Nuôi con

7 quy tắc không thể bỏ qua khi dạy con thành người ưu tú

Thứ tư, 28/07/2021, 16:45 PM

Lớn lên trong một gia đình có quy tắc và tình yêu thương là điều may mắn cả đời của một đứa trẻ và muốn con thành người ưu tú nhất định không được bỏ qua 7 điều này.

Không lấy đồ của người khác khi chưa được phép

Bạn đã bao giờ cảm thấy tuyệt vọng khi bản thiết kế của khách hàng mất nửa tháng để hoàn thành đã bị xé nát bởi những đứa trẻ nhà hàng xóm, thậm chí là viết nghuệch ngoạc vào đó?

Đã bao giờ bạn trải nghiệm cảm giác bị lũ trẻ phá điện thoại hay máy tính bảng, thậm chí dùng son môi vẽ khắp tường... Những đứa trẻ như vậy thường bị gắn mác không phép tắc.

Chúng ta không muốn con mình bị gắn mác “vô học”, nhưng bạn có bao giờ nghĩ rằng ngay cả khi con bạn quá tự cao và kiêu ngạo thì hầu như không ai nhắc nhở bạn rằng con bạn không lễ phép.

Để con cái không bị trách móc, ghét bỏ sau lưng, cha mẹ nên đặt ra những quy tắc tốt cho con ngay từ khi còn nhỏ.

Nếu không được phép, không thể lấy đồ của người khác một cách ngẫu nhiên; không nên vứt rác xuống đất; không gây tiếng ồn lớn ở nơi công cộng. Giáo dục tốt nhất không phải để con có điểm số cao, mà là sự trau dồi ngay từ khi còn nhỏ.

dua-tre-uu-tu-giadinhvietnam-1-22044875

Ảnh minh họa. 

Không nói bậy và có hành vi khiếm nhã

Những đứa trẻ có phẩm chất tốt sẽ được mọi người quý mến và tôn trọng dù đi đến đâu.

Gần đây, ở công viên Disneyland tại Thượng Hải, một cậu bé tự ý nhảy vào cửa hàng trò chơi. Sau khi bị các nhân viên ngăn lại, cậu đã chửi thề rồi lăng mạ nhân viên.

Một số chuyên gia tâm lý cho rằng, muốn nâng cao chất lượng trẻ trước hết phải nâng cao chất lượng của cha mẹ. Vì vậy, quy tắc gia đình này giống như được viết cho cha mẹ hơn.

Đứa trẻ giống như một cây non nhỏ, môi trường gia đình là nước cho cây non. Là cha mẹ, bạn có trách nhiệm và nghĩa vụ nuôi dạy con tuân thủ các quy tắc cơ bản của cuộc sống.

Cha mẹ dạy con lễ phép với người lớn tuối

Có một câu nói cổ: "Nếu bạn không học phép xã giao, bạn không thể đứng vững”.

Ngay cả bây giờ, với sự thay đổi văn hóa liên tục, phép xã giao và văn minh vẫn đáng để con cháu chúng ta học hỏi và kế thừa.

Khi gặp người quen, trước tiên bạn phải chào hỏi, đây là phép lịch sự cơ bản nhất.

Tuy nhiên, hầu hết người lớn chỉ thúc giục, ép buộc con cái chào hỏi, còn mình thì đứng yên. Tất nhiên cha mẹ nên dạy trẻ phải lễ độ, nhưng phép tắc này không chỉ thể hiện ra bên ngoài mà là sự chân thành từ trái tim, không làm chiếu lệ.

Điều này đòi hỏi sự kiên nhẫn của cha mẹ trong việc nuôi dạy con con, quan trọng hơn, cha mẹ cần phải dẫn dắt và làm gương cho con cái.

Cha mẹ nên đối xử lịch sự với người khác trước, trẻ em sẽ tự nhiên trở nên khiêm tốn và nhã nhặn khi chúng được chứng kiến những hành động đẹp.

dua-tre-uu-tu-giadinhvietnam-1-22050971

Ảnh minh họa. 

Dạy con không ngắt lời người khác

 Mọi người có xu hướng thích những đứa trẻ phóng khoáng, hoạt bát và dám thể hiện bản thân.

Tuy nhiên, một số trẻ luôn quen với việc cắt ngang bài phát biểu của giáo viên trong giờ học hoặc ngắt lời người lớn khi nói chuyện.

Dù ở lứa tuổi nào, việc ngắt lời người khác nói một cách tùy tiện là biểu hiện của sự thiếu tôn trọng. Nhắc trẻ thay đổi cách nói và dạy trẻ biêt lắng nghe thực chất là dạy trẻ tôn trọng người khác.

Một đứa trẻ biết tôn trọng người khác sẽ có thể ngày càng tiến xa hơn trong tương lai.

Chịu trách nhiệm về những sơ suất và hành vi sai trái của bản thân

Mọi đứa trẻ đều sẽ làm sai điều gì đó, nhưng cách cha mẹ đối phó với tình huống này rất khác nhau. Có một cậu bé ở Mỹ đã từng bị bố phạt không được đi xe bus mà phải chạy đến trường trong một tuần vì bắt nạt bạn cùng lớp. Vào tuần đó, đứa trẻ chạy trước, ông bố chạy theo sau để theo dõi. Sau sự việc này, đứa trẻ nhận ra sâu sắc hai điểm:

Thứ nhất, con người phải trả giá cho những sai lầm của mình.

Thứ hai, bố sẽ không yêu cậu về những sai lầm của cậu.

Khi con cái lớn lên, những sai lầm ngày càng nghiêm trọng, cha mẹ không còn có thể tháo gỡ được nữa rồi mới bắt đầu hối hận.

