Nếp nhà

Bố vẫn như người của thời bao cấp

Thứ ba, 25/04/2023, 10:50 AM

Sau này, bố vẫn như người của thời bao cấp. Thời bố làm việc phòng riêng chỉ có vài cái ghế gỗ cũ xì, bộ ấm chén vàng ố, điện thoại dùng chung. Bố nghỉ, cơ quan phòng ốc sáng choang, bộ bàn ghế xoay quay tít mù.

Bố mình đi xa thật rồi. Câu chuyện về Bố là những tháng ngày xưa khi gia đình mình ở tập thể. Dãy tập thể thoạt nhìn giống nhà của thanh niên xung phong thì gia đình mình được xếp vào hàng khá giả.

Mình là út, hợp tính bố nhất, bố luôn cưng chiều mình. Tuy chiều nhưng không phải vì thế mà bố mẹ không cho mình đụng tay chân vào việc gì. Khi cả tập thể có phong trào nuôi lợn, trẻ con trong khu tập thể thi nhau đi kiếm rau lợn ở ruộng, những đứa bé hơn thì đón cô bác nào đi chợ từ đầu khu, tình nguyện nhặt rau cho họ và xin cuộng về. Cũng phải khéo lắm mới được. Chị mình theo các anh chị lớn ra ruộng. Mình gia nhập đội quân lanh chanh xin cuộng rau. Sau đó về nhồi bếp mùn cưa và nhóm lửa nấu cơm. Lúc đó mình chưa đầy 5 tuổi.

Hồi ấy, tập thể Dược ai cũng biết bố mình. Chuyện thi cử, học hành của con ở các gia đình trong tập thể hay tham khảo ý kiến bố. Bố rất tận tâm giúp đỡ, rất quý những anh chị học giỏi. Chị Bình Miến, chị Loan Thục, anh Tiến Tuy luôn nhận được nhiều sách thưởng từ bố. Hồi ấy 2 chị em mình thấy hãnh diện với mọi người về bố lắm!

Ảnh minh hoạ

Ảnh minh hoạ

Khi nhà mình chuyển về phố, mình không quen sự lạnh lùng của con người nơi đây, vẫn thích về tập thể chơi. Bố là người ủng hộ mình nhất khi mình bé tí cứ ăn cơm xong lại đi bộ vào lại tập thể với bạn cũ.

Ai gặp bố lần đầu đều nói rằng sợ sự nghiêm nghị của ông, nhưng cảm giác ấy sẽ không còn nữa khi nói chuyện. Bố nhớ tên nhớ mặt từng người bạn của chị em mình. Quý đứa nào sang cùng con bác trao đổi bài vở, ra mặt với đứa nào rủ con ông đi chơi mà theo ông là “đàn đúm vớ vẩn”. Lớp cấp 3 của mình chả đứa nào không biết tên bố, mặc dù có đứa chưa bao giờ nhìn thấy bố. Phần thời mình có cái trò lấy tên bố mẹ ra trêu, phần vì cô chủ nhiệm có lần kể bố trước lớp bố mình thế này, bố mình thế kia... Ngại, nhưng cũng thấy sướng.

Mình “nổi” có lẽ cũng vì là con của bố. Chắc nhiều người tưởng học hành của mình sẽ thuận lợi lắm. Mình đã trượt chuyên Lịch sử vào học chuyên ban ĐDT, không nhận được bất kỳ sự nâng đỡ nào. Mình đã phải cầm tấm bằng tốt nghiệp loại trung bình chỉ vì điểm tổng kết môn thể dục của mình dưới 5,0 trong khi điểm tốt nghiệp của mình đủ để vào thẳng đại học (năm mình học có chế độ này). Mình đã phải trầy trật thi Đại học trong khi bằng ảnh hưởng của bố, mình có thể vào Đại học. Ai biết cũng ngạc nhiên lắm. Khi ấy mình cũng ấm ức và trách bố đã làm mình không dễ dàng vào Đại học như nhiều đứa bạn cùng lớp, cùng khóa. Ngẫm lại mình hiểu: Bố mình chỉ giúp con những điều ông cảm thấy hợp lý chứ tuyệt nhiên không để con cái ỷ lại mình.

