Bà bầu uống nước mía có tốt không?
Nước mía là đồ uống nguyên chất ngon miệng cung cấp nhiều vitamin, dưỡng chất cho cơ thể. Tuy nhiên, với mẹ bầu loại nước uống này có thực sự tốt?
Cùng với nước dừa, nước mía luôn là “bộ đôi” nước uống được nhắc đến nhiều nhất trong thai kỳ của các chị em. Thế nhưng, thực sự nước mía có tốt cho bà bầu như lời “đồn đại” hay không?
ThS. BS Trịnh Văn Du, Trung tâm Hỗ trợ sinh sản, Bệnh viện Bưu điện, Hà Nội cho biết, mía là thức ăn mát, ngọt và bổ, được nhiều người ưa thích.
Về giá trị dinh dưỡng, các nghiên cứu đã cho thấy trong thân cây mía ngoài thành phần cơ bản là đường chiếm khoảng 70%. Ngoài ra, chúng còn có chất đạm, chất béo, chất bột, nhiều loại chất khoáng, vitamin và khoảng gần 30 loại axit hữu cơ.
Vì vậy, mía không những có vị ngọt dễ chịu hợp với khẩu vị mọi người mà còn cung cấp cho cơ thể năng lượng và những chất dinh dưỡng cần thiết.
"Loại nước này rất tốt cho bà bầu vì có thể bù nước, điện giải, chống nghén cho các mẹ nôn nhiều. Chúng còn tăng cường hệ miễn dịch, hạn chế táo bón vì nhiều vitamin và chất xơ", vị bác sĩ cho biết.
Không thể phủ nhận những công dụng về vấn đề bà bầu uống nước mía có tốt không. Chắc chắn nước mía có những thành phần riêng tốt cho cả mẹ và bé. Tuy nhiên, việc nạp nhiều nước mía vào cơ thể đồng nghĩa mẹ đang bổ sung quá nhiều đường. Điều này đặc biệt không tốt vì dễ khiến mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ.
Do đó, khi sử dụng nước mía, bác sĩ Du khuyến cáo phụ nữ mang thai cần chú ý những điểm sau:
Chỉ nên uống khoảng 100 - 200ml nước mía/ngày. Nếu mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ hoặc rối loạn dung nạp đường cần đến bác sĩ để có lời khuyên chính xác nhất trước khi uống.
Mẹ nên uống nước mía ngay khi đã ép xong, không nên để lâu vì nó dễ mất dưỡng chất và mất hương vị ban đầu.
Nước mía tuy có nhiều dưỡng chất có ích cho cơ thể như là magie, canxi, sắt,... nhưng mẹ cũng cần bổ sung đa dạng các loại dưỡng chất khác cho cơ thể để tốt cho hai mẹ con trong suốt giai đoạn mang thai. Trong đó, mẹ bầu cần bổ sung canxi để hỗ trợ phát triển cho xương, răng và các cơ của bé đồng thời giúp cho mẹ ngăn chặn chứng tiền sản giật và ổn định canxi huyết trong cơ thể.
Các loại rau củ có thể giúp giảm chứng mất trí nhớ
Một chuyên gia dinh dưỡng đã tiết lộ lượng rau chính xác nên hấp thụ vào cơ thể để giúp tránh chứng mất trí nhớ, đặc biệt ở tuổi già.
Cách thay đổi chế độ ăn giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và ung thư
Theo một nghiên cứu, việc cắt giảm khoảng 1/3 lượng tiêu thụ thịt chế biến sẵn có thể giúp tránh được hơn 350.000 ca bệnh tiểu đường ở Mỹ trong vòng một thập kỷ.
Gặp 3 vấn đề sức khỏe do thói quen ăn hạt thay cơm
Thời gian gần đây, nhiều người chọn ăn các loại hạt với mong muốn giảm cân, bổ sung các chất dinh dưỡng. Thậm chí, không ít chị em phụ nữ còn ăn hạt thay cơm. Tuy nhiên, việc ăn quá nhiều các loại hạt có khả năng lợi bất cập hại.
5 loại thực phẩm tốt nhất nên ăn trước khi ngủ
Dưới đây là một số thực phẩm lành mạnh và bổ dưỡng nên ăn trước khi đi ngủ để có làn da sáng mịn và tinh thần sảng khoái cho ngày hôm sau.
Trẻ ăn kem có tốt không, nên cho ăn ở độ tuổi nào?
Kem là món ăn khoái khẩu của phần đông trẻ nhỏ trong mùa hè. Tuy nhiên, không phải trẻ ở độ tuổi nào cũng có thể ăn kem mỗi ngày.
Uống trà hay cà phê để tỉnh táo hơn?
Cà phê và trà là hai trong số những thức uống phổ biến nhất trên thế giới. Cả hai đều chứa caffein, chất chống oxy hóa và có thể giúp con người cảm thấy tràn đầy sinh lực.
5 chất không nên bổ sung nếu mắc hội chứng chuyển hóa
Chiết xuất trà xanh, mướp đắng hay crom... là những thực phẩm không có lợi cho người mắc hội chứng chuyển hóa.