao đời nay người ta cũng truyền tai nhau những câu chuyện về cọp để lý giải cho tín ngưỡng thờ cúng “ông Ba Mươi”. Điển hình là huyền thoại về ông Tăng Chủ, đại đệ tử của Phật Thầy Tây An, nhiều lần đánh cọp, giúp dân. Có lần, ông giúp một con cọp trắng bị hóc xương khỏi bệnh. Cọp nhớ ơn nên đã mang heo rừng về dâng để tỏ lòng kính trọng. Ông đã khuyên con bạch hổ đó theo đường tu hành, về sau cọp chết, người dân cũng lập một ngôi miếu thờ gần chùa Trại Ruộng (xã Thới Sơn, Tịnh Biên).

Vùng Bảy Núi vốn được cho là nơi định cư của loài cọp trắng. Minh chứng rõ ràng nhất là núi Bạch Hổ, một tên gọi khác của núi Cấm. Tương truyền, cọp trắng trên núi Cấm là cọp tu nên không hề làm hại dân lành. Ngược lại, cọp trên núi Bà Đội Om là giống cọp vằn rất hung tợn, thường hay nhiễu hại chúng sinh. Bởi vậy nên đã có những cuộc chạm trán giữa đàn cọp của hai ngọn núi ở khá gần nhau này. Ngày nay, trên núi Cấm vẫn còn dấu vết hang “ông Hổ” ở khu vực vồ Thiên Tuế, khách hành hương đến cúng bái quanh năm.

 Diệt cọp rồi lại thờ cọp, vì sao?Tại Nam Bộ, những câu chuyện tương tự về “ông Cọp” như hai địa danh trên không thiếu, chủ yếu là để giải thích cho sự sùng bái của con người dành cho loài “chúa tể rừng xanh”. Thực tế, khi đến các tỉnh Nam Bộ, chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh “ông 30” ngự trị một góc riêng trong các đình, miếu, lăng mộ để được thờ cúng hương quả; với các tên gọi như Hổ thần, Mãnh hổ Sơn quân, Bạch Hổ, Chúa Sơn Lâm… Trước các đình cũng thường có bức bình phong được chạm trổ, đắp phù điêu, vẽ thể hiện hình tượng uy nghi, oai dũng của vị “chúa tể rừng xanh”.

Lý giải về tín ngưỡng thờ hổ ở Nam Bộ, các nhà nghiên cứu cho rằng có sự phức tạp trong tâm lý của các lưu dân xưa kia. Sự thật là vào thế kỷ XVII, XVIII, cọp ở miền Nam nhiều vô kể. Chúng sống rải rác ở khắp nơi, ở các cánh rừng ngập mặn tại các cửa của sông Tiền, sông Hậu, kể cả những nơi đã được khai hoang khá sớm như Sài Gòn, Vĩnh Long, Bến Tre... Tác giả sách Gia Định thành thông chí đã phải thốt lên rằng: “Xứ này nhiều cá sấu và cọp dữ”. Hổ không chỉ ở tận rừng sâu mà nó còn lảng vảng quanh làng làm cho ai cũng khiếp sợ.

Mộ ông Hổ trong Bửu Long Cổ (chùa ông Hổ) trên cù lao Ông Hổ.

Mộ ông Hổ trong Bửu Long Cổ (chùa ông Hổ) trên cù lao Ông Hổ.

Ban đầu, thức ăn chủ yếu của cọp là heo rừng, nai và các loài ăn cỏ khác. Nhưng dần dần, các con thú này biết cách lẩn tránh để bảo toàn mạng sống. Thức ăn ngày càng khan hiếm nên cọp mò về những nơi có dân cư sinh sống để tìm người ăn thịt. Chính vì quá khiếp sợ nên ai cũng tìm cách diệt cọp. Những người diệt được cọp còn được coi như anh hùng của cộng đồng.

Diệt cọp rồi lại thờ cọp, nghe có vẻ mâu thuẫn quá lớn. Về điều này, các nhà nghiên cứu giải thích rằng: Vì sự an toàn của bản thân, con người phải giết cọp. Nhưng trước sức mạnh của loài vật này họ vẫn rất e sợ. Vì vậy họ lại phải thờ cọp một cách tôn kính để mong chúng không quay trở lại trả thù hay làm hại tới cuộc sống của cộng đồng. Mặt khác, tên gọi “chúa sơn lâm” đã thể hiện rõ việc hổ chính là đại diện của mẹ thiên nhiên vĩ đại. Con người bao đời nay đều muốn chinh phục, khai thác thiên nhiên. Nhưng đứng trước thiên nhiên, chúng ta vẫn vô cùng nhỏ bé. Nếu không kính trọng thiên nhiên, chính con người sẽ bị hủy hoại.

