Nếp nhà

16 năm, mọi thứ như ngày hôm qua!

Thứ tư, 26/04/2023, 08:52 AM

“Những kỷ niệm về Bố cứ hiện ra trước mắt con lúc này, con thấy mình thật nhỏ bé khi thiếu đi vòng tay chở che của Bố. Mọi chuyện con đều giữ cho riêng mình và thỉnh thoảng lại lôi ra để nhớ và làm động lực cho con”.

Trong mỗi chúng ta, ai cũng sẽ có miền ký ức của riêng mình, đó là nơi mà ta luôn muốn quay trở về trước dòng đời náo nhiệt. Cũng như những người con trưởng thành khác, tôi nhớ về Gia đình mình, về Bố Mẹ, anh chị của tôi cùng tôi lớn lên những ngày thơ ấu.

Kỷ niệm đẹp là những ngày cả nhà tôi quây quần bên mâm cơm mỗi tối, những ngày anh chị em tôi cùng nhau tắm mát trước sân nhà, những lần đi học về tôi chỉ nhanh nhanh trốn Bố Mẹ đi chơi với chúng bạn...

Trong muôn vàn ký ức đó, Bố hiện lên với sự gần gũi và ấm áp vô cùng. Bố dạy tôi khâu vá (công việc mà Bà hay mẹ sẽ dạy con gái), Bố kể tôi nghe về những con đom đóm lập lòe trong đêm, khi hai Bố con cùng đi câu cá từ những câu chuyện của Bố nhắc nhở tôi về sự kiên nhẫn và đợi chờ. Bố yêu thương con gái Út thật nhiều, vậy mà...!

0_fsca-0940

16 năm, mọi thứ mới như ngày hôm qua Bố ạ!

Là mỗi sáng sớm Bố nói cả nhà cùng ngồi lại ăn cơm, lúc đầu bọn con còn chống chế vì chỉ thích ăn quà, nhưng sau lại thấy ý nghĩa vì cả nhà mình được quây quần bên nhau, nghe Bố dặn dò từng người khi bước vào một ngày mới.

Là những trưa hè oi ả, Bố bắt chúng con ngủ trưa nhưng cứ chờ Bố ngủ là chúng con lại trốn đi chơi. Rồi lúc thức dậy ko thấy đứa nào đâu, Bố huýt sáo gọi về và bọn con biết mình sẽ bị một trận đòn no mà không đứa nào dám khóc.

Là mỗi buổi chiều khi mùa nước lên, cá rô ron bơi vào ruộng lúa và ao hồ gần nhà. Con lại được theo Bố vác cần đi câu, Bố hướng dẫn con đào giun ở rãnh nước làm mồi, Bố dạy con cách nhử cá đến ăn mồi và dạy con phải thật kiên nhẫn để câu được chúng... Thế rồi con chẳng còn sợ giun, con thò tay bắt lại thấy bọn chúng hiền khô và thân thiện, với lũ cá thì con cũng chẳng ngại đợi chờ!

Là buổi chiều tà khi con đi học về, con đòi Bố cho con uống chai nước khoáng. Với chúng con, Bố yêu thương nhưng không hề dễ dãi.

Bố nói: "Giờ cả nhà mình cùng nhau ra cuốc cỏ ngoài sân, thi xem ai trong các con cuốc nhanh cuốc sạch hơn thì được uống nước khoáng trước”. Thế là bọn con thi nhau cuốc, cuốc xong vào uống nước khoáng mới thấy sao chai nước sao ngon đến vậy.

Lúc đó Bố mới nhẹ nhàng bảo rằng: "Chỉ khi các con lao động thì thành quả đạt được mới thực sự xứng đáng và các con sẽ hưởng thụ nó một cách ngọt ngào." Giờ nghĩ lại con mới thấy những điều Bố dạy thật đúng, cho đến tận ngày hôm nay con vẫn thấm nhuần.

