Nếp nhà

26 năm qua sao ba không về ôm con một lần!

Thứ hai, 01/05/2023, 08:19 AM

Hơn 26 năm qua, Ba không trở về và ôm lấy con một lần? Những lúc con bị bạn bè ức hiếp, khách hàng móc nhiếc, những người lớn giọng, suồng sã… Ba chẳng hề đứng ra bênh vực con...

“Ba khoẻ không? Ba sống tốt chứ? Có hạnh phúc? Có… nhớ con gái không?”

Mấy câu cụt, vài từ ngắc ngứ ấy vậy mà con chập chừng trên phím rất lâu. Trái tim con như có ai đó bóp chẹt, lồng ngực như vỡ những cảm xúc ngổn ngang, vụn nát và khiến con khó thở. Con xin phép tháo xuống chiếc mặt nạ trưởng thành, trầm tĩnh và chút ngang tàn của cô gái sắp 30, cái tuổi đã thôi cuồng nhiệt trong guồng quay của năm tháng niên thời, đổi lại tuổi 30 như trái đương độ “chín” và toả rực hơn bao giờ hết.

Ba ngồi cạnh con này, vỗ vỗ xoa xoa đầu con, cho con vục mặt lên đầu gối rồi tỉ tê những điều nhỏ nhặt một phút, hai phút… thậm chí vài giây, để thời gian chết yên như thế, thì tuyệt vời biết mấy?

Ba à, hôm nay con không thật sự ổn lắm đâu nên Ba cưng con chút nhé? Chiều hôm qua trời đổ mưa, hàng nghìn trái sao đen, dầu rái buông mình xuống lòng phố vội vã. Cơn mưa trái mùa bất chợt ùa ập, không nặng hạt, không dai dẳng nhưng đủ để đơm vào lòng con nỗi nhớ nhà lạnh tan, ướt sũng.

Tối qua, con nằm mơ gặp Mẹ. Con nhớ nguyên nét đượm buồn và đôi mắt sâu hút của Mẹ, ám ảnh con đến giật nảy mình giữa đêm. Không tiếng la thất thanh, không chảy nước mắt như mọi lần, trán đẫm mồ hôi lạnh và đặc quánh sự xót xa neo ở ngực trái và rồi con vỡ oà như một đứa bé con lên bốn, lên năm.

Ảnh minh hoạ

Ảnh minh hoạ

Sáng dậy, con “lê” tâm trạng mỏi mệt ra quán cafe quen, chọn góc bàn ngay cửa chính để giữa chốn đông người qua lại, con sẽ không liều mình thể hiện cảm xúc quá đà vì con không thích người khác nhìn thấy con khóc. Con tần ngần hồi lâu mới mở máy tính làm việc, con sắp sửa lại file bài, rê chuột căn đều bài vở mà không căn chỉnh nổi cảm xúc bên trong mình đang tụt khỏi mi mắt, rơi ướt trên bàn phím. Từng giọt nước mắt tròn trịa đang tuôn ra tự nhiên, không nặng nề hay tắt nghẽn. Con nhớ Mẹ nhiều lắm, con thật sự rất thèm món cơm rang tỏi Mẹ thức sớm xì xèo dưới bếp để mấy anh em no bụng kịp tới trường, canh chua rau muống vườn Mẹ trồng, các món bánh quê Mẹ ngâm gạo xay bột lúc tinh mơ gà gáy…

Còn Ba, Ba có nhớ Mẹ không, người vợ tảo tần sương gió, gồng gánh đàn con thơ hàng chục năm trời thay Ba cho đến phút cuối của cuộc đời? Mối duyên của Ba Mẹ không xuất phát từ tình yêu, chỉ qua mai mối hứa gả của ông ngoại và ông nội, nhưng hơn hai chục năm ở với nhau vì nghĩa, trách nhiệm vì sinh ra chúng con thì Ba có bao giờ thương Mẹ thiệt nhiều chưa?

Ngày mai con về nhà, mua ít đồ về nấu, thắp nhang và trò chuyện ngoài mộ Mẹ, như vậy con sẽ thấy dễ chịu và Mẹ cũng không còn lạnh lẽo, buồn bã nữa. Mà con cũng thích tâm tình với Ba, chẳng phải người ta hay nói con gái chính là người tình kiếp trước của Ba đó sao. Thèm được Ba nhấc bổng bằng đôi tay rắn chắc, nâng con như nâng cả thế giới, ngồi vắt vẻo trên vai Ba “cưỡi ngựa, ngựa ô”. Con gom nhặt lại những ký ức mơ hồ, toang vỡ, lem luốc màu thời gian và ghi vào lòng bằng loại mực thương nhớ vô giá nhất trần đời. Có phải Ba định trêu “Con gái sắp 30 tuổi rồi mà cứ như trẻ con, anh nào rước không khéo bắt đền Ba?”

