Sống khỏe

Bệnh tay chân miệng có lây không, ai dễ mắc bệnh?

Thứ ba, 24/05/2022, 10:28 AM

Tay chân miệng là bệnh lý thường gặp ở nhiều quốc gia châu Á, trong đó có nước ta. Do đó, việc phòng và tránh bệnh là điều quan trọng để bảo vệ sức khoẻ cho bé.

Hiện nay thời tiết đang chuyển mùa với khí hậu nóng ẩm là thời điểm bệnh tay chân miệng có nguy cơ gia tăng và có thể bùng phát dịch nếu không kịp thời phòng chống.

Bệnh tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút thuộc nhóm Enterovirus gây ra, với các dấu hiệu bệnh như sốt, đau họng, tổn thương niêm mạc miệng và da chủ yếu ở dạng phỏng nước thường thấy ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, đầu gối, mông.

Hầu hết các ca bệnh đều diễn biến nhẹ. Tuy nhiên ở một số trường hợp, bệnh có thể diễn biến nặng và gây biến chứng nguy hiểm như viêm não - màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp dẫn đến tử vong nên cần được phát hiện sớm, điều trị kịp thời.

Tại Việt Nam, số ca nhiễm bệnh này có xu hướng tăng trong khoảng tháng 3-5 và tháng 9-12. Bệnh có nguy cơ lây nhiễm mạnh nhất trong tuần đầu tiên sau khi một bệnh nhân nhiễm bệnh và có thể kéo dài vài tuần do vi rút khu trú trong phân.

Bệnh tay chân miệng gây ra những vết loét trên cơ thể (Ảnh minh họa)

Bệnh tay chân miệng gây ra những vết loét trên cơ thể (Ảnh minh họa)

Bệnh tay chân miệng có lây không?

Các chuyên gia y tế đã khuyến cáo rằng bệnh tay chân miệng rất dễ lây lan. Bệnh có thể lây lan dễ dàng qua đường hô hấp và tiêu hoá, mũi và cổ họng như dịch mũi, dịch hầu họng, nước bọt. Thêm vào đó, virus cũng có thể phát tán ra ngoài môi trường qua phân của người bệnh.

Ngoài ra, bệnh tay chân miệng có thể lây lan do virus có trong những giọt bắn khi người mắc bệnh hắt hơi hoặc ho. Những giọt chứa virus này bám vào các đồ vật, gián tiếp lây bệnh cho người khỏe mạnh nếu họ cầm đồ vật đó lên rồi đưa tay vào miệng hoặc chạm vào mặt.

Một người bệnh có thể lây nhiễm bệnh cho người khác trong thời gian ủ bệnh, trước khi các triệu chứng phát triển và khả năng lây lan cao nhất trong tuần đầu tiên sau khi phát bệnh.

Tuy nhiên, một số trường hợp có thể phát tán virus ra ngoài môi trường trong nhiều tuần sau khi các triệu chứng và dấu hiệu thuyên giảm. Một số người, đặc biệt là ở người trưởng thành có thể không xuất hiện triệu chứng nhưng vẫn có thể lây nhiễm cho cộng đồng..

Ai dễ mắc bệnh tay chân miệng?

Bệnh tay chân miệng chủ yếu xảy ra ở trẻ em dưới 10 tuổi, thường là ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Trẻ càng nhỏ thì các triệu chứng càng nghiêm trọng hơn. Tuy nhiên, tất cả những ai chưa từng mắc bệnh đều có nguy cơ lây nhiễm khi tiếp xúc với các dụng cụ hoặc bề mặt bị nhiễm vi rút do người bệnh chạm vào, nhưng không phải ai bị nhiễm vi rút cũng có biểu hiện của bệnh.

 Trẻ em có nguy cơ lây nhiễm vi rút và mắc bệnh cao hơn vì các em có khả năng đề kháng và miễn dịch yếu hơn người lớn. Hầu hết người lớn được miễn dịch nhưng những trường hợp thanh thiếu niên và người trưởng thành bị nhiễm vi rút cũng không phải là hiếm.

Phụ nữ mang thai cần phòng tránh bệnh, không nên tiếp xúc gần gũi với người nhiễm bệnh bởi có khả năng lây nhiễm và truyền vi rút sang cho con ngay trước khi sinh hoặc trong khi sinh.

Điều đáng lưu ý là một người có thể nhiễm bệnh tay chân miệng nhiều lần do mỗi lần nhiễm bệnh, cơ thể chỉ tạo ra kháng thể với một loại vi rút nhất định. Do đó dù đã từng nhiễm, người bệnh vẫn có thể mắc bệnh trở lại nếu bị nhiễm vi rút khác thuộc nhóm Enterovirus.

