Bạc Liêu: Sắp diễn ra Ngày hội Văn hóa - Du lịch và Lễ hội Dạ cổ hoài lang năm 2022
(NSMT) - Từ ngày 27 - 29/11, Ủy ban Nhân dân tỉnh Bạc Liêu sẽ tổ chức sự kiện Ngày hội Văn hóa - Du lịch Bạc Liêu và Lễ hội Dạ cổ hoài lang năm 2022 với chủ đề "Kết nối tinh hoa di sản và khát vọng phát triển". Đây là sự kiện quan trọng nằm trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 25 năm tái lập tỉnh Bạc Liêu (1/1/1997 - 1/1/2022).
Theo ban tổ chức, Ngày hội Văn hóa - Du lịch tỉnh Bạc Liêu và Lễ hội Dạ cổ hoài lang năm 2022, là sự kiện có ý nghĩa quan trọng, là dịp để quảng bá hình ảnh du lịch Bạc Liêu đến với bạn bè trong nước và quốc tế, tăng cường thu hút nguồn lực đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội, góp phần đưa tỉnh Bạc Liêu phát triển nhanh và bền vững.
Đồng thời chỉ đạo các địa phương và sở ngành chức năng kêu gọi các cơ quan báo chí trong và ngoài tỉnh đồng hành cùng tỉnh Bạc Liêu, tăng cường tuyên truyền, quảng bá sự kiện để người dân và doanh nghiệp biết và đồng tình hưởng ứng, nhất là quan tâm thực hiện các nội dung thật chu đáo, chủ động tham gia tích cực, thông qua sự kiện để lại hình ảnh Bạc Liêu đẹp trong lòng du khách trong nước và quốc tế.
Nằm trong chuỗi các hoạt động của ngày hội được tổ chức từ ngày 22 - 29/11 tại những địa điểm nổi tiếng của tỉnh như Quảng trường Hùng Vương, Chùa Xiêm Cán, Nhà hát Cao Văn Lầu, Khu du lịch sinh thái Hồ Nam, Khu lưu niệm nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ, Trung tâm Văn hóa tỉnh…, dự kiến thu hút đông đảo đại biểu, du khách đến tham quan, du lịch.
Tại sự kiện sẽ diễn ra các hoạt động gồm Chương trình khai mạc Ngày hội; Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Bạc Liêu; Không gian “Hội tụ tinh hoa di sản văn hóa phi vật thể đại diện các vùng, miền”; Liên hoan Đờn ca tài tử tỉnh Bạc Liêu; Ngày hội Tôm và Muối Bạc Liêu; Liên hoan nhạc Ngũ âm và múa dân gian Khmer tỉnh Bạc Liêu; Hội nghị Kết nối cung - cầu hàng hóa giữa tỉnh Bạc Liêu và các tỉnh thành phố; Tổ chức khảo sát đánh giá tiềm năng, sản phẩm du lịch mới của tỉnh; Khởi công, khánh thành một số dự án, công trình; Hội thảo góp ý Đề án xây dựng sản phẩm OCOP “Khu du lịch cộng đồng Vườn nhãn Bạc Liêu” và tổ chức công nhận chùa Xiêm Cán là điểm du lịch tiêu biểu Đồng bằng sông Cửu Long; Bế mạc Ngày hội và Chương trình nghệ thuật sân khấu thực cảnh với chủ đề “Âm vang dạ cổ”. Trước đó, từ ngày 22/11 đã diễn ra khai mạc một số hoạt động Liên hoan nhạc Ngũ âm và múa dân gian Khmer tỉnh Bạc Liêu, Liên hoan Đờn ca tài tử tỉnh Bạc Liêu.
Ngày hội là sự kiện thiết thực góp phần thúc đẩy ngành Du lịch tỉnh nhà. Ngoài ra, đó còn là cơ hội quảng bá ưu thế, tiềm năng của tỉnh để thu hút đầu tư, xúc tiến xây dựng quy hoạch phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm khác. Ngoài những công trình, dự án đã và đang tiến hành theo kế hoạch trước đó, tỉnh tiếp tục mời gọi đầu tư nhiều dự án quan trọng trong thời gian tới như Lĩnh vực nông nghiệp có các dự án đầu tư vào Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm Bạc Liêu; lĩnh vực thương mại - nhà ở có Dự án Khu tổ hợp khách sạn, thương mại, dịch vụ - căn hộ cao cấp và nhà phố.