Ba đừng ghẹo con, con kể Ba nghe này, thật sự nghiêm túc…

Con gái đã để ý một chàng trai rồi đấy! Anh ấy thông minh, chính trực, yêu trẻ con và hay chọc con cười. Có thể, Ba sẽ thử anh với vài lít rượu đế cho đến khi say khướt để biết trong lúc say xỉn, tính cách thật của anh ấy sẽ bộc lộ ra sao, hành động và lời nói của một người khi say rất chân thật và đó là chính con người họ?

Lần đầu, con kể cho anh về nỗi mất mát, vết thương chi chít của mình mà không lo bị chê cười, phán xét hay thương hại… thì con biết mình đã thật sự rung động, những rung động lớn dần, những chuyển động nhún nhảy của trái tim và ánh mắt lấp lánh ẩn chứa một đỗi vui đầy đặn.

Ở cạnh anh, con cảm thấy an toàn vô cùng, khiến con chầm chậm hạ áo giáp xuống, thôi tự vệ và phòng thủ, muốn tựa vào vai anh, vòng tay ôm anh, cùng đi thăm bọn trẻ ở mái ấm, ngồi ăn chung bữa cơm hay huyên thuyên về sách… Nhưng, con không biết cách thương anh. Không biết “đan dệt” đồng cảm và thấu hiểu như thế nào để đối phương không bị ngạt thở hay vô ý xát muối lên những thương tổn xưa cũ của nhau?

Có phải vì khu vườn trong tim con vốn chưa được quét tước, chăm tỉa hay những tàn tích tuổi thơ khi “trái gió trở trời” vẫn còn đau nhức… thì sao có chỗ trống để yêu thương ai trọn vẹn? Chỉ dày đặc sự vụng về, lúng ta lúng túng và thiếu trưởng thành trong cảm xúc, giống một đoạn con đọc được “Những người không đầy đủ tình cảm thường sẽ bám víu, van nài được quan tâm, yêu thương vì họ sợ cảm giác cô độc và bị bỏ rơi. Khi không được yêu thương thì người ta cũng không quen với việc yêu thương người khác”.

 Bao năm qua, con học cách đối xử với chính mình thật dịu dàng, chấp nhận bản thân với tất cả khiếm khuyết, vụng về và tổn thương. Con không xem nó là bất công dù con từng vật vã, chao đảo, rát bỏng trái tim và gắng gượng từng ngày trống rỗng. Như một cái cây bị quật ngã liên tục, con vẫn cố giằng lấy sự sống, vươn mình mạnh mẽ và ngẩng cao đầu. Con không phải là một cô gái hoàn hảo Ba ơi, nhưng con yêu anh ấy bằng sự trọn vẹn từ sâu thẳm trái tim và kể cả khi anh ấy đẩy con ra xa.

Có lẽ, những người ba khác sẽ dạy con gái của họ rằng “Trên đời này không có gì là nhất cả, tình yêu chỉ là cảm giác bất chợt đi qua cuộc đời con, nhưng nó sẽ theo thời gian và lòng người mà thay đổi. Nếu người đó rời xa con, con hãy học cách chờ đợi. Hãy để thời gian rửa sạch vết thương, để tâm hồn con lắng lại rồi nỗi đau của con cũng sẽ dần biến mất. Con đừng mơ một tình yêu hoàn hảo, cũng đừng thổi phồng nỗi đau khi nó không còn”. Riêng Ba sẽ luôn ủng hộ lựa chọn của con, miễn là con vui vẻ, trong con đong đầy hạnh phúc và thấy xứng đáng chứ không vì “đói” tình cảm mà con đeo víu, cố chấp không buông. Anh ấy quan trọng vì anh ấy là tình yêu của con, Ba à!

Con hiểu rằng, những vết bầm tím trên thân thể con do té ngã, va vấp cầu thang, chạy bộ quá sức hay ngã xe… có thể biến mất sau ít ngày hoặc vài tuần nhưng vết thương lòng để hở lâu sẽ thành sẹo, chai lì trái tim. Con sẽ chăm sóc, yêu quý và bảo vệ chính mình.

