Văn hóa

4 điều cần tránh khi đi lễ chùa đầu năm mới

Chủ nhật, 18/02/2024, 18:01 PM

(NSMT) - Người Việt thường có thói quen đi lễ chùa đầu năm mới để cầu cho gia đình cũng như bản thân. Để việc đi chùa thêm ơn ít cần chú ý tránh 4 điều.

Phần lớn nhiều người đi lễ chùa đầu năm theo truyền thống gia đình, từ đời này qua đời khác, những người đi chùa trở thành thói quen có thể diễn ra hàng ngày. Phong tục lễ chùa đầu xuân tuân theo quy luật của tự nhiên: Xuân sinh, Hạ trưởng, Thu liễm, Đông tàng có nghĩa là mùa Xuân sinh trưởng, mùa Hạ tăng trưởng, mùa Thu thâu rút lại, mùa Đông ẩn tàng, chất chứa.

Đi lễ chùa đầu năm là truyền thống văn hóa của người Việt.

Đi lễ chùa đầu năm là truyền thống văn hóa của người Việt.

Người Việt tin rằng, đi lễ đầu năm không đơn giản chỉ để ước nguyện, mà đó còn là khoảnh khắc để con người hòa mình vào chốn tâm linh, bỏ lại phía sau bao vất vả trong cuộc mưu sinh.

Việc đi lễ chùa đã trở thành nét đẹp văn hóa của người Việt. Vì vậy, đầu năm 2024 muốn đi lễ chùa hành hương cần lưu ý một số điều sau để có chuyến đi thuận lợi, trọn vẹn.

Ảnh: LangthangHN.

Ảnh: LangthangHN.

Sắm sửa lễ vật

Người đi chùa nên chuẩn bị các loại lễ vật chay như hương (nhang), hoa quả, bánh oản (bánh in - gần giống một loại bánh nếp, bánh đậu xanh), xôi, chè... Chốn chùa linh thiêng, cần hạn chế sử dụng đồ mặn làm lễ, nhằm tránh mang theo oán niệm từ các sinh linh động vật bị giết hại.

Đến dâng hương tại các chùa chỉ được sắm các lễ chay: Hương, hoa tươi, quả chín, oản phẩm, xôi chè... không được sắm sửa lễ mặn chư cỗ tam sinh (trâu, dê, lợn), thịt mồi, gà, giò, chả...

Ảnh: LangthangHN.

Ảnh: LangthangHN.

Sắm sửa lễ mặn chỉ được chấp nhận nếu như trong khu vực chùa có thờ tự các vị Thánh, Mẫu và chỉ dâng ở đó mà thôi. Tuyệt đối không được dâng đặt lễ mặn ở khu vực Phật điện.

Không nên sắm sửa vàng mã, tiền âm phủ để dâng cúng Phật tại chùa. Nếu có lễ này thì thí chủ đặt ở bàn thờ Thần Linh, Thánh Mẫu hay ở bàn thờ Đức Ông.

Tiền giấy âm phủ hay hàng mã kiêng đặt ở ban thờ Phật, Bồ Tát. Tiền thật cũng không nên đặt lên hương án của chính điện mà nên bỏ vào hòm công đức.

Hoa tươi lễ Phật là hoa sen, hoa huệ, hoa mẫu đơn, hoa ngâu... không dùng các loại hoa tạp, hoa dại.

z5170200475055_2597c7ccdd6dc5a484cfcbba0c939ae7

Cách xưng hô khi đi lễ trong chùa

Với nhà sư thì xưng là A di đà Phật, bạch Thầy... và xưng mình là Con. Xưng hô như vậy tức là nhìn thấy tăng mà tưởng nhớ thầy Thích Ca Mâu Ni, mình xưng hô như vậy là đang xưng hô với Đức Thích Ca.

Nếu nhà sư đó là Thầy hướng dẫn mình tu tập thì xưng hô là Thầy thì ngoài ý nghĩa trên còn mang nghĩa là Thầy dạy học đạo. Khi thưa gửi gì với nhà sư thì đều chắp tay hình búp sen.

Lưu ý trang phục khi đi lễ chùa

Tuyệt đối không mặc đồ hở hang đồ có thể nhìn xuyên thấu.

Không nên diện những trang phục sành điệu để đi chùa chẳng hạn như quần bó sát, quần giả váy… có thể nó không hở hang nhưng lại gây phản cảm cho người nhìn.

Không mặc quần lửng, mặc váy, quần tất lưới đi chùa vì vừa mất mỹ quan lại thiếu sự tôn kính ở nơi thờ phật.

Đi lễ chùa nên ăn mặc kín đáo, giản dị, có thể là pháp phục càng tốt... để không phạm vào bất kính với Phật đường khiến công quả tiêu tán hết, quả báo vô cùng. Không để trẻ em chạy loạn tam bảo, nghịch các đồ tế khí, sờ tượng Phật…

Ảnh: FB Hồng Phượng.