Ngày hội có thể xem là “cơ hội vàng” để hình ảnh, tiềm năng Bạc Liêu được giới thiệu rộng rãi đến du khách cùng các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Sở hữu nhiều điểm đến hấp dẫn, nhiều tiềm năng về nông nghiệp, thủy sản nhưng Bạc Liêu vẫn chưa thật sự phát huy hết những thế mạnh của mình. Các hoạt động xúc tiến đầu tư, quảng bá Du lịch sẽ hiệu quả hơn khi nhiều doanh nghiệp, nhà đầu tư từ các tỉnh - thành cùng tham gia, tìm hiểu trong dịp này.
- Một số hình ảnh các địa điểm du lịch nổi tiếng của tỉnh Bạc Liêu
Nhọc nhằn nghề ủi hà, thôn ở quần đảo Nam Du
Dẫu biết “Một lần là tởn tới già/Ðừng đi nước mặn mà hà ăn chân”, nhưng những người làm nghề ủi hà, thôn ở hai xã Nam Du và xã An Sơn (huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang) không thể không đi, vì đây là nghề mưu sinh giúp họ có thu nhập hằng ngày để lo cho gia đình.
Mỹ Khánh Royal: Trải nghiệm du thuyền khám phá Cần Thơ về đêm
(NSMT) - Tổ chức tiệc tùng, liên hoan, cưới hỏi hay đơn giản chỉ là những buổi tiệc riêng tư ấm cúng bên gia đình và bạn bè, tất cả đều có thể trở nên đặc biệt hơn khi được thực hiện trên một chiếc du thuyền, đưa bạn dạo một vòng quanh Cần Thơ lung linh về đêm. Trong không gian thư thái ấy, bạn không chỉ thưởng thức những món đặc sản miền Tây thơm ngon mà còn được tận hưởng cảnh sắc sông nước bình yên, mang đến một trải nghiệm tuyệt vời không thể bỏ qua khi du lịch vùng đất Tây Đô cùng du thuyền Mỹ Khánh Royal.
Đa dạng sản phẩm du lịch khai thác văn hóa bản địa
Văn hóa bản địa được xem là tài nguyên đem đến nét đặc trưng cho du lịch của vùng đất. Việc khai thác tốt các giá trị văn hóa trong hoạt động du lịch sẽ làm nên những sản phẩm khác biệt thu hút du khách. Tại Cần Thơ, nhiều điểm đến, doanh nghiệp du lịch đã sớm tiếp cận xu hướng này và ngày càng có nhiều đơn vị khai thác đa dạng sản phẩm du lịch từ văn hóa.
Cà Mau nỗ lực xây dựng sản phẩm OCOP du lịch
(NSMT) - Thời gian qua, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau thực hiện kế hoạch của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh, về việc thực hiện Chương trình phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới đến năm 2025.
Phú Quốc vào top những hòn đảo tuyệt vời nhất thế giới năm 2024
(NSMT) - Tạp chí du lịch Condé Nast Traveler công bố TP Phú Quốc vào top những hòn đảo tuyệt vời nhất thế giới năm 2024, hạng mục do độc giả bình chọn. Đây là năm thứ ba liên tiếp thành phố được bình chọn vào top này.
Về Cà Mau
(NSMT) - Mũi Cà Mau tọa lạc tại nơi cực Nam của Tổ quốc là nơi đặt cột mốc tọa độ quốc gia. Nơi đây là điểm đến hấp dẫn du khách trong và ngoài nước.
Về miền Tây mùa nước nổi
Theo con nước từ thượng nguồn Mekong, hằng năm từ tháng 8 đến tháng 11 âm lịch, miền Tây vào mùa nước nổi. Mùa nước nổi trở thành một phần của văn hóa sông nước gắn liền với đời sống của người dân miền Tây. Do đó, khám phá mùa nước nổi miền Tây cũng là trải nghiệm được nhiều du khách lựa chọn.