Những đứa trẻ được lớn lên trong sự yêu thương của gia đình, trên người của họ luôn mang theo một loại tự tin và cảm giác an toàn, vững chãi đến mức mà cả đời này con cũng không sao bì kịp. Dẫu vậy, con gái vẫn hiên ngang, nỗ lực từng ngày để thành người tử tế và hạnh phúc theo cách đặc biệt nào đó mà không phải trông ngóng, thèm thuồng cuộc đời tròn đầy của ai khác.

Mà sao hơn 26 năm qua, Ba không trở về và ôm lấy con một lần? Những lúc con bị bạn bè ức hiếp, khách hàng móc nhiếc, những người lớn giọng, suồng sã… Ba chẳng hề đứng ra bênh vực con, không thẳng tay đấm vào mặt họ cũng chẳng sao, chỉ cần vỗ về an ủi con rồi cục cằn doạ nạt họ vì đã đụng đến bảo bối của Ba. Nhiêu đó thôi, con đã rất hạnh phúc rồi! Vậy mà, điều ước giản đơn ấy cũng đủ cho một đời khao khát, chờ đợi và mãi cũng không bao giờ có được.

Con ước gì, Ba có thể ôm con một lúc, cho con rúc vào lòng Ba, nơi đẫm mùi men say. Để con can đảm tiếp tục hành trình trưởng thành có nhiều va vướng, gập ghềnh mà đôi lần con lựng chựng, chùn chân. Nhưng, khi con ngoái đầu lại, con tin rằng Ba vẫn luôn đứng phía sau cổ vũ và phẩy tay ra hiệu “Đi đi con, hãy sống cuộc đời thật rực rỡ, thành thật với trái tim và bản lĩnh, bảo bối à!”.

Cảm ơn vì Ba là Ba của con, luôn là một người hùng vĩ đại trong lòng con, yêu con vô điều kiện, đậm sâu, thiêng liêng và che chở con… từ xa tít thiên đường, từ xanh thẳm bầu trời rộng lớn “Nếu có tái sinh kiếp nữa, con vẫn muốn là con gái bé nhỏ của Ba. Và, mình sẽ ôm nhau nhiều cái ôm thật chặt, thật lâu được không hở Ba?”.

Với tất cả tình yêu vô hạn nơi ngực trái con,

Con gái của Ba!

* Tiêu đề bài viết do tòa soạn đặt

Bài dự thi cuộc thi viết "Cha và con gái"

Tác giả: Hồ Bé Linh (Chuông Mây)

Địa chỉ: Chung cư A3, KDC 91B, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ

Thông tin Cuộc thi viết chủ đề "Cha và con gái"

Yêu cầu

- Bài viết bằng tiếng Việt, dung lượng 1.000 - 1.500 từ được in trên giấy hoặc gửi qua email do Ban tổ chức cung cấp.

- Bài viết được thực hiện dưới dạng thư tâm tình cha dành cho con gái, con gái dành cho cha hoặc dưới dạng tản văn kể về kỷ niệm vui buồn giữa cha - con; nhật ký viết cho cha - con để lột tả về góc ký ức không quên…

- Ưu tiên những bài dự thi có ảnh nhân vật kèm theo

Đối tượng dự thi

- Tất cả công dân Việt Nam trong và ngoài nước đều có thể tham gia dự thi

- Mỗi tác giả được gửi tối đa ba (03) bài dự thi

- Tác phẩm được chọn đăng báo sẽ được trả nhuận bút theo quy định của tòa soạn Tạp chí Gia đình Việt Nam.

Thời gian nhận bài thi

- Thời gian nhận bài dự thi: Từ ngày 19/04/2023 đến ngày 19/06/2023 tính theo dấu bưu điện.

- Lễ tổng kết và Gala Trao giải diễn ra vào Ngày Gia đình Việt Nam 28/06/2023.

Địa chỉ nhận bài thi

- Bài dự thi online gửi qua email: [email protected].

- Bài dự thi viết tay hoặc đánh máy gửi về Tòa soạn Gia đình Việt Nam (Địa chỉ: Số 2 đường Lê Đức Thọ, quận Cầu Giấy, TP.Hà Nội).

Ngoài bì thư ghi rõ: Bài dự thi "Cha và con gái" kèm thông tin tác giả, địa chỉ, số điện thoại. Ban tổ chức không chịu trách nhiệm nếu hồ sơ tham dự cuộc thi bị thất lạc hoặc hư hỏng do lỗi của bưu điện.

