Nhịp sống

Bất an với đặc sản đuông dừa

Thứ sáu, 11/06/2021, 17:04 PM

Với giá bán lên đến 20.000 đồng- 25.000 đồng/con, là món khoái khẩu của dân nhậu, nên lâu nay nhiều người vẫn lén lút nuôi đuông dừa, bất chấp UBND tỉnh Bến Tre đã nghiêm cấm.

Hãi hùng với “đặc sản đuông dừa”

Dịp tết Đoan Ngọ mùng 5 tháng 5 âm lịch, về xứ dừa Bến Tre có nhiều món ăn đặc sắc. Trái cây có sầu riêng, măng cụt, chôm chôm, bòn bon, bưởi da xanh nức tiếng. Món ngọt có kẹo dừa, bánh ít lá gai, bánh lá dừa… Nhưng đến xứ dừa Bến Tre mà chưa thưởng thức được đặc sản đuông dừa thì xem như… lãng phí chuyến đi.

ANH BAI DAC SAN DUONG DUA 2

Người dân tìm bắt đuông ở một cây dừa bị chết.

Anh Nguyễn Văn Hiệp (xã An Hiệp, huyện Châu Thành, Bến Tre) cho biết: Đuông dừa thực chất là ấu trùng của một loại bọ cánh cứng mà nhà vườn thường gọi là con kiến dương. Đặc điểm đáng sợ của con bọ kiến dương là chúng chuyên sinh sản trên ngọn cây dừa. Sau khi giao phối, bọ kiến dương cái sẽ đục lỗ vào lõi non của ngọn cây dừa (còn gọi là củ hủ dừa) và đẻ hàng trăm quả trứng nhỏ li ti vào bên trong. Khi trứng nở ra ấu trùng, những con non sẽ ngày đêm đục khoét, gặm nhấm sạch phần lõi non của cây dừa, hậu quả là cây dừa bị chết. Ngoài tự nhiên, rất dễ nhận biết cây dừa bị đuông phá hại. Cứ nhìn cây dừa nào bị gãy đọt lá non, úa vàng thì nhà vườn biết cây dừa đó đã bị ấu trùng bọ kiến dương ăn hết lõi non.

“Đó là lúc bọn đuông non thân hình to khoảng ngón tay người lớn, dài khoảng 2 cm, rất mập mạp, thân mềm màu trắng đục chứa đầy sữa ngon ngọt. Khi đó, nhà vườn chỉ còn giải pháp đốn hạ cây dừa, chặt lấy phần ngọn bổ ra và bắt sạch lũ nhộng non đem về làm thức nhắm, chế biến thành nhiều món ăn”, anh Hiệp kể.

Theo lời anh Hiệp, do con đuông non sống trong lõi non của cây dừa nên các “đệ tử lưu linh” cho rằng nó rất sạch, từ lâu được giới sành ăn xem là đặc sản “độc nhất vô nhị” của xứ dừa Bến Tre. Họ còn kháo nhau: Con đuông chuyên ăn lõi non của cây dừa, nên có nhiều protein có lợi cho sức khỏe, đặc biệt là chuyện “ông ăn bà khen”. Không biết thực hư chuyện này ra sao, nhưng từ lâu người dân Bến Tre đã biết cách chế biến con đuông dừa thành nhiều món “khoái khẩu” như nướng lửa than, lăn bột chiên giòn, chiên nước mắm, rang mặn, nướng muối ớt hay luộc nước dừa, nấu cháo. Thậm chí người ta còn “sáng tác” ra món pizza đuông dừa và quảng cáo là ngon không thua các loại pizza làm bằng nguyên liệu khác.

“Nhưng gần đây giới ăn nhậu còn bày ra món đuông tắm nước mắm. Để làm được món này, người ta đem con đuông non còn sống rửa sơ với nước muối loãng cho sạch. Họ lấy chiếc dĩa to, đổ nước mắm nhỉ loại ngon vào, cho thêm đường, bột ngọt vừa ăn, xắt thêm vài khoanh ớt chín. Sau đó họ cho lũ đuông non vào ngâm. Cứ để bọn chúng tha hồ vùng vẫy, tắm táp cho thấm đẫm nước mắm và gia vị trong 30 phút rồi… gắp ăn tươi nuốt sống luôn. Vậy mà ai cũng khen… ngon tuyệt cú mèo”, anh Hiệp cho biết.