Bố là người mẫn cán, tận tuỵ và nguyên tắc trong công việc. Do vị trí công tác nên nhiều người đến nhờ. Bố luôn sẵn sàng nếu điều đó không sai nguyên tắc cơ quan và lương tâm nghề nghiệp. Còn từ chối tất cả những trường hợp khác. Bố hay trốn khách đến nhà giải quyết việc cơ quan.

Mình vẫn nhớ, năm ấy cô Tình hiệu trưởng trường mầm non đến nhà mình chơi, có mang theo hộp sữa Milo và mấy quả cam. Như mọi lần, mình cương quyết từ chối: “Cháu không cầm đâu, cháu mà cầm bố cháu đánh cháu, đau lắm!”.

“Cô không có gì phiền bố cả. Không sao hết, có gì cô sẽ chịu trách nhiệm!” - Cô nói đầy thuyết phục.

Mình tin vì cô trước cô là học trò của ông bà mình và đã đến nhà thăm vài lần. Về nhà, chưa kịp kể đầu đuôi câu chuyện thì bố mình đã tát nổ đom đóm và bắt mình phải đem trả lại cô những đồ đó. Mẹ cản bố không được, mình cầm túi quà tìm nhà cô. Cô đã đi chợ, mình lại lao ra chợ Vườn Hoa đông nghẹt tìm kiếm cô trong bóng chiều chập choạng. Gặp được cô, 2 hàng nước mắt và mồ hôi của mình hòa vào nhau rớt lã chã. Năm đó mình học lớp 6. Mình vẫn yêu bố nhưng lần ấy mình giận bố lắm. Nhiều năm sau gặp cô Tình vẫn nhớ mình và nhắc lại kỉ niệm ấy. Trong câu chuyện nào đó bố nói: “Làm việc có ích chẳng nhất thiết phải nhận lại”. Suy nghĩ ấy vô tình khiến mình hết giận bố lúc nào không hay.

Bố là người hiền lành, không ghét ai bao giờ, kể cả người không tốt với mình. Nhiều khi 3 mẹ con mình cũng bực khi bố cứ nhiệt tình giúp người mà mình biết, chỉ xong việc của họ thôi, mọi thứ lại như không. Bố chỉ cười rồi cứ thế làm, chả để ý!

Thời bao cấp, mẹ là người tháo vát, thuần hậu, lo lắng hết chuyện nhà cửa, con cái cho bố yên tâm công tác. Sau này, bố vẫn như người của thời bao cấp. Thời bố làm việc phòng riêng chỉ có vài cái ghế gỗ cũ xì, bộ ấm chén vàng ố, điện thoại dùng chung. Bố nghỉ, cơ quan phòng ốc sáng choang, bộ bàn ghế xoay quay tít mù. Bố về nghỉ hưu cái dập ghim của cơ quan bố cũng để nguyên vị trí cũ.

Khi chị mình và rồi tới mình lần lượt tốt nghiệp thì việc đầu tiên là làm 1 cái hồ sơ xin việc về quê. Chị em đều cầm bằng giỏi, khá. Nhưng ai biết ý định đều dọa: “Bọn mi về quê là thất nghiệp, chả ai nhận bọn mi đâu, vì mi là con bố Th. Bố mi ngày xưa ‘Bonsevic’ có tiếng, chả ai dám nhận tiền của bố mi, mà thời này không có tiền thì đừng nghĩ đến việc!”. Đúng thật, cả 2 chị em mình đều không được làm việc ở quê hương.

Nhà mình giờ cũng như những nhà trong thành phố: cao tầng, cổng đóng kĩ nhưng bố mẹ mình thì vẫn giữ cách sống của công chức thời bao cấp: thói quen có quyển sổ chi tiêu ghi lại những khoản chi tiêu hàng ngày, đồ đạc cũ-mới đan xen, những đồ của ông bà nội nhà mình vẫn dùng. Vẫn có tấm bảng để ghi lại những việc cần làm trong tháng của gia đình. Trên đó bố ghi rất cẩn thận: 1. Ngày… giỗ bà nội Hương - Hà; 2.Tặng quần áo người nghèo, 3.Vào Sở hỏi hộ bác N v/v; 4.Ngày... bố đi CLB Hàm Rồng; 5. Gọi điện cho con gái...

