Đi đâu

Báo động: Những chủng loài quý hiếm tại ĐBSCL dần xa rừng vì không còn đất sống

Thứ năm, 28/10/2021, 08:40 AM

(NSMT) - Được mệnh danh là lung chim, những vùng dự trữ sinh quyển, cánh rừng đặc dụng… ở ĐBSCL từ lâu là thiên đường trú ngụ, sinh sản của trăm nghìn cá thể chim trời. Thế nhưng, những sân chim trong khu vực ĐBSCL đang đối mặt với nạn săn bắn tận diệt và biến đổi khí hậu, đã cướp đi mảnh đất màu mỡ cùng nguồn thức ăn đặc thù, khiến các chủng loài quý hiếm tìm đường đi nơi khác mà không quay trở lại.

Ông Phạm Văn Hiệp (ngụ tại ấp Cà Dăm, xã Tân Công Sính, huyện Tam Nông, Đồng Tháp) - người đã sống nhiều năm gần vùng đệm của vườn quốc gia Tràm Chim Tam Nông chia sẻ: "Cò ốc bên đây nhiều lắm luôn, chỉ có con Sếu là không có thôi. Có năm, có về mấy con, lâu lâu Sếu mới về 1 lần chứ còn mấy loại chim cò khác thì còn nhiều lắm. Đất của mình phèn thiệt phèn thì sẽ mọc lên cây Năng kim, mà bây giờ tiến hóa xả phèn cái nhiều loại cỏ dại khác mọc lên, không còn Năng nữa nên không có thức ăn cho Sếu, nên Sếu không về”.

Vườn quốc gia Tràm Chim (Đồng Tháp) là thiên đường trú ngụ, sinh sản của trăm nghìn cá thể chim trời.

Vườn quốc gia Tràm Chim (Đồng Tháp) là thiên đường trú ngụ, sinh sản của trăm nghìn cá thể chim trời.

Cuộc sống gắn liền với cây lúa của ông Hiệp được hỗ trợ rất lớn từ đàn Cò ốc, chúng đã tiêu diệt thiên địch trên cách đồng, là bạn của nông dân và giúp lúa trúng mùa. Thế nhưng,  ông Hiệp và nhiều người nông dân khác cũng đăng trăn trở.

Vườn quốc gia Tràm Chim có diện tích gần 7.500 hecta, bao gồm đầy đủ hệ sinh thái của vùng đất ngập nước. Thực vật có khoảng 130 loài, 198 loài chim nước, chiếm khoảng ¼ số loài chim có ở Việt Nam. Trong đó, có nhiều loài chim quý hiếm trên thế giới như: Ngang cánh trắng, Te vàng, Bồ nông, đặc biệt là Sếu đầu đỏ. Nếu năm 1991 tại đây ghi nhận có hơn 1.000 cá thể Sếu đầu đỏ thì đến năm 2017 chỉ có 3 cá thể, năm 2018 là 9 cá thể và năm 2019 là 11 cá thể. Năm 2020, loài chim này này không quay về.

Giải thích cho sự tụt giảm đáng báo động của quần thể sếu và đặc biệt là sự vắng bóng của loài chim quý này tại VQG Tràm Chim năm 2020, các chuyên gia cho rằng nguyên nhân do tác động từ bên ngoài, đáng kể nhất là sự chuyển đổi từ sinh cảnh đất ngập nước tự nhiên sang trồng lúa và nuôi trồng thủy sản,…

Giải thích cho sự tụt giảm đáng báo động của quần thể sếu và đặc biệt là sự vắng bóng của loài chim quý này tại VQG Tràm Chim năm 2020, các chuyên gia cho rằng nguyên nhân do tác động từ bên ngoài, đáng kể nhất là sự chuyển đổi từ sinh cảnh đất ngập nước tự nhiên sang trồng lúa và nuôi trồng thủy sản,…

Ông Trần Hào Hiệp, Giám đốc Trung tâm bảo tồn và hợp tác quốc tế thuộc Vườn quốc gia (VQG) Tràm Chim cho biết, tỉ lệ cá thể Sếu đầu đỏ giảm dần là tình hình chung của thế giới chứ không riêng Tràm Chim. Việc cần lúc này là cải tạo phân khu từng là bãi đậu của Sếu để mong đón cá thể này quay về.