Ai cấm cứ cấm, ai nuôi cứ nuôi

Từ tháng 7/2015, UBND tỉnh Bến Tre ra chỉ thị “Nghiêm cấm nhân, nuôi, phát tán đuông dừa trên địa bàn tỉnh Bến Tre”. Chỉ thị của UBND tỉnh Bến Tre xác định, đuông dừa là côn trùng gây hại nguy hiểm nhất cho cây dừa, rất khó phát hiện, nên việc nhân, nuôi đuông dừa là hành vi phát tán loại côn trủng nguy hại này trên vườn dừa tỉnh Bến Tre, vi phạm pháp luật (Luật Bảo vệ và Kiềm dịch thực vật năm 2013).

ANH BAI DAC SAN DUONG DUA 3 (1)

Món đuông ngâm nước mắm ăn sống được dân nhậu xem là đặc sản số một của xứ dừa Bến Tre.

Nhiều năm bị nhà vườn và các cơ quan bảo vệ thực vật săn lùng, tiêu diệt, nên ngoài tự nhiên đuông dừa và bọ kiến dương còn ít. Nhưng trước nhu cầu tiêu thụ nhiều và giá bán rất cao (hiện tại giá bán từ 10.000 đồng đến 25.000 đồng con đuông non tùy số lượng mua và chất lượng) nên nhiều người đã lén lút gây nuôi loại côn trùng nguy hại này để cung cấp cho thị trường.

Người lén nuôi đuông dừa thường tìm bắt con kiến dương trưởng thành ngoài tự nhiên (hay xuất hiện lúc trời sụp tối) đem về làm con giống. Nếu không có kiến dương giống ngoài tự nhiên, người ta sẽ tìm mua giống ở các địa phương khác, chỉ dân trong nghề mới biết điểm nhân, bán giống.

Hiện tại, một con kiến dương giống chưa trưởng thành có giá khoảng 25.000 đồng- 30.000 đồng; kiến dương trưởng thành khoảng 40.000 đồng- 50.000 đồng/con tùy thời điểm. Kiến dương giống sau khi đem về được nhốt vào thùng nhựa lớn, mỗi thùng gồm 5 con đực và 5 con cái, đậy kín nắp, xung quanh đục những lỗ nhỏ để thoáng khí. Thức ăn là lá dừa non xay nhuyễn hoặc thu mua thân dừa non của những người cải tạo vườn cây.

Sau thời gian kiến dương sinh sản, người nuôi phải thường xuyên thăm các thùng nuôi, khi ấu trùng to bằng ngón tay là có thể thu hoạch.

 Theo anh Hiệp, nếu không gây nuôi thì không thể nào có đủ đuông non để cung cấp cho thị trường, vì hiện nay trên mạng đang rao bán món đặc sản này ra tận… Hà Nội. Nhưng dù người nuôi có bảo quản kỹ càng thế nào cũng không tránh khỏi việc kiến dương trưởng thành sổng chuồng trốn thoát ra ngoài tự nhiên, gây hại cho các vườn dừa. Chính điều này làm cho nhiều nhà trồng dừa bất an.

Ông Bồ Quang Giúp (chủ 5.000 m2 vườn dừa ở xã Phú Long, huyện Bình Đại), bày tỏ: “Nếu không ngăn chặn được tình trạng nuôi đuông dừa để bán làm món ăn đặc sản, không riêng vườn dừa Bến Tre bị chúng gây hại mà các vườn dừa ở Tiền Giang, Trà Vinh cũng có thể bị loài côn trùng nguy hiểm này tràn sang tàn phá”.

Theo Tiến sĩ Hồ Văn Chiến, nguyên Giám đốc Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Nam thuộc Bộ NN&PTNT, dù nhiều người xem con đuông dừa lá món đặc sản nhưng đây là loài côn trùng gây hại rất nguy hiểm cho cây dừa. Không riêng UBND tỉnh Bến Tre, từ lâu ngành nông nghiệp đã nghiêm cấm gây nuôi, mua bán đuông dừa dưới bất kỳ hình thức nào. Nhưng dù bị nghiêm cấm, “đặc sản” đuông dừa luôn có mặt ở những nhà hàng, quán nhậu khi thực khách có yêu cầu. Điều này khiến hơn 70.000 ha đất chuyên trồng dừa của tỉnh Bến Tre luôn đứng trước nguy cơ bị bọ kiến dương trưởng thành phát tán gây hại, còn người trổng dừa lúc nào cũng trong tâm trạng bất an.

