Bác Hồ nói về Tết Nguyên đán
Đón Xuân mới, mừng Tết đến là dịp để mỗi chúng ta thắp nén hương nhớ về cội nguồn tổ tiên và ông cha, cầu mong cho “Quốc thái dân an”. Đây cũng là dịp thảnh thơi đi lại với nhau để cầu chúc năm mới, mọi người ai cũng dồi dào sức khỏe, đem hết trí lực góp phần xây dựng quê hương. Chắc rằng từ cơ quan, gia đình đến cá nhân ai cũng hồ hởi, phấn khởi. Thế nhưng, đâu đó cũng có sự lạm dụng đón xuân về để tổ chức ăn uống, vui chơi linh đình tốn kém.
Sinh thời, Bác Hồ có viết tác phẩm Mừng Tết Nguyên đán như thế nào? Người căn dặn: “Suốt một năm chúng ta thi đua lao động, sản xuất, những ngày Nguyên đán, chúng ta vui chơi một hôm để chào xuân. Việc đó cũng đúng thôi. Nên chúng ta mừng xuân một cách vui vẻ và lành mạnh. Nếu có bao nhiêu tiền bỏ ra mua sắm hết để đánh chén lu bù, thế là mừng xuân một cách lạc hậu, thế là lãng phí, thế là không xuân”.
Với lòng nhân ái bao la, vào những dịp Tết, Bác thường đi chúc Tết không những ở các cơ quan, xí nghiệp mà còn đến thăm các gia đình lao động, lam lũ làm ăn. Qua những câu chuyện ghi lại, chúng ta còn nhớ: Bác đến thăm một gia đình mà trong nhà ngày Tết chẳng có gì, đêm giao thừa còn phải đi gánh nước thuê kiếm tiền. Bác đã nói trong xúc động: “Bác không đến thăm cô chú thì thăm ai?”.
Mùng 1 Tết năm 1965, sau khi thăm các cơ quan, đoàn thể ở Hà Nội, Bác đến thăm công trường Việt Trì và phát biểu trước cán bộ, công nhân, chuyên gia các nước bạn đang giúp ta với những lời đầy tình cảm: “Cán bộ phải chú ý chăm lo sinh hoạt của anh em trong ngày Tết. Đối với các đồng chí công nhân, cán bộ, bạn bè giúp ta mà các đồng chí ấy xa nhà trong dịp Tết Nguyên đán này, ta càng chú ý săn sóc. Các anh em công nhân người Âu, Phi lâu nay sống đã quen với phong vị Tết Việt Nam, nên làm sao cái Tết của xây dựng vui vẻ hơn kháng chiến, song phải tránh những lãng phí không cần thiết”.
Chúng ta không khỏi xúc động về những tình cảm ấy mà Người không chỉ dành riêng cho nhân dân mình mà còn cho khắp bạn bè năm châu. Đâu chỉ dừng ở đó, Người còn lo xa, căn dặn chúng ta phải tiết kiệm, chống lãng phí. Việc cần kiệm là để xây dựng đất nước, nên không ai được phép quên nhiệm vụ ấy. Người cũng chỉ ra những việc đáng chê trách khi phát hiện có những nơi làm không đúng.
Trong tác phẩm Mừng Tết Nguyên đán như thế nào?, Bác còn viết: “Vừa rồi, vì được mùa to, 20 xã ở huyện Yên Thành (Nghệ An) đã liên hoan hết 123 con lợn, 8 con bò, 3 con bê; đó là chưa kể số tiền chi tiêu vào muối, gạo, rượu, chè. Cũng chưa kể những ngày lao động của bà con 20 xã đã mất toi! Lãng phí tiền của và công sức là như vậy, là lỗi tại ai? Lỗi tại cán bộ huyện, cán bộ xã, lỗi tại đảng viên và chi bộ”.
Từ câu chuyện trên, liên hệ với cuộc sống ngày nay, chúng ta thấy hiện tượng đó vẫn còn xảy ra. Qua những thông tin trên báo chí, cứ mỗi lần Tết đến, đâu đó có cơ quan đơn vị với mọi hình thức, từ việc tổ chức liên hoan đến quà biếu, phong bì nhiều khi quyết toán lên đến hàng chục, hàng trăm triệu đồng, trong lúc người lao động nơi đó còn vất vả lo cho con bộ quần áo mới loại rẻ tiền. Còn có gia đình mang tính khoe khoang, hình thức: sắm sửa đồ Tết, trang hoàng nhà cửa, phòng ốc lộng lẫy toàn những thứ đắt tiền, có loại cây cảnh mai, đào đến hàng chục triệu đồng. Tuy kinh tế – xã hội của chúng ta ngày nay có phát triển, đời sống được nâng lên, nhưng không vì thế mà chúng ta xa hoa, phung phí quá mức (Vừa qua, BBT có Chỉ thị số 11 – CT/TW, ngày 8/12/2021, về việc tổ chức Tết Nhâm Dần lành mạnh, tiết kiệm… cũng từ tinh thần của Bác).