Bố là người rất khoa học và ngăn nắp, đồ đạc lấy ở vị trí là để nguyên vị trí đó không xê dịch, trừ sách báo. Sách báo là thứ mà khách vào nhà mình ấn tượng lắm. Chỗ nào cũng sách, sách từ phòng khách lên phòng ngủ. Ngay cái tủ tường có 2 ngăn chức năng để quần áo thì cũng được bố mình ưu tiên cho sách.

Tuổi ngoài 80, bố vẫn ngày ngày đạp xe lên thư viện, cần mẫn đọc, cần mẫn viết. Về nhà lại mầy mò học tiếng Anh, học cách sử dụng máy tính, dùng internet... Sự thông thái mà hiếm người đàn ông nào ở độ tuổi như bố có được. Những trăn trở trước những điều mà thời gian công tác bố chưa kịp thực hiện và những “lỗ hổng” của Ngành đều được bố góp nhặt và chắp bút vào những bài viết. Những bài báo đăng giờ có thể đóng được 2 quyển sách dày rồi. Mình hiểu Bố mong lý tưởng và lòng tâm huyết với nghề của Bố sẽ được truyền sang các con.

Hai chị em mình sau này đều theo nghiệp của bố. Mình biết, tuy không nói ra nhưng bố hài lòng. Cả cuộc đời tâm huyết cho sự nghiệp. Chỉ cách ngày ông đi viện, khi mở máy tính mình vẫn còn thấy bức thư ông gửi nguyên PTT Phạm Đức Đam trao đổi về vấn đề Giáo dục...

Nhớ bố rất nhiều, bố ơi...

20/4/2023, sau 17 ngày bố rời xa cõi tạm. Chỉ có những chiếc lá ở cạnh nhau mới chới với khi khi chiếc lá ngay cạnh mình rơi xuống…

Bài dự thi cuộc thi "Cha và con gái"

- Tác giả: Đỗ Thị Thanh Hương

- Địa chỉ: 60A ngõ 61 Phùng Chí Kiên, Cầu Giấy

Thông tin Cuộc thi viết chủ đề "Cha và con gái"

Yêu cầu

- Bài viết bằng tiếng Việt, dung lượng 1.000 - 1.500 từ được in trên giấy hoặc gửi qua email do Ban tổ chức cung cấp.

- Bài viết được thực hiện dưới dạng thư tâm tình cha dành cho con gái, con gái dành cho cha hoặc dưới dạng tản văn kể về kỷ niệm vui buồn giữa cha - con; nhật ký viết cho cha - con để lột tả về góc ký ức không quên…

- Ưu tiên những bài dự thi có ảnh nhân vật kèm theo

Đối tượng dự thi

- Tất cả công dân Việt Nam trong và ngoài nước đều có thể tham gia dự thi

- Mỗi tác giả được gửi tối đa ba (03) bài dự thi.

- Tác phẩm được chọn đăng báo sẽ được trả nhuận bút theo quy định của tòa soạn Tạp chí Gia đình Việt Nam.

Thời gian nhận bài thi

- Thời gian nhận bài dự thi: Từ ngày 19/04/2023 đến ngày 19/06/2023 tính theo dấu bưu điện.

- Lễ tổng kết và Gala Trao giải diễn ra vào Ngày Gia đình Việt Nam 28/06/2023.

Địa chỉ nhận bài thi

- Bài dự thi online gửi qua email: [email protected].

- Bài dự thi viết tay hoặc đánh máy gửi về Tòa soạn Gia đình Việt Nam (Địa chỉ: Số 2 đường Lê Đức Thọ, quận Cầu Giấy, TP.Hà Nội).