Hùng Anh  
Du lịch Cà Mau thu gần 167 tỷ đồng dịp lễ 30/4 - 1/5

Du lịch Cà Mau thu gần 167 tỷ đồng dịp lễ 30/4 - 1/5

(NSMT) - Ngày 1/5, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch báo cáo tình hình hoạt động trong chuỗi sự kiện “Cà Mau – Điểm đến 2024” nhân dịp nghỉ lễ 30/4 và 01/5, tổng thu gần 167 tỷ đồng từ du khách đến tham quan các khu, điểm du lịch trong toàn tỉnh.

Khẩn trương khắc phục tình hình sụt lún đất ở Bạc Liêu

Khẩn trương khắc phục tình hình sụt lún đất ở Bạc Liêu

(NSMT) - Ngày 1/5, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu - Phạm Văn Thiều chỉ đạo về việc tăng cường công tác sản xuất trồng trọt và thực hiện các giải pháp khắc phục tình hình sụt lún đất trên địa bàn tỉnh.

Bình minh và hoàng hôn Cần Thơ đẹp nao lòng

Bình minh và hoàng hôn Cần Thơ đẹp nao lòng

(NSMT) - Nhiều ngày qua TP. Cần Thơ đã trải qua những ngày nắng nóng đỉnh điểm. Nhưng cũng bởi vậy vào thời điểm sáng sớm và cuối giờ chiều, cảnh bình minh và hoàng hôn lại trở nên đẹp hơn bao giờ hết. Hãy cùng chuyên trang Nhịp sống miền Tây ngắm nhìn những khoảnh khắc đẹp tuyệt vời ấy.

Phòng Tham mưu Công an thành phố Cần Thơ: Giữ vững danh hiệu Lá cờ đầu

Phòng Tham mưu Công an thành phố Cần Thơ: Giữ vững danh hiệu Lá cờ đầu

(NSMT) - Với chức năng tham mưu Ðảng ủy - lãnh đạo Công an TP Cần Thơ lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành và tổ chức thực hiện nhiệm vụ đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, xây dựng lực lượng, giai đoạn 2013-2023, Phòng Tham mưu Công an thành phố (CATP) nỗ lực hoàn thành xuất sắc các mặt công tác liên quan. Trong 10 năm qua, Phòng được tặng nhiều Cờ Thi đua của Chính phủ, Bộ Công an, Tổng cục Chính trị Công an Nhân dân và nhiều Bằng khen của Bộ Công an, Thành ủy Cần Thơ, UBND TP Cần Thơ...

Hơn 170 cán bộ, chiến sĩ chữa cháy rừng tại huyện Giang Thành

Hơn 170 cán bộ, chiến sĩ chữa cháy rừng tại huyện Giang Thành

Ngày 29.4, Ban CHQS tỉnh Kiên Giang cho hay, trên địa bàn vừa xảy ra một vụ cháy rừng.

Giọt nước nghĩa tình mùa khô hạn

Giọt nước nghĩa tình mùa khô hạn

(NSMT) - Nghe tin người dân vùng ven biển thị xã Vĩnh Châu (tỉnh Sóc Trăng) đang khó khăn về nước sạch sinh hoạt, một số anh em tài xế ở huyện An Phú (tỉnh An Giang) đã kết nối với Ban Thanh niên Công an tỉnh Sóc Trăng mang nước sạch từ An Phú xuống hỗ trợ cho bà con.

Cà Mau: Công an huyện Thới Bình làm mát lòng người dân về quê nghỉ lễ

Cà Mau: Công an huyện Thới Bình làm mát lòng người dân về quê nghỉ lễ

(NSMT) - Ngày 29/4, Công an huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau tổ chức hỗ trợ nước uống, khăn lạnh miễn phí cho người dân ở Cà Mau đang sinh sống, làm việc và học tập các tỉnh, thành trở về quê nghỉ lễ 30/4 và 1/5.