Trẻ em là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh tay chân miệng cao hơn (Ảnh minh họa)

Trẻ em là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh tay chân miệng cao hơn (Ảnh minh họa)

Hiện nay, bệnh tay chân miệng chưa có thuốc điều trị, do đó để chủ động phòng chống bệnh tay chân miệng, Bộ Y tế khuyến cáo người dân và cộng đồng cần thực hiện các biện pháp sau:

- Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày (cả người lớn và trẻ em), đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn/cho trẻ ăn, trước khi bế ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ.

- Thực hiện tốt vệ sinh ăn uống: ăn chín, uống chín; vật dụng ăn uống phải đảm bảo được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng (tốt nhất là ngâm tráng nước sôi); đảm bảo sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày; không mớm thức ăn cho trẻ; không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi; không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống như cốc, bát, đĩa, thìa, đồ chơi chưa được khử trùng.

- Thường xuyên lau sạch các bề mặt, dụng cụ tiếp xúc hàng ngày như đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn/ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường.

- Không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh.

- Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, phân và các chất thải của bệnh nhân phải được thu gom và đổ vào nhà tiêu hợp vệ sinh.

- Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh cần đưa trẻ đi khám hoặc thông báo ngay cho cơ quan y tế gần nhất.

Kim Ngân  
Thịt gà có 6 dấu hiệu này tuyệt đối không ăn

Thịt gà có 6 dấu hiệu này tuyệt đối không ăn

Thịt gà chứa nguồn protein dồi dào, tuy nhiên nếu không biết bảo quản đúng cách sẽ có nguy cơ nhiễm khuẩn cao. Do đó, việc chuẩn bị, bảo quản và nấu đúng cách là rất quan trọng nếu không nó có thể trở thành nguồn gây bệnh.

Tập thể dục buổi tối giúp giảm 61% nguy cơ tử vong sớm

Tập thể dục buổi tối giúp giảm 61% nguy cơ tử vong sớm

Tập thể dục hàng ngày mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể, giúp ngăn ngừa lão hóa, phòng nhiều bệnh tật. Tuy nhiên, tập luyện vào thời gian nào mới mang lại hiệu quả tốt nhất là điều nhiều người băn khoăn.

Bí quyết giúp làn da căng mọng xuyên suốt chuyến du lịch hè

Bí quyết giúp làn da căng mọng xuyên suốt chuyến du lịch hè

Mùa hè không thể thiếu những chuyến đi xa, tuy nhiên da dễ bị kích ứng hoặc bắt nắng do thay đổi môi trường đột ngột và tác động khác bên ngoài. Vì vậy, mặt nạ giấy chính là bí quyết giúp làn da căng mọng, tràn đầy sức sống xuyên suốt chuyến du lịch.

Chất lượng giấc ngủ kém làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2

Chất lượng giấc ngủ kém làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2

Theo nghiên cứu mới được trình bày tại Hội nghị thường niên của Hiệp hội Nội tiết ở Chicago (Mỹ) - ENDO 2023, thời lượng cũng như chất lượng giấc ngủ có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2.

Cần Thơ: Cứu sống thành công người bệnh vỡ lách do tai nạn giao thông bằng phương pháp chụp nút mạch số hóa

Cần Thơ: Cứu sống thành công người bệnh vỡ lách do tai nạn giao thông bằng phương pháp chụp nút mạch số hóa

(NSMT) - Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long vừa cứu sống thành công nữ bệnh nhân vỡ lách độ III, gãy xương sườn do tai nạn giao thông bằng phương pháp chụp nút mạch số hoá.

Thói quen khi tắm khiến phụ nữ mắc bệnh phụ khoa

Thói quen khi tắm khiến phụ nữ mắc bệnh phụ khoa

Thời tiết nắng nóng, sau một ngày làm việc vất vả nhiều chị em thường có thói quen này khi tắm nhưng lại lạm dụng dẫn đến mắc các bệnh phụ khoa mà không hề hay biết.

Mẹo chăm sóc đầu khoẻ mạnh, kích thích mọc tóc

Mẹo chăm sóc đầu khoẻ mạnh, kích thích mọc tóc

Mái tóc liên quan trực tiếp đến sức khỏe da đầu, chúng ta có thể coi da đầu của mình giống như mảnh đất của một trang trại, nơi đất xấu sẽ ảnh hưởng đến cây trồng ở đó. Viêm trên da đầu cũng có thể làm tổn thương tóc của bạn.