Ngoài bì thư ghi rõ: Bài dự thi "Cha và con gái" kèm thông tin tác giả, địa chỉ, số điện thoại. Ban tổ chức không chịu trách nhiệm nếu hồ sơ tham dự cuộc thi bị thất lạc hoặc hư hỏng do lỗi của bưu điện.

Thông tin liên hệ

Tòa soạn Tạp chí Gia đình Việt Nam: Số 2 đường Lê Đức Thọ, quận Cầu Giấy, TP.Hà Nội.

Điện thoại: 0903.344571 (Nhà báo Đông Hường) hoặc 0973957126 (Đồng chí Bùi Hải Én).

Để biết thông tin chi tiết về cuộc thi mời quý độc giả xem tại đây!

Ban Tổ Chức  
Giải trí ảo, hậu quả thật

Giải trí ảo, hậu quả thật

Hiện nay, sử dụng mạng xã hội là hình thức giải trí phổ biến, nhất là đối với chị em phụ nữ. Các chị lên mạng cập nhật kiến thức, mở rộng quan hệ, kết giao bạn bè, nhiều chị đầu tư viết nội dung, xây dựng hình ảnh trên trang cá nhân thật lung linh để có like… Và rồi không ít trường hợp bị các thiết bị công nghệ cùng thế giới ảo chi phối quá mức, xao nhãng trách nhiệm đối với người thân, gây bao hệ lụy…

Khi mẹ là cô giáo

Khi mẹ là cô giáo

Chiến tranh kết thúc, mẹ tôi rời quân ngũ về làng rồi trở thành cô giáo. Làm con của cô giáo khiến tuổi thơ của tôi nhà cũng là trường mà trường cũng là nhà. Áp lực phải học giỏi, phải ngoan vì là con của cô giáo khiến tôi nhiều phen không còn là một đứa trẻ.

Hơn nửa thế kỷ đắp xây hạnh phúc

Hơn nửa thế kỷ đắp xây hạnh phúc

Cưới nhau từ năm 1973, ông Võ Văn Hai và bà Nguyễn Thị Điệp (ngụ khu vực Bình Thường A, phường Long Tuyền, quận Bình Thủy) là tấm gương về xây dựng gia đình văn hóa, con cháu thành tài. Hơn nửa thế kỷ qua, họ đã nắm tay nhau vượt qua gian khó để cùng đi đến bến bờ hạnh phúc.

Tài sản lớn nhất cuộc đời là người vợ xấu, đất cằn và chiếc áo bông rách

Tài sản lớn nhất cuộc đời là người vợ xấu, đất cằn và chiếc áo bông rách

Tục ngữ có câu: “Ba tài sản lớn nhất của cuộc đời là người vợ xấu, đất cằn và chiếc áo bông rách”, nó chiếm bao nhiêu trong cuộc đời còn lại của bạn?

Vì sao ngày càng nhiều gia đình từ bỏ sàn gỗ?

Vì sao ngày càng nhiều gia đình từ bỏ sàn gỗ?

Xu hướng trang trí lát sàn gỗ từng rất phổ biến nhưng hiện nay nhiều gia đình không còn lựa chọn. Sàn gỗ có chăng chỉ được lắp trong phòng ngủ, các phòng khác đều được lát gạch men.

Về nhà - về với yêu thương

Về nhà - về với yêu thương

Ðối với nhiều người, ngôi nhà không chỉ để ở mà còn mang giá trị tinh thần đặc biệt. Ðó còn là gia đình với sự bao dung, chở che, nâng đỡ và trách nhiệm dành cho nhau. Cuộc sống đôi khi phải đối mặt với khó khăn, thử thách... những lúc ấy, điểm tựa lớn nhất không đâu khác mà chính là mái nhà và những người thân yêu của mình.

Có nên thiết kế phòng tắm trong phòng ngủ?

Có nên thiết kế phòng tắm trong phòng ngủ?

Với sự thay đổi trong lối sống và sự đa dạng hóa nhu cầu sinh hoạt, phòng ngủ chính có phòng tắm có còn đáp ứng được nhu cầu của các gia đình hiện đại hay không và nên giữ lại hay loại bỏ đã trở thành đề tài bàn luận sôi nổi.