 Là mỗi tối sau một ngày lao động vất vả cả nhà ta lại ngồi quây quần bên nhau. Bố lại chia sẻ những câu chuyện khi Bố Mẹ bán hàng, chỉ cho bọn con cách làm món này món kia, cách giao tiếp làm sao để khách hàng và những người xung quanh được vừa lòng, yêu mến.

Bố khéo léo, giỏi giang và thảo tính. Đó không chỉ là trong cảm nhận của con mà với tất cả những ai tiếp xúc với Bố - họ đều nhận xét như vậy.

Bố còn nhớ những người hàng xóm dưới làng (quê Bố) mà con gọi là "Ông trẻ/ Bà trẻ". Họ chỉ đi chăn trâu, chăn bò qua nhà mình thôi mà Bố chào hỏi niềm nở, sau đó mời các Ông các Bà vào uống nước, uống bia. Rồi anh em họ hàng nhà mình bị ốm, lên mua bát phở Bố chẳng bao giờ lấy tiền cả...

Những kỷ niệm về Bố cứ hiện ra trước mắt con lúc này, con thấy mình thật nhỏ bé khi thiếu đi vòng tay chở che của Bố. Mọi chuyện con đều giữ cho riêng mình và thỉnh thoảng lại lôi ra để nhớ và làm động lực cho con.

Hôm nay vô tình trên báo mạng, con đọc được thông tin về cuộc thi viết chủ đề "Cha và con gái", trong lòng con lại thấy xốn xang, dòng nước mắt trực trào. Lại là một ngày đặc biệt để nhớ - để thương - để chúng con trở về trong ký ức và cả nhà mình cùng kể nhau nghe những câu chuyện về Bố bằng tình cảm đong đầy, yêu thương nhất.

Chúng con sẽ không bao giờ quên Bố và Bố cũng vậy nhé! Đến khi chúng con già đi hay đến ngày cả nhà ta đoàn tụ, Mẹ và chúng con luôn giữ Bố ở một nơi đẹp nhất trong tâm hồn... Đó là Ký ức .... Bố ơi.

Cả nhà nhớ Bố thật nhiều!

---------------------------------------

* Tiêu đề bài viết do tòa soạn biên tập

Bài dự thi cuộc thi viết "Cha và con gái"

Tác giả: Đinh Thị Vân Anh

Thông tin Cuộc thi viết chủ đề "Cha và con gái"

Yêu cầu

- Bài viết bằng tiếng Việt, dung lượng 1.000 - 1.500 từ được in trên giấy hoặc gửi qua email do Ban tổ chức cung cấp.

- Bài viết được thực hiện dưới dạng thư tâm tình cha dành cho con gái, con gái dành cho cha hoặc dưới dạng tản văn kể về kỷ niệm vui buồn giữa cha - con; nhật ký viết cho cha - con để lột tả về góc ký ức không quên…

- Ưu tiên những bài dự thi có ảnh nhân vật kèm theo

Đối tượng dự thi

- Tất cả công dân Việt Nam trong và ngoài nước đều có thể tham gia dự thi

- Mỗi tác giả được gửi tối đa ba (03) bài dự thi.

- Tác phẩm được chọn đăng báo sẽ được trả nhuận bút theo quy định của tòa soạn Tạp chí Gia đình Việt Nam.

Thời gian nhận bài thi

- Thời gian nhận bài dự thi: Từ ngày 19/04/2023 đến ngày 19/06/2023 tính theo dấu bưu điện.

- Lễ tổng kết và Gala Trao giải diễn ra vào Ngày Gia đình Việt Nam 28/06/2023.

Địa chỉ nhận bài thi

- Bài dự thi online gửi qua email: [email protected].

- Bài dự thi viết tay hoặc đánh máy gửi về Tòa soạn Gia đình Việt Nam (Địa chỉ: Số 2 đường Lê Đức Thọ, quận Cầu Giấy, TP.Hà Nội).

Ngoài bì thư ghi rõ: Bài dự thi "Cha và con gái" kèm thông tin tác giả, địa chỉ, số điện thoại. Ban tổ chức không chịu trách nhiệm nếu hồ sơ tham dự cuộc thi bị thất lạc hoặc hư hỏng do lỗi của bưu điện.