Với việc mừng Tết Nguyên đán đã có lần Bác dặn:
“Mừng Xuân mừng cả thế gian
Phải đâu lãng phí cỗ bàn mới Xuân”
Tấm lòng của Bác bao dung và nhân hậu làm sao, Người nghĩ đến tất cả thế gian khi mùa xuân về. Bác nghĩ mùa xuân là biểu tượng của hòa bình, sôi nổi, nảy nở bao điều tốt đẹp và nó phải đến với tất cả mọi người thì điều đó mới thực sự hạnh phúc. Mùa xuân chẳng phải của riêng ai và ai cũng có quyền hưởng. Trong bài Mừng xuân vĩ đại, Bác viết: “Xưa kia người ta chỉ mừng xuân hẹp hòi trong khuôn khổ gia đình với những câu chúc tụng nhau “Ngũ phúc lâm môn, tam dương khai thái”. Ngày nay chúng ta mừng xuân rộng rãi, từ gia đình đến cả nước, đến khắp thế giới”.
Xuân về, Tết đến, cả dân tộc ta lại nhớ đến Bác Hồ và những lời căn dặn của Bác. Những lời dạy của Bác vẫn luôn trong trái tim và còn vang vọng mãi trong mỗi cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân.
Theo Nguyễn Thị Mỹ Phương/ Tạp Chí Văn Nghệ TP.HCM Xuân 2022
Trẻ sinh mùa nào khoẻ mạnh và thông minh nhất?
Những đứa trẻ được sinh ra ở các mùa khác nhau có sức khỏe, chiều cao, thậm chí là chỉ số thông minh (IQ) khác nhau.
Lên cơn đau tim khi dạy con ôn thi vào THPT
Một người đàn ông Trung Quốc đã quá tức giận khi đang kèm cặp con trai làm bài tập về nhà đến nỗi lên cơn đau tim và suýt mất mạng.
Con nhà lính
Là con nhà lính, chơi đánh trận giả, tôi luôn phải dũng cảm và… hy sinh trên tuyến đầu lửa đạn. Là con nhà lính, tuổi thơ tôi sống trong gia đình mà như doanh trại.
Cùng nhau vượt khó
(NSMT) - Cuộc sống không phải lúc nào cũng suôn sẻ, thuận lợi mà có những “khúc quanh” đột ngột như mất việc làm, ốm đau… Ðiều quan trọng, người trong cuộc đừng bi quan mà hãy suy nghĩ tích cực, tìm cách vượt qua nghịch cảnh. Sẽ đáng quý hơn nếu như trong lúc thắt ngặt, thất bại, có sự chung tay trợ giúp của gia đình.
Hạnh phúc hơn khi sinh đủ 2 con
Nhiều hộ dân tộc Khmer ở TP Cần Thơ thực hiện tốt thông điệp của ngành dân số thành phố “Mỗi cặp vợ chồng nên sinh đủ 2 con”. Dẫu có lúc khó khăn về kinh tế nhưng các cặp vợ chồng đều cùng nhau vượt qua để xây dựng gia đình tiêu biểu, hạnh phúc.
Vì sao trẻ nói dối cha mẹ, cần làm gì khi phát hiện?
Các bậc làm cha mẹ không ai muốn con mình nói dối. Tuy nhiên, về mặt khoa học, đôi khi việc nói dối thể hiện sự phát triển về não bộ, nhận thức và hành vi của trẻ.
Người trẻ lan toả văn hoá, võ thuật Việt Nam tại chung kết “Khơi nguồn võ Việt”
(NSMT) - Ngày 16/12, đại diện Tập đoàn FPT cho biết vừa tổ chức thành công Vòng chung kết giải thi đấu Vovinam - FPT EDU Khơi Nguồn Võ Việt năm 2024. Tham dự giải có 355 học sinh, sinh viên FPT tranh tài ở 29 nội dung thi đấu Vovinam được tổ chức tại TP. Cần Thơ.