Sống khỏe

11 thói quen nên thực hiện mỗi ngày để hệ miễn dịch khỏe mạnh trong mùa dịch

Thứ tư, 07/07/2021, 14:54 PM

BS Trần Quốc Khánh - Khoa phẫu thuật cột sống - Bệnh Viện Hữu Nghị Việt Đức chỉ ra 11 điều nên thực hiện mỗi ngày để tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, bảo vệ sức khỏe mùa dịch.

Khi dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến phức tạp, việc bảo vệ sức khỏe bằng cách tăng cường miễn dịch là một trong những giải pháp tự vệ hàng đầu để hỗ trợ phòng ngừa và chống chọi với sự xâm nhập của virus.

Bác sĩ/Thạc sĩ Trần Quốc Khánh - Khoa phẫu thuật cột sống - Bệnh Viện Hữu Nghị Việt Đức cho biết: "Giai đoạn này song song với thực hành những giải pháp dự phòng như 5K, tiêm chủng thì mỗi chúng ta cần ý thức việc tập trung chủ động nâng cao sức đề kháng cho bản thân cũng như các thành viên trong gia đình vì đây chính là "chìa khóa" giúp cơ thể luôn khoẻ mạnh trong mọi thời điểm sống".

page-15125464

Bác sĩ / Thạc sĩ Trần Quốc Khánh- Khoa phẫu thuật cột sống - Bệnh Viện Hữu Nghị Việt Đức.

BS Trần Quốc Khánh khuyên 11 điều nên thực hiện đều đặn mỗi ngày để giúp tăng hệ miễn dịch cho cơ thể, bảo vệ sức khỏe trong mùa dịch COVID-19.

Uống đủ nước mỗi ngày

he-mien-dich-1-15113950

Ảnh minh họa

Mỗi người trưởng thành mỗi ngày chúng ta cần khoảng 3 lít nước (tương đương 15.5 cốc nước với nam giới) và 2.5 lít nước (tương đương 11,5 cốc nước với nữ giới) trong đó 20% lượng nước này nhận từ thực phẩm. Ngoài ra mọi người cần tăng cường uống thêm nước khi lao động nặng, khi vận động thể dục, thời tiết nắng nóng, mang thai, sốt, nôn ói tiêu chảy, ngồi điều hoà nhiều...

Cân bằng chế độ dinh dưỡng

Dinh dưỡng cần bằng 4 thành phần: Protein, Lipid, Tinh bột, Chất xơ cùng vitamin và khoáng chất.

+ Tăng cường rau củ quả và các loại hạt cũng như những “kháng sinh tự nhiên” như hành, tỏi, nghệ, gừng, mật ong, ớt đỏ, tiêu đen

+ Bổ sung chất béo lành mạnh mỗi ngày, đặc biệt là omega-3.

+ Bổ sung thực phẩm lên men & probiotic như sữa chua, dưa cải bắp,  kim chi, natto...

+ Sáng ăn nhiều, trưa ăn vừa, tối ăn ít.

+ Giảm đồ ngọt, fast food, đồ chiên rán quay nướng.

Vệ sinh thường trực

he-mien-dich-3-15113956

Ảnh minh họa

+ Rửa tay là một trong những thói quen vệ sinh lành mạnh nhất mà chúng ta có thể làm cho chính mình nhưng mọi người đang dần lãng quên.

Luôn rửa tay trước khi ăn, trước khi đưa tay lên vùng mặt (Để dụi mắt, gãi ngữa..), sau khi đi chợ hoặc ra chỗ đông người về, sau khi đếm tiền, sau khi đi vệ sinh, sau khi hắt hơi xì mũi, sau khi chăm người ốm, sau khi chăm sóc gia súc gia cầm.

+ Hạn chế tụ tập nơi đông người và nơi có điều hoà dùng chung (Siêu thị, trung tâm thương mại, chỗ cắt tóc, quán cafe...)

+ Tẩy giun 6 tháng 1 lần cho cả gia đình.

+ Khẩu trang khi ra ngoài.

