Bác sĩ “nông dân” hồi sinh hàng ngàn người từ cửa tử
Thầy thuốc nhân dân là danh hiệu cao quý của người làm nghề y nhưng với bác sĩ Trần Chí Cường - Giám đốc Bệnh viện Tim mạch đột quỵ Cần Thơ ông lại thích mọi người gọi thân mật là “bác sĩ nông dân”.
Sinh ra và lớn lên tại một quê nghèo của xã An Khánh, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp, từ nhỏ cậu bé Cường đã nuôi trong mình ước mơ làm bác sĩ. Nhưng để biến ước mơ thành hiện thực là cả một quá trình đòi hỏi sự kiên trì bền bỉ và cố gắng không ngừng nghỉ của người con vùng đất sen hồng.
Bác sĩ Cường kể: "Những năm ôn thi cấp 3, tôi phải đạp xe từ xã An Khánh lên Sa Đéc gần 40 km, khổ nhất là những ngày mưa, nhà nghèo không có tiền mua áo mưa, phải hái lá chuối che lấy thân".
TS.BS Trần Chí Cường luôn tâm niệm bệnh nhân như người thân ruột thịt của mình, bằng mọi cách phải điều trị tốt nhất cho họ
Nhưng càng khó khăn, ước mơ trở thành bác sĩ của cậu thanh niên ngày càng mãnh liệt hơn. Đền bù xứng đáng lại những ngày khổ công rèn luyện học hành, chàng trai trẻ đỗ vào cả 4 trường đại học. Lần đầu chạm cửa ước mơ, bác sĩ Cường không cầm được nước mắt. Không chút do dự, với ước mơ cứu người từ nhỏ, bác sĩ Cường đã bỏ bách khoa và chọn học y tại Trường đại học Y dược Cần Thơ.
Tiên phong mở đường cho ngành can thiệp nội mạch
Năm 2000, sau khi tốt nghiệp, chàng bác sĩ trẻ quyết định trở về Đồng Tháp công tác để giúp đỡ quê hương của mình. Sau quá trình công tác, tiếp xúc với nhiều ca bệnh nhưng bất lực. Bác sĩ Cường quyết định khăn gói lên Sài Gòn để học chuyên khoa I Ngoại thần kinh, sau đó tiếp tục tham gia khóa học chụp X-quang can thiệp thần kinh ở Bệnh viện Chợ Rẫy và Bạch Mai.
Đến năm 2005, khi được thầy Võ Tấn Sơn – nguyên hiêu trưởng Trường đại học Y dược TP.HCM giới thiệu về khoá học can thiệp mạch máu thần kinh tại Thái Lan, bác sĩ Cường đã không ngần ngại xung phong đi học. Đây là khóa học do Đại học y khoa Bicetre của Pháp phối hợp cùng Đại học y khoa Mahidol tổ chức, quy tụ các giáo sư đầu ngành về can thiệp trong lòng mạch từ Mỹ, Pháp, Canada, Đức, Thụy Sĩ, Hà Lan… Giữa năm 2006, bác sĩ Cường trở về Việt Nam đầu quân cho Bệnh viện Đại học Y dược TH.HCM.
Cầm cố tài sản để mở bệnh viện
Sau nhiều năm công tác tại Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM, bác sĩ Cường nhận thấy, 99% bệnh nhân từ khu vực ĐBSCL bị đột quỵ, tai biến mạch máu não chuyển lên Sài Gòn đều trễ giờ và không thể cứu chữa. Thêm vào đó, những năm gần, tỉ lệ bệnh nhân bị đột quỵ tim mạch ngày càng tăng. Với những thực tế đó, ý nghĩ cần phải có một cơ sở điều trị uy tín điều trị can thiệp mạch máu tại khu vực ĐBSCL đã luôn thôi thúc người bác sĩ trẻ.
Nghĩ là làm, từ năm 2015, bác sĩ Cường đã lập đề án mở bệnh viện. Tuy nhiên, với khó khăn về kinh tế, ngoài giờ cứu chữa bệnh nhân, bác sĩ Cường phải ôm hồ sơ đi gõ cửa và thuyết phục từng nhà đầu tư.
Với tâm nguyện cứu người, bác sĩ Cường đã không ngại từ bỏ công việc đáng mơ ước với mức thu nhập cao tại Bệnh viện Y dược TP HCM. Hơn thế nữa, bác sĩ đã chấp nhận cầm cố cả tài sản của gia đình để có chi phí đầu tư bệnh viện tại Cần Thơ.
TS.BS Trần Chí Cường khám bệnh cho bệnh nhân.
Cảm nhận được sự tâm huyết với nghề của bác sĩ Cường, nhiều nhà đầu tư đã ủng hộ, chính quyền địa phương tại Cần Thơ cũng tạo điều kiện để Bệnh viện Tim mạch đột quỵ Cần Thơ sớm đi vào hoạt động.
Ngày 20/2/2019 là một cột mốc quan trọng đánh dấu một bước ngoặt trong sự nghiệp của người bác sĩ nông dân, khi Bệnh viện Tim mạch đột quỵ Cần Thơ chính thức đi vào hoạt động. Bệnh viện có quy mô 200 giường phân bố trên 10 tầng, cùng với đầy đủ trang thiết bị hiện đại… phục vụ cho việc chữa trị, tầm soát nguy cơ và phòng ngừa đột quỵ. Từ đó, đã mở ra nhiều cơ hội cứu sống bệnh nhân đột quỵ và giảm thiểu tối đa số bệnh nhân bị trễ “thời gian vàng” cấp cứu khi phải lên tận TP.HCM.