Ảnh: FB Hồng Phượng.

Không nên chụp ảnh, quay phim tùy tiện trong chùa

Điều kiêng kỵ mà nhiều nhà sư thầy nhắc nhở là việc đi chùa luôn xuất phất tại tâm. Để tỏ lòng thành kính khi bước chân vào chùa chúng ta không nên tự ý chụp ảnh, quay phim một cách tùy tiện.

Tuyệt đối không được tự ý lấy sử dụng hoặc mang bất kỳ đồ đạc gì của nhà chùa về làm của riêng. Và cũng không nên mang các đồ ở đình chùa về đặt lên ban thờ nhà mình. Đồ đã cúng rồi không thể cúng lại; hơn nữa nhiều đồ có chứa trường khí âm, ảnh hưởng xấu đến ban thờ.

Hoàng Ly  
Cha nghèo lo sợ con gái học nhiều... ế chồng

Cha nghèo lo sợ con gái học nhiều... ế chồng

Tác giả Nguyễn Thị Thương kể, cha cô sợ con gái học nhiều ế chồng nhưng kỳ thực trên chiếc xe đạp cà tàng ông đã mang cho con gái từng cơm nắm, bơ gạo, dăm ba quả trứng và "không cho phép" con được bỏ bất cứ cuộc thi nào.

“Đồng vợ, đồng chồng...”

“Đồng vợ, đồng chồng...”

(NSMT) - Ðể xây dựng gia đình hạnh phúc, cần có sự vun đắp, phối hợp ăn ý của các thành viên trong nhà. Ði làm kiếm tiền, tạo dựng kinh tế hay ở nhà nội trợ, nuôi dạy con cái… đều quan trọng như nhau. Nhiều cặp vợ chồng thấu hiểu vai trò của bạn đời nên cư xử khéo léo, trân trọng, song cũng không ít trường hợp xem nhẹ “người ở nhà”, dẫn đến sứt mẻ tình cảm…

Chiêm ngưỡng bức tranh Panorama - Tái hiện toàn cảnh Chiến dịch Điện Biên Phủ

Chiêm ngưỡng bức tranh Panorama - Tái hiện toàn cảnh Chiến dịch Điện Biên Phủ

(NSMT) – Đến với Bảo tàng Chiến thắng Điện Biên Phủ, TP. Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, du khách sẽ cảm thấy hùng tráng, kỳ vĩ và đầy cảm xúc tự hào khi đứng trước bức tranh Panorama tái hiện toàn cảnh Chiến dịch Điện Biên Phủ đang được trưng bày tại đây. Bức tranh được vẽ bằng chất liệu sơn dầu, bố cục hình tròn, dài 132m, cao 20,5m, đường kính 42m; tổng diện tích là 3.225m².

Sinh viên cần cảnh giác các hội nhóm tụ tập đua xe

Sinh viên cần cảnh giác các hội nhóm tụ tập đua xe

(NSMT) - Trong bối cảnh tình hình giao thông ngày càng phức tạp, việc nâng cao nhận thức và kỹ năng lái xe an toàn cho thế hệ trẻ là hết sức cần thiết. Nhận thức được điều này, Ban An toàn Giao thông (ATGT) TP Cần Thơ đã phối hợp cùng Trường Đại học Nam Cần Thơ tổ chức chuyên đề về an toàn giao thông dành riêng cho sinh viên vào ngày 03/5.

Quân khu 9 khai mạc triển lãm “Chiến thắng Điện Biên Phủ - Sức mạnh Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh”

Quân khu 9 khai mạc triển lãm “Chiến thắng Điện Biên Phủ - Sức mạnh Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh”

(NSMT) – Ngày 3/5, tại Bảo tàng Quân khu 9, Cục Chính trị Quân khu 9 tổ chức khai mạc triển lãm với chủ đề “Chiến thắng Điện Biên Phủ - Sức mạnh Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh” nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7-5-1954 / 7-5/2024). Triển lãm mở cửa phục vụ khách tham quan từ ngày 03/5 đến hết tháng 6 năm 2024.

Vĩnh Long: Khai mạc Hội thi Tuyên truyền lưu động năm 2024

Vĩnh Long: Khai mạc Hội thi Tuyên truyền lưu động năm 2024

(NSMT) - Tối 2/5, tại huyện Vũng Liêm, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Vĩnh Long đã tổ chức khai mạc Hội thi Tuyên truyền lưu động tỉnh Vĩnh Long năm 2024. Hội thi diễn ra từ ngày 2/5 đến ngày 5/5 tại huyện Vũng Liêm, Tam Bình, Thị xã Bình Minh và TP. Vĩnh Long.

8 dấu hiệu lừa dối trong một mối quan hệ

8 dấu hiệu lừa dối trong một mối quan hệ

Các mối quan hệ được xây dựng trên sự tin tưởng nhưng đôi khi niềm tin đó có thể bị phản bội gây tổn thương nghiêm trọng tới đối phương.