Thông tin liên hệ

Tòa soạn Tạp chí Gia đình Việt Nam: Số 2 đường Lê Đức Thọ, quận Cầu Giấy, TP.Hà Nội.

Điện thoại: 0903.344571 (Nhà báo Đông Hường) hoặc 0973957126 (Đồng chí Bùi Hải Én).

Lưu ý: Tòa soạn chọn bài có nội dung phù hợp, biên tập sơ bộ (không làm thay đổi nội dung) để đăng báo. Bài chọn đăng được nhận nhuận bút theo quy định.

Để biết thông tin chi tiết về cuộc thi mời quý độc giả xem tại đây!

Ban Tổ Chức  
“Đồng vợ, đồng chồng...”

“Đồng vợ, đồng chồng...”

(NSMT) - Ðể xây dựng gia đình hạnh phúc, cần có sự vun đắp, phối hợp ăn ý của các thành viên trong nhà. Ði làm kiếm tiền, tạo dựng kinh tế hay ở nhà nội trợ, nuôi dạy con cái… đều quan trọng như nhau. Nhiều cặp vợ chồng thấu hiểu vai trò của bạn đời nên cư xử khéo léo, trân trọng, song cũng không ít trường hợp xem nhẹ “người ở nhà”, dẫn đến sứt mẻ tình cảm…

Nói với nhau...

Nói với nhau...

(NSMT) - Trong đời sống hôn nhân, giao tiếp đóng vai trò rất quan trọng, bởi không chỉ gắn kết tình cảm mà còn giúp vợ chồng hiểu nhau hơn. Dù bận rộn, mỗi bên cần dành thời gian trò chuyện, lắng nghe, chia sẻ, cùng điều chỉnh bản thân cho thêm hòa hợp với bạn đời. Đừng để vì lý do nào đó mà vợ chồng rơi vào tình trạng mất kết nối, “nghẽn mạch” trong giao tiếp, sẽ dễ phát sinh hiểu lầm, rạn nứt tình cảm gia đình.

Nghĩa vợ chồng

Nghĩa vợ chồng

(NSMT) - Cô Thủy trẻ hơn rất nhiều so với tuổi 70, da dẻ hồng hào, tươi tắn. Chú Thành - chồng cô Thủy, trạc tuổi vợ, nhìn cũng rất phong độ, khỏe mạnh. Cô Thủy tiết lộ bí quyết, nhờ giữ tinh thần luôn thoải mái kết hợp luyện tập thể thao nên cô chú lúc nào cũng vui vẻ, gia đình yên ấm. Các con cô Thủy đều có công việc ổn định, hiếu thảo, góp phần vun đắp hạnh phúc cha mẹ thêm vẹn tròn.

Cố níu hôn nhân: Sống vì con cái hay sĩ diện của chính mình?

Cố níu hôn nhân: Sống vì con cái hay sĩ diện của chính mình?

Ly hôn là một quyết định khó khăn đặc biệt khi có con. Nhiều cặp vợ chồng đã chán ngấy nhau nhưng vẫn cố ở lại vì con mà không biết hậu quả nặng nề đến mức nào.

Hãy thay bố chăm sóc mẹ khi bố đi xa

Hãy thay bố chăm sóc mẹ khi bố đi xa

(NSMT) - Câu nói cuối cùng của người cha trước khi rời bỏ thế giới khiến chị nhớ mãi. Cha chị vẫn như thế, lo lắng và chu toàn mọi điều đến tận giây phút cuối đời.

Bước qua đổ vỡ

Bước qua đổ vỡ

Khi lập gia đình, ai chẳng mong muốn có được hạnh phúc vững bền. Thế nhưng, vì nhiều yếu tố, không ít chị em phụ nữ phải dừng cuộc hôn nhân, chọn sống đơn thân. Bằng nghị lực, sự tự tin và tình yêu thương con, các chị đã vượt qua nghịch cảnh, xây dựng cuộc sống mới tốt hơn cho mình.

Cha yêu con bằng tình yêu của một người điên

Cha yêu con bằng tình yêu của một người điên

Một người cha không trọn vẹn, không ít lần những lúc điên dại sẵn sàng cầm roi đánh con không xót nhưng khi tâm hồn đó bình yên lại xót xa, chăm bẵm trong tâm thức của một người làm cha. Tình thương đó dù "khuyết tật" nhưng lớn lao, vĩ đại.