+ Tuyệt đối không khạc nhổ bừa bãi, nguy cơ lây nhiễm bệnh rất cao khi thói quen này của chúng ta vẫn đang còn.

Tập thể dục mỗi ngày

he-mien-dich-4-1511404

Ảnh minh họa

Các nghiên cứu chỉ ra rằng ngay cả một buổi tập thể dục vừa phải cũng có tác dụng giảm tình trạng viêm, giúp các tế bào miễn dịch tái tạo mạnh mẽ và tăng hiệu quả của vắc - xin ở những người có hệ miễn dịch bị tổn thương. Hầu hết mọi người nên tập thể dục 150 phút 1 tuần (Tức là ít nhất 30 phút mỗi ngày trong 5 ngày/1 tuần) với những môn như đi bộ, đạp xem yoga, bơi, chạy bộ, bóng bàn...

Ngủ đủ giấc Thiếu ngủ là một trong những yếu tố làm tổn thương hệ miễn dich của chúng ta khi cơ thể không có đủ thời gian nghỉ ngơi để sữa chữa những khuyết tổn và tái tại các tế bào mới. Người lớn đảm bảo đủ 6 tiếng mỗi ngày, trẻ em và người đau ốm cần ngủ nhiều hơn. Mọi người cũng nên ngủ trước 22h30 để đảm bảo ngủ đủ giấc.

Thực phẩm bổ sung và vitamin thiết yếu

+ Thực phẩm bổ sung có thể tăng cường phản ứng miễn dịch, tuy nhiên chúng ta nên mua và sử dụng những sản phẩm đã được kiểm nghiệm độc lập bởi 3 tổ chức là: Dược điển Hoa Kỳ (USP), Trung tâm hợp tác về an toàn thực phẩm và nước uống quốc tế của WHO (NSF) và Consumner Lab của Mỹ.

he-mien-dich-2-15113964

Ảnh minh họa

+ Vitamin C góp phần bảo vệ miễn dịch bằng cách hỗ trợ chức năng tế bào chống lại quá trình oxy hóa. Cách tốt nhất để bổ sung nguồn Vitamin C là thông qua thực phẩm như cam, chanh, bưởi, dâu tây, rau bina, kiwi...

+ Vitamin D có thể tăng cường phản ứng miễn dịch và có thể bảo vệ chúng ta khỏi các tình trạng viêm nhiễm đường hô hấp. Nó thường được gọi là “Vitamin ánh nắng mặt trời” vì ánh sáng mặt trời đóng vai trò quan trọng giúp cơ thể tổng hợp 80% nguồn vitamin D nội sinh cho cơ thể ngay dưới da. Chỉ cần 30 phút phút tiếp xúc với ánh nắng mặt trời hàng ngày.

Xây dựng lối sống lành mạnh

+ Ngủ đủ giấc

+ Hạn chế rượu, đặc biệt rượu mạnh trên 30 độ

+ Nói không với thuốc lá

+ Duy trì cân nặng vừa phải, BMI từ 18.5 -> 24.9

+ Giảm tối đa thời gian ngồi điều hoà, tăng thời gian ở ngoài với thiên nhiên...

Tư duy tích cực, lạc quan

he-mien-dich-6-15114296

Ảnh minh họa

Trạng thái tinh thần ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe thể chất. Các chuyên gia tại Johns Hopkins Medicine phát hiện ra rằng người suy nghĩ tích cực ít có nguy cơ bị đau tim hơn những người “tiêu cực”. Một nghiên cứu của Đại học Kansas cũng cho thấy rằng mỉm cười làm giảm huyết áp trong các tình huống căng thẳng. Cảm xúc tiêu cực có thể làm suy yếu phản ứng miễn dịch vô cùng lớn. Vì vậy,  hãy luôn thực hành chánh niệm, gặp gỡ người lạc quan và biết ơn với những gì mình nhận được...

Tiêm chủng đầy đủ

Chúng ta cần tiêm chủng đầy đủ cho các con theo chương trình tiêm chủng mở rộng. Với người lớn tiêm phòng cúm hằng năm cũng rất quan trọng.