“Ở Tràm Chim, nguồn thức ăn vẫn có nhưng nó không được như xưa, diện tích bãi ăn đã bị thu hẹp. Đối với Tràm Chim, một số loài như Sếu sẽ bảo tồn theo dạng phân khu. Nếu ngày trước, những loài động vật nào có hiện diện sinh sống ở khu đất đó thì mình sẽ ưu tiên các giải pháp như: Tuần tra bảo vệ, phục hồi cải tạo… ngay tại địa điểm đó. Đây gọi là dạng bảo tồn theo phân khu, dựa trên các loài hiện diện trên phân khu. Còn trước đây, chúng tôi bảo tồn còn chung chung”, ông Trần Hào Hiệp nói.

Ông Trần Bình Lộc - Giám đốc Ban quản lí Rừng đặc dụng phòng hộ ven biển tỉnh Bạc Liêu cho rằng, giải pháp để giữ các cá thể chim ở lại rừng hằng năm và tuyệt đối, cần đến quy chế phối hợp giữa các ngành để quản lí, xử lí vi phạm về bảo vệ rừng, động vật hoang dã… cộng với áp dụng biện pháp lâm sinh.

VQG Tràm Chim thu hút hàng trăm ngàn lượt khách/năm, là một trong 7 điểm du lịch trọng điểm của Đồng Tháp.

VQG Tràm Chim thu hút hàng trăm ngàn lượt khách/năm, là một trong 7 điểm du lịch trọng điểm của Đồng Tháp.

Ông Trần Bình Lộc chia sẻ: “Những thảm thực vật - nơi chim đậu bị cạn kiệt, chúng ta sẽ bảo tồn, tiến hành gieo ươm và trồng các loài cây bản địa thích hợp cho việc cư trú và sinh sản của chim. Hiện Bạc Liêu trông các cây như: Chà là, vá, cóc… để tạo sinh cảnh cho chim ở. Cải tạo, nạo vét kênh mương để điều tiết lượng nước phù hợp để giảm ô nhiễm, giúp lượng thủy sản lưỡng cư tăng… đây là điểm chính tạo nguồn thức ăn cho chim sống tại chỗ. Điều tra, giám sát các loài chim để thống kê lại từng loài nhiều hay ít mà mình lập đề xuất các giải pháp bảo tồn. Quan trọng là công tác tuyên truyền ở cộng đồng dân cư và người dân vùng đệm. Việc tuyên truyền chưa tới, dân chưa hiểu nên sẽ có động thái săn bắt, dẫn đến chim không có nơi trú ngụ, phải tìm nơi khác cư trú”.

Mùa nước nổi tháng 9 đã đến, cũng là mùa lí tưởng để các loài chim bốn phương tìm về các vạt đồng ngập nước tìm thức ăn, làm tổ sinh sản. Năm nay, Vườn quốc gia Tràm Chim Tam Nông đón nhận 3 cá thể Sếu đầu đỏ quay về cũng là một tín hiệu mừng. Để người yêu thiên nhiên và các tổ chức bảo tồn động vật không tiếc nuối, hệ sinh thái cân bằng, đa dạng sinh học… Việc nâng cao ý thức của người dân trong gìn giữ môi trường sống cho các loài động vật giữ vai trò quan trọng.

