Nuôi con

Tác hại khi cho trẻ xem TV trước 6 tuổi

Chủ nhật, 29/12/2024, 15:59 PM

Việc để trẻ em xem tivi, điện thoại quá sớm sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng cho trẻ như khả năng phát triển ngôn ngữ, giao tiếp, trí nhớ ngắn hạn…

TV và các thiết bị điện tử là những vật dụng không thể thiếu trong cuộc sống của con người ngày nay. Nhiều trẻ em bắt đầu nghiện TV và các thiết bị điện tử từ khi còn nhỏ, điều này rất bất lợi cho sự phát triển của trẻ.

Ảnh minh hoạ

Ảnh minh hoạ

Quratulain Zaidi, nhà tâm lý học lâm sàng tại Hong Kong (Trung Quốc), cho biết: "Ngay cả khi một đứa trẻ không nhìn thẳng vào màn hình - ví dụ như mẹ của bé vừa cho con bú vừa xem tivi, đứa trẻ vẫn chịu ảnh hưởng từ ánh sáng, âm thanh - tác động có thể căng thẳng và khó ngủ".

Bên cạnh đó, điểm hạn chế lớn nhất của việc cho trẻ nhỏ xem tivi, chơi game trên điện thoại hoặc máy tính chính là mất kết nối giữa cha mẹ và con cái.

Một cuộc khảo sát của Đại học Yale, Mỹ cho thấy, tỷ lệ trẻ nhỏ ngày nay sử dụng thiết bị điện tử lên tới 80,4%. Nếu cho trẻ xem TV 60 phút mỗi ngày, nguy cơ trẻ bị rối loạn tập trung sau này sẽ tăng lên khoảng 10%.

Học viện Nhi khoa Mỹ khuyến cáo, trẻ dưới 3 tuổi, đặc biệt là trẻ dưới 2 tuổi, nên tránh tiếp xúc với các thiết bị điện tử như TV, điện thoại, máy tính, iPad,...

Theo khuyến cáo, trẻ em trên 2 tuổi đến 5 tuổi không nên tiếp xúc với các thiết bị điện tử quá 60 phút mỗi ngày. Với trẻ 6 tuổi trở lên, cha mẹ cần kiểm soát thời gian và thiết bị điện tử con sử dụng.

Sự khác biệt giữa trẻ xem TV và không xem TV sau 6 tuổi

Đối với trẻ nhỏ, TV có sức hấp dẫn bởi đây là một "thế giới khác" đầy màu sắc và thú vị. Trên màn hình, trẻ có thể thưởng thức nhiều chương trình thiếu nhi, phim hoạt hình và các nội dung giải trí hấp dẫn mà cuộc sống hàng ngày không thể cung cấp.

Tuy nhiên, quan điểm về việc trẻ em xem TV vẫn còn gây tranh cãi. Một số người cho rằng việc này là hoàn toàn bình thường, vì TV cũng cung cấp tin tức và các chương trình khoa học bổ ích. Ngược lại, nhiều người lại lo ngại rằng việc trẻ em xem TV có thể không tốt cho sự phát triển của trẻ, và họ đưa ra nhiều lý do để ủng hộ quan điểm này.

Trên thực tế, việc trẻ xem TV ở độ tuổi quá nhỏ có sự khác biệt khi lớn lên so với trẻ xem TV từ sau 6 tuổi.

Khác biệt rõ rệt về thị lực

Nguyên nhân chính là do TV là một nguồn sáng, nói một cách đơn giản là giống như một "bóng đèn".

Nếu cả ngày cứ nhìn chằm chằm vào một bóng đèn, chắc chắn mắt sẽ rất mỏi và thị lực cũng sẽ bị ảnh hưởng.

Ảnh minh hoạ

Ảnh minh hoạ

Khác biệt lớn về thái độ học tập

Trẻ xem TV thường xuyên từ khi còn nhỏ thường có khả năng tập trung kém hơn so với trẻ ít xem TV.

Nguyên nhân là do thông tin trên TV được truyền tải quá nhanh, não bộ của trẻ không thể xử lý kịp lượng thông tin lớn này. Từ đó dẫn đến hiện tượng thông tin tích tụ, ảnh hưởng đến tư duy của não bộ, khiến trẻ khó tập trung.

Khác biệt về tư duy mở rộngTrẻ em có tư duy mở rộng thường rất sáng tạo, khả năng vận dụng kiến thức rất tốt, có thể nhìn nhận vấn đề từ nhiều góc độ khác nhau.

