20% đàn ông Việt không làm việc nhà: Gánh phụ nữ đang dần nặng hơn
Theo báo cáo phân tích dựa trên số liệu Điều tra Lao động - Việc làm của Tổ chức Lao Động quốc tế, phụ nữ trung bình dành số giờ gấp đôi nam giới để làm việc nhà.
1/5 đàn ông không làm việc nhà
Từ trước đến nay, phụ nữ vẫn được xem là “phái yếu”. Tuy nhiên có một sự thật trớ trêu, theo báo cáo phân tích dựa trên số liệu Điều tra Lao động - Việc làm của Tổ chức Lao Động quốc tế (ILO), “phái yếu” lại phải làm việc nhà nhiều hơn, gấp đôi số giờ của “phái mạnh”.
Thậm chí, có đến gần 20% nam giới cho biết không hề dành chút thời gian nào cho việc phụ giúp việc nhà. Trong số những người tham gia làm việc nhà, phụ nữ dành trung bình 20,2 giờ một tuần, nam giới là 10,7 giờ.
Nhiều người cho rằng "đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm" nhằm chỉ đến trách nhiệm chính của mỗi người trong gia đình, người chồng lo việc lớn bên ngoài, phụ nữ vun vén tổ ấm. Nhưng cũng với suy nghĩ mang nhiều định kiến ấy, nhiều người đàn ông đã đặt toàn bộ gánh nặng của "việc trong nhà" lên vai vợ mình.
Tuy nhiên, ngày nay giống như người đàn ông, người phụ nữ cũng có những công việc xã hội. Vậy các công việc nhà có thực sự còn là việc riêng của phụ nữ?
Cô Nguyễn Hồng Nhung (48 tuổi, Cầu Giấy, Hà Nội) là một người phụ nữ “chuẩn” của gia đình. Cô quan niệm ở nhà nội trợ để chồng con yên tâm ra ngoài công tác, dù vất vả nhưng chỉ cần mọi người thoải mái, tập trung cho sự nghiệp thì cô cảm thấy hài lòng.
Chị Thu Hương (27 tuổi, Ba Đình, Hà Nội) tâm sự, nhiều lúc đi làm ở công ty về mệt nhưng sau đó lại phải về nấu nướng, dọn dẹp nhà cửa và tắm gội cho các con khiến chị muốn gục ngã.
“Nhưng mình không làm thì nhà cửa bừa bộn, các con đói bụng,… Mệt thì than thở vậy thôi chứ vẫn làm vì việc nội trợ là của phụ nữ đã ăn sây vào tiềm thức của người Việt rồi”, chị Hương bày tỏ.
Trái với quan điểm của cô Nhung, chị Hương, chị Mai Linh (30 tuổi, Mỹ Đình, Hà Nội) cho biết, chị không chấp nhận việc phụ nữ luôn phải lo toàn bộ việc nhà, còn đàn ông không chịu vào bếp giúp vợ.
“Tôi cho rằng, thời buổi bây giờ bình đẳng, phụ nữ cũng ra ngoài kiếm tiền, bởi vậy vợ chồng cần san sẻ việc nhà cho nhau”, chị Linh chia sẻ quan điểm.
Phụ nữ làm việc nhà: Tư tưởng "mặc định"
Trao đổi về chủ đề này, chuyên gia tâm lý Trịnh Trung Hòa cho hay, quan điểm “việc nhà là việc của phụ nữ” đã có từ rất lâu và trở thành điều nghiễm nhiên trong tư tưởng nhiều gia đình.
Điều này khiến hầu hết chị em phụ nữ đã có gia đình và đang đi làm kiếm tiền đều gặp chung một áp lực “Phải giỏi việc nước, đảm việc nhà”. Sau khi tan ca, những người phụ nữ này lại phải vùi đầu vào những công việc không tên trong gia đình.