Quang Lợi  
Thắt chặt quản lý hoạt động du lịch tại Chợ nổi Cái Răng nhằm đảm bảo an toàn và trật tự

Thắt chặt quản lý hoạt động du lịch tại Chợ nổi Cái Răng nhằm đảm bảo an toàn và trật tự

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP Cần Thơ vừa gửi văn bản đề nghị UBND quận Cái Răng chỉ đạo cơ quan chuyên môn thuộc quận, tiến hành kiểm tra, xác minh, nhắc nhở, chấn chỉnh các hoạt động du lịch đối với các ghe, tàu, bè đang hoạt động tại khu vực chợ nổi Cái Răng trong việc tuân thủ các quy định pháp luật hoạt động kinh doanh.

Phú Quốc là điểm đến có tốc độ phát triển nhanh nhất khu vực Đông Nam Á

Phú Quốc là điểm đến có tốc độ phát triển nhanh nhất khu vực Đông Nam Á

Mới đây, chuyên trang du lịch nổi tiếng Travel Off Path (Mỹ) đã công bố danh sách 5 điểm đến có sự phát triển du lịch nhanh nhất tại Đông Nam Á và đứng đầu danh sách này chính là đảo Phú Quốc. Các địa danh khác có mặt trong danh sách bao gồm Phuket và Bangkok (Thái Lan), Singapore (Singapore), cùng với Kuala Lumpur (Malaysia).

Tàu AIDAstella đưa hơn 2.000 du khách vào Cảng hành khách quốc tế Phú Quốc

Tàu AIDAstella đưa hơn 2.000 du khách vào Cảng hành khách quốc tế Phú Quốc

Sáng ngày 14/2, tàu AIDAstella (Italy) có trọng tải hơn 71.300 tấn đã đến cảng hành khách quốc tế Phú Quốc. Đây là chuyến tàu đưa du khách quốc tế đầu tiên đến Phú Quốc trong năm nay bằng đường biển. Trên tàu có 620 thủy thủ đoàn và 2.130 du khách đến từ các nước châu Âu.

Gần 40 chuyến bay quốc tế/ngày, Phú Quốc đông kín khách Tết Nguyên đán

Gần 40 chuyến bay quốc tế/ngày, Phú Quốc đông kín khách Tết Nguyên đán

Lần đầu tiên Phú Quốc đạt kỷ lục đón 38-39 chuyến bay quốc tế/ngày, với số chuyến bay từ Đài Loan tăng cao tới “đảo ngọc” đón Tết Nguyên đán. Hệ thống khách sạn, khu vui chơi, điểm du lịch tại đây ghi nhận lượng khách tăng đột biến.

Khai xuân đón Tết - Gắn kết yêu thương tại Cantho Eco Resort

Khai xuân đón Tết - Gắn kết yêu thương tại Cantho Eco Resort

(NSMT) - Dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Cantho Eco Resort, tại địa chỉ Km 7 - Quốc lộ 61c - Xã Nhơn Nghĩa, Huyện Phong Điền, TP. Cần Thơ đưa vào hoạt động phim trường Tết Eco tái hiện không gian Tết truyền thống ở 3 miền.

Vì sao Phú Quốc được chọn làm điểm tổ chức APEC 2027?

Vì sao Phú Quốc được chọn làm điểm tổ chức APEC 2027?

Với sự bùng nổ mạnh mẽ cả về lượng khách lẫn tốc độ phát triển nhanh chóng vượt kỳ vọng của hệ thống cơ sở hạ tầng, Phú Quốc được lựa chọn làm điểm tổ chức Diễn đàn Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC) năm 2027.

Đại tiệc countdown 2025 tại Kiên Giang hấp dẫn chờ đón du khách

Đại tiệc countdown 2025 tại Kiên Giang hấp dẫn chờ đón du khách

(NSMT) - Đón năm mới 2025 và phục vụ du khách đến Kiên Giang vui chơi, giải trí, nghỉ dưỡng, hàng loạt chương trình countdown 2025 đã sẵn sàng với nhiều trải nghiệm hấp dẫn, sôi động…