Tuy nhiên, trẻ xem TV quá nhiều dễ ảnh hưởng đến khả năng tư duy, chỉ nhìn nhận vấn đề một cách đơn giản, điều này khiến trẻ không thể "vận dụng linh hoạt" trong học tập và cũng rất khó để đồng cảm với người khác trong giao tiếp.

Làm thế nào để hạn chế việc trẻ xem TV?

Giới hạn khu vực và thời gian xem TV

Đặt ra thời gian xem tivi, điện thoại, máy tính của con giúp giảm tần suất và duy trì thói quen tốt. Chẳng hạn mỗi ngày bé chỉ được phép xem một giờ hoặc chỉ được xem vào cuối tuần khi đã hoàn thành xong bài tập về nhà.

Kiểm soát các nội dung

Hầu hết TV thông minh hiện nay đều có tính năng kiểm soát mà phụ huynh có thể thiết lập để lọc hoặc chặn nội dung không mong muốn. Ngoài ra, tải hoặc cài đặt ứng dụng có thể tạo bộ lọc nội dung xem, chặn nội dung xấu hoặc từ khóa cụ thể cũng có thể hữu ích.

Ảnh minh hoạ

Ảnh minh hoạ

Đặt thời gian để tắt thiết bị

Tạo một lịch trình cố định để cả nhà tuân theo. Ba mẹ trao đổi với con khi nào được phép xem và khi nào không để làm rõ nhu cầu, tránh tình trạng tranh cãi hay bé có thái độ tiêu cực, chống đối.

Khuyến khích hoạt động lành mạnh khác

Nếu xem TV thường xuyên, trẻ em rất dễ trở nên phụ thuộc vào TV nhằm mục đích giải trí. Khuyến khích con tìm kiếm và tham gia các hoạt động khác như vui chơi ngoài trời, đọc sách, hoạt động thể thao.

Những ngày cuối tuần, kỳ nghỉ hè là dịp thuận lợi để ba mẹ hạn chế thời gian xem tivi, điện thoại của con và thay bằng hoạt động giải trí lành mạnh.

Phương Anh (Theo Toutiao)  
Lên cơn đau tim khi dạy con ôn thi vào THPT

Lên cơn đau tim khi dạy con ôn thi vào THPT

Một người đàn ông Trung Quốc đã quá tức giận khi đang kèm cặp con trai làm bài tập về nhà đến nỗi lên cơn đau tim và suýt mất mạng.

Vì sao trẻ nói dối cha mẹ, cần làm gì khi phát hiện?

Vì sao trẻ nói dối cha mẹ, cần làm gì khi phát hiện?

Các bậc làm cha mẹ không ai muốn con mình nói dối. Tuy nhiên, về mặt khoa học, đôi khi việc nói dối thể hiện sự phát triển về não bộ, nhận thức và hành vi của trẻ.

Cần Thơ: “Ði từng ngõ, gõ từng nhà” để nói chuyện dân số

Cần Thơ: “Ði từng ngõ, gõ từng nhà” để nói chuyện dân số

Lực lượng cộng tác viên dân số ở phường Trà An, quận Bình Thủy thời gian qua đã làm tốt vai trò là cầu nối đưa chính sách về dân số - kế hoạch hóa gia đình đến với người dân. Với phương châm “Ði từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng”, sự cần mẫn của đội ngũ này rất đáng trân trọng.

Có con thành đạt nhưng nhiều cha mẹ hối tiếc vì 4 điều này

Có con thành đạt nhưng nhiều cha mẹ hối tiếc vì 4 điều này

Dù nuôi dạy con thành tài nhưng nhiều phụ huynh cảm thấy hối tiếc khi chưa thể dạy con những điều quan trọng hơn điểm số.

Trẻ có IQ cao mang 5 tật xấu khi còn nhỏ khiến không ít cha mẹ bực mình

Trẻ có IQ cao mang 5 tật xấu khi còn nhỏ khiến không ít cha mẹ bực mình

Những “thói quen xấu” của trẻ có thể là biểu hiện chỉ số IQ cao. Mặc dù bố mẹ lo lắng và bực bội nhưng nhiều hành vi mà người lớn coi là không đúng mực thực ra có thể phản ánh sự sáng tạo, trí tưởng tượng và khả năng tư duy của trẻ.

Cha mẹ hướng con học 4 ngành này ra trường không lo thất nghiệp

Cha mẹ hướng con học 4 ngành này ra trường không lo thất nghiệp

Những ngành học này không chỉ đáp ứng nhu cầu nhân lực hiện tại mà còn hứa hẹn cơ hội việc làm rộng mở trong tương lai.