Chỉ trong một thời gian ngắn sau khi vào hoạt động, Bệnh viện Tim mạch đột quỵ Cần Thơ đã cấp cứu kịp thời hàng ngàn trường hợp bị đột qụy. Bên cạnh đó, bệnh viện đã tổ chức hơn 15 cuộc hội thảo quốc tế để đào tạo chuyển giao công nghệ, nâng chuyên môn cho nhiều bác sĩ đến từ nhiều nước trên thế giới như Mỹ, Pháp, Nhật bản, Malaysia, Úc…
Bác sĩ Cường chia sẻ: "Khi đến bệnh viên đột quỵ, bệnh nhân không có tiền cũng được cứu chữa, mục đích cuối cùng khi lập bệnh viện là vì cứu người chứ không phải vì lợi nhuận. Tuy còn khó khăn nhưng tôi cùng đội ngũ y bác sĩ của bệnh viện tâm niệm cứu người là trên hết. Chúng tôi luôn xem bệnh nhân như là người thân ruột thịt mình, bằng mọi cách phải điều trị tốt nhất cho họ".
Với tâm niệm như vậy nên người bác sĩ chân chất đó tỏ ra thích thú khi được mọi người gọi mình là “bác sĩ nông dân”.
"Tôi thích từ “nông dân” bởi một phần tôi sinh ra và lớn lên trong một gia đình nông dân nghèo. Bên cạnh đó, khi nói đến nông dân chúng ta cảm nhận được sự gần gũi, người nông dân lại tiết kiệm, “ăn chắc mặc bền”. Điều này tương đồng với phương châm cứu người của tôi, bỏ qua hình thức, sự xa cách giữa người bác sĩ và bệnh nhân. Trong quá trình cứu chữa bệnh nhân phải nghĩ đến kỹ thuật cứu chữa đơn giản và tối ưu nhất, tiết kiệm chi phí cho bệnh nhân", bác sĩ Trần Chí Cường nói thêm.
Dự án điện gió đầu tiên của T&T Group tại Lào sẽ xuất khẩu điện về Việt Nam từ cuối năm 2025
Sau khi đi vào khai thác, vận hành, điện từ dự án điện gió Savan 1 – dự án điện gió đầu tiên của T&T Group tại Lào sẽ được xuất khẩu bán về Việt Nam, qua đó góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, đồng thời tăng cường mối quan hệ hợp tác bền chặt giữa hai nước láng giềng.
Cần Thơ: Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách Lê Quang Mạnh trao quà Tết tặng công nhân, người lao động
(NSMT) - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách Lê Quang Mạnh cùng đại diện lãnh đạo TP. Cần Thơ, Đoàn ĐBQH TP. Cần Thơ, Liên đoàn Lao động TP. Cần Thơ đã trao quà Tết tặng đoàn viên công đoàn, người lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn TP. Cần Thơ nhân dịp chuẩn bị đón Tết nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Hội sinh viên Việt Nam TP. Cần Thơ tổ chức Ngày hội Xuân hồng năm 2025
(NSMT) - Ngày 12/01, tại TP. Cần Thơ, Hội sinh viên Việt Nam TP. Cần Thơ tổ chức Ngày hội Xuân hồng năm 2025. Đây là hoạt động hiến máu tình nguyện thường niên, góp phần khắc phục tình trạng thiếu máu trầm trọng trước, trong và ngay sau dịp Tết Nguyên đán sắp tới.
Giải đấu Pickleball kết nối yêu thương 2025: Chung tay xây dựng một mùa xuân nghĩa tình
(NSMT) - Ngày 12/1, Giải đấu Pickleball - Kết nối yêu thương 2025 đã được tổ chức thành công tại Sân Pickleball Nam Cần Thơ, nhằm gây quỹ cho chương trình Xuân yêu thương – một hoạt động ý nghĩa và thường niên của Tạp chí Gia đình Việt Nam tại TP Cần Thơ. Giải đấu Pickleball lần này còn có sự đồng hành của UP Việt Nam, tạo nên một không gian ấm áp, kết nối yêu thương và hy vọng.
Cần Thơ: Ấm tình thầy trò tại Hội Xuân Cây Di sản Trường THPT Châu Văn Liêm
(NSMT) - Chương trình Hội Xuân Cây Di sản Trường THPT Châu Văn Liêm lần I - Xuân Ất Tỵ 2025 với chủ đề “Những nụ cười xuân hồng bất diệt” vừa diễn ra tại Trường THPT Châu Văn Liêm, quận Ninh Kiều.
Liên đoàn Lao động TP. Cần Thơ mang Tết đến với đoàn viên, lao động
(NSMT) - Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) TP. Cần Thơ vừa tổ chức khai mạc Chương trình “Tết sum vầy - Xuân ơn Đảng” và Chương trình Chợ Tết Công đoàn 2025. Chương trình diễn ra trong 3 ngày từ ngày 11 - 13/1.
Hội Nữ doanh nhân TP Cần Thơ kết nối kinh doanh hướng đến cộng đồng
(NSMT) - Tối 11/1, Hội Nữ Doanh nhân TP Cần Thơ (CAWE) tổ chức tổng kết năm 2024 và chúc mừng năm mới 2025. Ông Dương Tấn Hiển - Ủy viên BTV Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP. Cần Thơ cùng đại diện một số sở ngành đến dự.