Thực ra, làm sai điều gì đó không có gì ghê gớm, điều khủng khiếp là cha mẹ lại che đậy lỗi lầm của mình còn con cái thì biết lỗi mà không bao giờ sửa. Mỗi sai lầm thực sự là một thời điểm tốt để trẻ học cách chịu trách nhiệm.

Dùng những hành động thiết thực để thể hiện trách nhiệm của mình và để người khác cảm thấy lời xin lỗi của bạn hiệu quả hơn 10.000 lời “xin lỗi”.

Dạy con đặt thứ đã sử dụng trở lại vị trí cũ

Một nhà giáo dục từng nói: "Nếu hình thành một thói quen tốt, cả đời bạn sẽ hưởng lợi ích của nó. Nếu hình thành thói quen xấu, cả đời còn lại bạn sẽ phải trả giá cho nó". Sức mạnh của thói quen rất mạnh mẽ, những thói quen tốt có thể thúc đẩy trẻ thay đổi tích cực.

Nhưng việc hình thành thói quen không phải một sớm một chiều, cha mẹ cần giám sát hành vi của con mình ngay từ khi còn nhỏ.

Ngay cả những việc vặt vãnh như cất đồ dùng, sách lại chỗ cũ cũng có thể giúp trẻ thiết lập ý thức về quy tắc và hình thành trật tự trong quá trình hình thành thói quen.

Có ít nhất một sở thích thể thao

Chúng ta đều biết rằng có một cơ thể khỏe mạnh rất quan trọng. Nhưng hiện nay nhiều trẻ em mải mê học hành mà bỏ bê thể dục thể thao.

Một số liệu nghiên cứu cho thấy các chỉ số chính về sức khỏe thể chất của trẻ em và thanh thiếu niên đã suy giảm trong hơn 20 năm liên tiếp, 33% trong số đó có các mức độ nguy hiểm về sức khỏe do cận thị, béo phì.

Hãy tưởng tượng rằng một đứa trẻ đáng lẽ phải tràn đầy sức sống lại yếu ớt và dễ bị bệnh khi còn nhỏ. Làm sao đôi vai của bé có thể chịu được thử thách của mưa gió trong tương lai?

Các chuyên gia tâm lý đã phát hiện ra rằng mọi sự phát triển trí tuệ và tâm lý của trẻ em thực chất đều dựa trên sự phát triển về thể chất.

Thùy Linh  
Uốn nắn con từ lời ăn, tiếng nói

Uốn nắn con từ lời ăn, tiếng nói

Hiện nay, tình trạng trẻ vị thành niên nói tục, chửi thề, sử dụng tiếng lóng thiếu lành mạnh trong giao tiếp diễn ra khá phổ biến, gây không ít hệ lụy. Phụ huynh cần quan tâm uốn nắn, giáo dục con sửa đổi kịp thời những hành vi xấu…

Cùng con vui đọc sách

Cùng con vui đọc sách

Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, nhất là mạng internet, khiến cho mạng xã hội, trò chơi điện tử, phim ảnh... ngày càng phổ biến, trở thành những thú vui giải trí đầy hấp dẫn, lấn dần văn hóa đọc ở người trẻ. Ðiều này khiến không ít bậc phụ huyh lo ngại nhưng cũng có nhiều phụ huynh làm gương, kiên trì định hướng để xây dựng thói quen đọc sách cho con.

Bí quyết

Bí quyết "5 chữ" dạy 3 con gái thành CEO và giáo sư đại học nổi tiếng thế giới

Gia đình giáo sư Stanley Wojcicki nổi tiếng khi có 3 cô con gái là CEO, giáo sư tài năng, nổi tiếng. Điều này xuất phát từ phương pháp dạy con đặc biệt gồm 5 chữ của ông và vợ.

4 điều về già tuyệt đối không nói với con nhất là chuyện tài sản

4 điều về già tuyệt đối không nói với con nhất là chuyện tài sản

Cha mẹ có nhiều điều để nói nhưng có 4 điều về già tuyệt đối không nói với con trong đó quan trọng nhất là chuyện phân chia tài sản khi nói ra dễ sinh vấn đề.

Trẻ thích làm việc nhà ít thất nghiệp, hạnh phúc hơn trong tương lai

Trẻ thích làm việc nhà ít thất nghiệp, hạnh phúc hơn trong tương lai

Một trong những cách hiệu quả để phát triển kỹ năng sống và tạo dựng nhân cách cho trẻ chính là khuyến khích các bé làm những việc nhỏ, ví dụ như một số việc nhà đơn giản.

Nêu gương sáng cho con

Nêu gương sáng cho con

Những năm đầu đời, trẻ có khả năng học hỏi rất nhanh. Trẻ thường xuyên tiếp xúc với ba mẹ và có khả năng bắt chước những biểu hiện, lời nói, cử chỉ, thậm chí là cảm xúc tích cực và tiêu cực từ ba mẹ. Do vậy, tính cách của con trẻ phần lớn phụ thuộc vào sự dạy bảo, rèn giũa của cha mẹ. Có rất nhiều phương pháp giáo dục trẻ nhỏ và một trong những phương pháp tốt là sự gương mẫu của đấng sinh thành.

5 thói quen phải uốn nắn cho con trước 6 tuổi, sau tuổi này muốn dạy cũng khó

5 thói quen phải uốn nắn cho con trước 6 tuổi, sau tuổi này muốn dạy cũng khó

Những thói quen xấu của trẻ nếu không được chỉnh sửa, uốn nắn ngay từ khi còn nhỏ có thể hủy hoại tương lai của trẻ, cản trở khả năng giao tiếp và các mối quan hệ xã hội.