Thêm thời gian làm việc đồng nghĩa phụ nữ ít có cơ hội để nghỉ ngơi và thời gian cần thiết dành cho chính mình. Hệ quả là nhiều chị em dễ lâm vào tình trạng mệt mỏi, suy nhược hay nghiêm trọng hơn là những vấn đề bệnh lý cơ-xương-khớp như đau nhức, thoái hóa khớp, đau cột sống, loãng xương…
Chuyên gia tâm lý Trịnh Trung Hòa cho rằng sự mặc định vai trò giới lâu nay chính là nguyên nhân khiến cho tình trạng bất bình đẳng trong gia đình tồn tại. Khi mọi người quan điểm việc nuôi dạy con, nội trợ, đi chợ, dọn dẹp nhà cửa... là nhiệm vụ của vợ và không chịu chia sẻ thì phụ nữ vẫn còn phải chịu gánh nặng kép.
Đáng chú ý, có rất nhiều phụ nữ bị đặt vào tình thế phải lựa chọn: Dừng lại sự nghiệp trở về làm nhiệm vụ của người mẹ, người vợ hay tiếp tục phấn đấu?
Vì vậy, theo chuyên gia tâm lý Trịnh Trung Hòa để phụ nữ thoát khỏi gánh nặng không chỉ cần có sự chung tay của nam giới, mà còn cần tới các chính sách xã hội hỗ trợ nữ giới thực hiện tốt vai trò của mình trong gia đình và ngoài xã hội mà không phải chịu nhiều áp lực.
Tài sản lớn nhất cuộc đời là người vợ xấu, đất cằn và chiếc áo bông rách
Tục ngữ có câu: “Ba tài sản lớn nhất của cuộc đời là người vợ xấu, đất cằn và chiếc áo bông rách”, nó chiếm bao nhiêu trong cuộc đời còn lại của bạn?
Vì sao ngày càng nhiều gia đình từ bỏ sàn gỗ?
Xu hướng trang trí lát sàn gỗ từng rất phổ biến nhưng hiện nay nhiều gia đình không còn lựa chọn. Sàn gỗ có chăng chỉ được lắp trong phòng ngủ, các phòng khác đều được lát gạch men.
Về nhà - về với yêu thương
Ðối với nhiều người, ngôi nhà không chỉ để ở mà còn mang giá trị tinh thần đặc biệt. Ðó còn là gia đình với sự bao dung, chở che, nâng đỡ và trách nhiệm dành cho nhau. Cuộc sống đôi khi phải đối mặt với khó khăn, thử thách... những lúc ấy, điểm tựa lớn nhất không đâu khác mà chính là mái nhà và những người thân yêu của mình.
Có nên thiết kế phòng tắm trong phòng ngủ?
Với sự thay đổi trong lối sống và sự đa dạng hóa nhu cầu sinh hoạt, phòng ngủ chính có phòng tắm có còn đáp ứng được nhu cầu của các gia đình hiện đại hay không và nên giữ lại hay loại bỏ đã trở thành đề tài bàn luận sôi nổi.
Có nên tiết lộ cho con cái biết về tiền lương hưu, sổ tiết kiệm?
Một người đàn ông 69 tuổi trăn trở: “Ở tuổi già, số tiền ký gửi này giống như một chiếc chìa khóa bí ẩn trong tay. Tôi không biết có nên trao lại cho con cháu hay không”.
Tâm thư gửi vợ ngày 20/10
Hạnh phúc là 365 ngày biết hài lòng chứ không phải chỉ một hai ngày hoan hỷ. Nếu không phải đánh đông dẹp bắc, anh cũng sẽ sẵn sàng ẵm con, nhặt rau để em lắp bóng đèn, sửa đường ống nước.
Top 10 quà tặng độc đáo cho Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10
Ngày Phụ Nữ Việt Nam 20/10 là dịp lý tưởng để thể hiện lòng biết ơn và tôn vinh người phụ nữ trong cuộc sống của bạn. Một cách tuyệt vời để làm điều này là thông qua việc tặng những món quà ý nghĩa và đặc biệt.