Kiểm tra sức khoẻ định kỳ

he-mien-dich-7-15114223

Ảnh minh họa

Giúp phát hiện sớm những thương tổn và sửa chữa kịp thời như viêm xoang, viêm họng, viêm dạ dày, viêm gan, táo bón, bệnh lý tim bẩm sinh, bệnh lý sỏi thận, loãng xương...

Lưu tâm với người già

Người già đồng nghĩa với hệ miễn dịch suy giảm ngoài ra còn dễ bị “Suy dinh dưỡng vi chất dinh dưỡng” do ăn ít và thường chỉ ăn một vài thực phẩm nhất định.

Tốt nhất với người già (cũng giống con trẻ) nên đảm bảo có đủ 5 bữa/ngày và đa dạng khẩu phần ăn.

Theo Hoàng Ly (giadinhvietnam online)

Lời khuyên

Lời khuyên "vàng" cho người cao huyết áp

Cao huyết áp là một bệnh lý tim mạch mãn tính, vì vậy người bệnh cần hiểu biết các thông tin để tăng hiệu quả điều trị, hạn chế tối đa các biến chứng có thể xảy ra.

Ca ghép thận thành công đầu tiên tại Đồng bằng sông Cửu Long

Ca ghép thận thành công đầu tiên tại Đồng bằng sông Cửu Long

(NSMT) - Sau 02 tuần tiến hành phẫu thuật lấy thận, người hiến thận cho bệnh nhân hiện đã bình phục và trở lại cuộc sống bình thường. Còn phía bệnh nhân nhận thận, sức khỏe cũng đã ổn định, các chỉ số cận lâm sàng tiến triển thuận lợi, các chức năng thận của bệnh nhân đã phục hồi gần như bình thường.

3 quy tắc

3 quy tắc "vàng" giúp tập thể dục thể thao đạt hiệu quả

Chìa khóa để giảm cân lành mạnh là tập thể dục chăm chỉ và đều đặn. Biết những gì tốt nhất cho cơ thể và thực hiện kết hợp các bài tập một cách nghiêm túc.

Cần tầm soát Thalassemia trước khi kết hôn

Cần tầm soát Thalassemia trước khi kết hôn

Việt Nam hiện có hơn 10 triệu người mang gen bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia; trên 20.000 người bệnh đang cần được điều trị.

Rận mi chi chít trên mắt bé gái 5 tuổi

Rận mi chi chít trên mắt bé gái 5 tuổi

(NSMT) - Ngày 8/5, đại diện Bệnh viện Mắt Sài Gòn Cần Thơ cho biết, vào lúc 22h00 tối ngày 5/5, đơn vị đã tiếp nhận bệnh nhi H.B.H (5 tuổi, ngụ tại Cần Thơ) nhập viện trong tình trạng rận mi chi chít trên mi mắt. Bệnh nhi được đưa đến bệnh viện trong tình trạng ngứa mi mắt dữ dội, Bác sĩ bệnh viện Mắt Sài Gòn Cần Thơ với tinh thần bệnh nhân là trung tâm đã tiếp nhận và điều trị kịp thời ngay trong đêm.

Dưa hấu và dưa lưới: Ăn loại nào tốt hơn, bao nhiêu là đủ?

Dưa hấu và dưa lưới: Ăn loại nào tốt hơn, bao nhiêu là đủ?

Dưa hấu và dưa lưới ăn loại nào tốt hơn, bao nhiêu là đủ khi một số lợi ích của 2 loại dưa này có thể kể đến như cải thiện sức khỏe tim mạch, tăng cường miễn dịch,... và cả 2 cùng được nhiều người lựa chọn trong mùa hè.

Cơ thể con người chịu đựng được mức nhiệt bao nhiêu?

Cơ thể con người chịu đựng được mức nhiệt bao nhiêu?

Tình trạng nắng nóng kéo dài có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng và có thể dẫn tới tử vong, trong khi đó, giới hạn chịu nhiệt của con người không cao.