Khánh An  
Kiên Giang: Khởi công xây dựng 22 căn nhà trong chương trình “Xóa nhà tạm, nhà dột nát” trên địa bàn huyện Giồng Riềng

Kiên Giang: Khởi công xây dựng 22 căn nhà trong chương trình “Xóa nhà tạm, nhà dột nát” trên địa bàn huyện Giồng Riềng

Nhằm triển khai thực hiện chủ trương xóa nhà tạm, nhà dột nát, sáng ngày 28.3.2025, Bộ CHQS tỉnh Kiên Giang, Ban chỉ đạo “Xóa nhà tạm, nhà dột nát” huyện Giồng Riềng đã tổ chức Lễ Khởi công xây dựng công trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn xã Ngọc Thành, huyện Giồng Riềng.

Sóc Trăng tổ chức đoàn khảo sát kết nối du lịch

Sóc Trăng tổ chức đoàn khảo sát kết nối du lịch

Chiều 27/3, Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch Sóc Trăng tổ chức đoàn Famtrip khảo sát kết nối khai thác phát triẻn sản phẩm du lịch giữa tỉnh này với TP.HCM và các tỉnh, thành khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Đoàn có hơn 100 người là lãnh đạo, cán bộ ngành du lịch, đại diện doanh nghiệp lữ hành du lịch, chủ các nhà hàng, khách sạn TP.HCM và các tỉnh, thành miền Tây.

Tuổi trẻ Công an Sóc Trăng tổ chức Chương trình “Hành trình tình nguyện - Trao nhận yêu thương”

Tuổi trẻ Công an Sóc Trăng tổ chức Chương trình “Hành trình tình nguyện - Trao nhận yêu thương”

Ngày 25/3, Ban Thanh niên Công an tỉnh Sóc Trăng tổ chức các hoạt động chào mừng kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2025) trên địa bàn huyện Thạnh Trị, huyện Mỹ Xuyên và thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng.

Học sinh Sóc Trăng đạt giải cao tại Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia

Học sinh Sóc Trăng đạt giải cao tại Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia

Ngày 21.3, tại Trường Đại Học Tôn Đức Thắng (TP.Hồ Chí Minh) đã diễn ra bế mạc Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật (KHKT) cấp quốc gia dành cho học sinh trung học năm học 2024-2025. Cuộc thi do Bộ GD&ĐT, UBND TP.Hồ Chí Minh, Sở GD&ĐT TP.Hồ Chí Minh phối hợp tổ chức. Tại cuộc thi này, học sinh Sóc Trăng đã xuất sắc đạt giải cao.

Cần Thơ: Trường THPT An Khánh tổ chức Hội thi Nét đẹp học đường lần thứ V năm 2025

Cần Thơ: Trường THPT An Khánh tổ chức Hội thi Nét đẹp học đường lần thứ V năm 2025

(NSMT) - Ngày 25/3, anh Thạch Quốc Phong - Bí thư Đoàn Trường THPT An Khánh, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ cho biết, vừa tổ chức thành công Chung kết Hội thi Nét đẹp học đường Trường THPT An Khách lần thứ V năm 2025.

Cần Thơ: Trường THPT Châu Văn Liêm tổ chức hội trại Chào mừng 94 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh

Cần Thơ: Trường THPT Châu Văn Liêm tổ chức hội trại Chào mừng 94 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh

(NSMT) - Nhân dịp kỷ niệm 94 năm ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2025), Trường THPT Châu Văn Liêm (quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ) đã tổ chức nhiều hoạt động trong ngày Hội trại truyền thống 26/3 nhằm tạo sân chơi vui tươi, năng động cho các em học sinh.

Cần Thơ: Nâng cao giá trị hạnh phúc gia đình thông qua hội thi nấu ăn

Cần Thơ: Nâng cao giá trị hạnh phúc gia đình thông qua hội thi nấu ăn

Một cuộc thi “mini” về nấu ăn cho các gia đình để nâng cao nhận thức cán bộ, công chức, người lao động về tầm quan trọng của hạnh phúc gia đình đã được tổ chức tại một xã vùng sâu của Cần Thơ.