Thông tin liên hệ

Tòa soạn Tạp chí Gia đình Việt Nam: Số 2 đường Lê Đức Thọ, quận Cầu Giấy, TP.Hà Nội.

Điện thoại: 0903.344571 (Nhà báo Đông Hường) hoặc 0973957126 (Đồng chí Bùi Hải Én).

Để biết thông tin chi tiết về cuộc thi mời quý độc giả xem tại đây!

Ban Tổ Chức  
Giải trí ảo, hậu quả thật

Giải trí ảo, hậu quả thật

Hiện nay, sử dụng mạng xã hội là hình thức giải trí phổ biến, nhất là đối với chị em phụ nữ. Các chị lên mạng cập nhật kiến thức, mở rộng quan hệ, kết giao bạn bè, nhiều chị đầu tư viết nội dung, xây dựng hình ảnh trên trang cá nhân thật lung linh để có like… Và rồi không ít trường hợp bị các thiết bị công nghệ cùng thế giới ảo chi phối quá mức, xao nhãng trách nhiệm đối với người thân, gây bao hệ lụy…

Khi mẹ là cô giáo

Khi mẹ là cô giáo

Chiến tranh kết thúc, mẹ tôi rời quân ngũ về làng rồi trở thành cô giáo. Làm con của cô giáo khiến tuổi thơ của tôi nhà cũng là trường mà trường cũng là nhà. Áp lực phải học giỏi, phải ngoan vì là con của cô giáo khiến tôi nhiều phen không còn là một đứa trẻ.

Hơn nửa thế kỷ đắp xây hạnh phúc

Hơn nửa thế kỷ đắp xây hạnh phúc

Cưới nhau từ năm 1973, ông Võ Văn Hai và bà Nguyễn Thị Điệp (ngụ khu vực Bình Thường A, phường Long Tuyền, quận Bình Thủy) là tấm gương về xây dựng gia đình văn hóa, con cháu thành tài. Hơn nửa thế kỷ qua, họ đã nắm tay nhau vượt qua gian khó để cùng đi đến bến bờ hạnh phúc.

Tài sản lớn nhất cuộc đời là người vợ xấu, đất cằn và chiếc áo bông rách

Tài sản lớn nhất cuộc đời là người vợ xấu, đất cằn và chiếc áo bông rách

Tục ngữ có câu: “Ba tài sản lớn nhất của cuộc đời là người vợ xấu, đất cằn và chiếc áo bông rách”, nó chiếm bao nhiêu trong cuộc đời còn lại của bạn?

Vì sao ngày càng nhiều gia đình từ bỏ sàn gỗ?

Vì sao ngày càng nhiều gia đình từ bỏ sàn gỗ?

Xu hướng trang trí lát sàn gỗ từng rất phổ biến nhưng hiện nay nhiều gia đình không còn lựa chọn. Sàn gỗ có chăng chỉ được lắp trong phòng ngủ, các phòng khác đều được lát gạch men.

Về nhà - về với yêu thương

Về nhà - về với yêu thương

Ðối với nhiều người, ngôi nhà không chỉ để ở mà còn mang giá trị tinh thần đặc biệt. Ðó còn là gia đình với sự bao dung, chở che, nâng đỡ và trách nhiệm dành cho nhau. Cuộc sống đôi khi phải đối mặt với khó khăn, thử thách... những lúc ấy, điểm tựa lớn nhất không đâu khác mà chính là mái nhà và những người thân yêu của mình.

Có nên thiết kế phòng tắm trong phòng ngủ?

Có nên thiết kế phòng tắm trong phòng ngủ?

Với sự thay đổi trong lối sống và sự đa dạng hóa nhu cầu sinh hoạt, phòng ngủ chính có phòng tắm có còn đáp ứng được nhu cầu của các gia đình hiện đại hay không và nên giữ lại hay loại bỏ đã trở thành đề tài bàn luận sôi nổi.