Bức tranh cây môi trường: Lời cam kết vì một trái đất xanh - sạch - đẹp
(NSMT) -Trái đất đang phải đối mặt với những thách thức nghiêm trọng từ biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường và suy thoái tài nguyên. Trong bối cảnh này, việc bảo vệ môi trường và xây dựng một hành tinh bền vững trở thành trách nhiệm không chỉ của chính phủ mà còn của toàn bộ người dân. Vừa qua, nhằm hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới 5/6, Văn phòng Đại diện Tạp chí Gia đình Việt Nam tại TP Cần Thơ phối hợp cùng Thành đoàn Cần Thơ và Sở Tài nguyên và Môi trường TP Cần Thơ tổ chức Ngày Hội Thiếu nhi tham gia bảo vệ môi trường năm 2024.
Ngày Môi trường thế giới 5/6/2024 do Chương trình Môi trường Liên hợp quốc phát động với chủ đề “Phục hồi đất, chống hạn hán và sa mạc hoá” nhằm kêu gọi các quốc gia cùng chung tay hướng tới những mục tiêu phục hồi đất đai, chống sa mạc hóa và khả năng chống hạn, làm chậm quá trình biến đổi khí hậu, bảo vệ tự nhiên, tăng cường sinh kế và an ninh lương thực thế giới.



Ban lãnh đạo TP Cần Thơ, các đại biểu, nhà tài trợ, khách mời... chụp hình lưu niệm với Cây Môi trường.
Tại Ngày Hội Thiếu nhi tham gia bảo vệ môi trường năm 2024, với thông điệp vô cùng ý nghĩa “Ý thức hôm nay, môi trường sống ngày mai" đã diễn ra nhiều hoạt động, giáo dục, trò chơi vô cùng đặc sắc như: đổi rác lấy quà, phân loại rác, vẽ tranh về môi trường, thiếu nhi vẽ tranh cùng họa sĩ, ký gửi, đổi đồ chơi, tầm soát bệnh miễn phí, tặng đồ chơi và quần áo mà trẻ không còn sử dụng, ảo thuật, các trò chơi về tái chế... nhằm tuyên truyền nâng cao nhận thức cho thiếu nhi về ý thức bảo vệ môi trường, chung tay vì một Trái đất xanh.
Thông qua chương trình giúp các em hình thành thói quen vứt rác đúng nơi quy định, phân loại rác, tái chế, tái sử dụng một số loại rác cơ bản. Đồng thời, truyền cảm hứng thúc đẩy hành động sáng kiến của các em nhỏ trong việc bảo vệ môi trường, góp phần hình thành tố chất ý thức cộng đồng ngay từ nhỏ cho các em thiếu nhi.
Bên cạnh đó, cùng toàn xã hội có một cách nhìn nhìn đúng về việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ ngay từ nhỏ.
Đặc biệt, một trong những tiết mục đặc sắc nhất mà Ban Tổ Chức đã gửi đến tất cả mọi người tại Ngày hội cùng chiêm ngưỡng và thực hiện chính là bức tranh ấn dấu tay - cây môi trường.




Hoạt động ấn dấu tay với những lời cam kết về việc bảo vệ môi trường thu hút đông đảo mọi người tham gia.
Bức tranh ấn dấu tay - cây môi trường, không chỉ là một bức tranh bình thường, đây là tác phẩm của sự tương tác, một lời kêu gọi từ trái tim vì một trái đất xanh - sạch - đẹp. Và mỗi người có mặt tại Ngày hội là những người đầu tiên tạo nên câu chuyện của bức tranh.
Tất cả mọi người dùng màu mực xanh ấn tay vào bức tranh tạo thành những lá cây. Đó không chỉ là một hành động nhẹ nhàng mà là lời cam kết chân thành về việc bảo vệ môi trường. Mỗi lần mọi người ấn dấu, đó là một lời hứa với trái đất, với thiên nhiên và với chính bản thân mình.


Các em thiếu nhi háo hức ấn dấu tay vào bức tranh.
Ngoài ra, việc tất cả mọi người ấn tay vào bức tranh này, nhắc chúng ta rằng, bản thân mọi người là một phần của một cộng đồng lớn, một phần của việc bảo vệ môi trường. Hãy cùng nhau hành động để bảo vệ môi trường, bảo vệ hành tinh này và bảo vệ tương lai cho những thế hệ tiếp theo.
Ngay tại đây, không phân biệt màu da, sắc tộc, chỉ cần bạn sống trên mảnh đất này, mọi người đều nên chung tay bảo vệ môi trường.


Bức tranh cây môi trường sau khi được hoàn thành bởi tất cả mọi người có mặt tại Ngày hội.
Những lời cam kết được nêu ra tại cây môi trường: Hãy loại bỏ, tái sử dụng và xử lý rác thải nhựa, túi nilon. Hãy trồng thêm ít nhất một cây xanh, một hành động nhỏ nhưng ý nghĩa, để giữ cho hơi thở của hành tinh này luôn tươi mới. Ưu tiên sử dụng sản phẩm từ vật liệu tái chế, để chúng ta có thể bảo vệ tài nguyên và giảm thiểu sự lãng phí. Hãy giữ gìn vệ sinh chung và không xả rác bừa bãi, để mỗi ngóc ngách của thế giới này đều trở nên sạch sẽ và tươi mới.
Tiệm mì 1.000 đồng lan tỏa yêu thương ở Cà Mau
Một tiệm mì gói giá 1.000 đồng vừa xuất hiện tại phường 5, TP Cà Mau, do anh Trương Minh Đương, người dân phường 6, cùng một số người bạn thành lập. Mọi thứ đã được chuẩn bị kỹ lưỡng, từ những gói mì, quả trứng, xúc xích, rau sống, ớt, chanh đến nước sôi, tất cả đều không tốn kém, nhưng lại chứa đựng một tâm huyết lớn lao. Khi câu chuyện về việc làm thiện nguyện lan tỏa, nhiều nhà hảo tâm đã mang mì, trứng và các vật phẩm khác đến để ủng hộ quán mì 1.000 đồng này.
Xúc động bộ ảnh ngày Tết...
(NSMT) - Những ngày Tết Ất Tỵ đã qua nhưng những hình ảnh về một cái tết tròn đầy, đầm ấm vẫn còn đọng lại đâu đó nơi đáy mắt của các ông lão, bà cụ tại Trung tâm nuôi dưỡng người già TP. Cần Thơ, nơi mà Tết đã được ghi lại thông qua những nụ cười, những cái ôm...
Vì sao người tuổi Tỵ ít hơn những tuổi khác?
Còn nhớ 2 năm trước nhà nhà thi nhau săn mèo vàng, rồng vàng nhưng năm nay không có định nghĩa săn rắn vàng. Vậy tại sao có ít người tuổi Tỵ hơn những tuổi khác, có phải vì tuổi Rắn ít may mắn?
Bí quyết "đón cát, tránh hung" cho các gia đình năm Ất Tỵ 2025
Năm Ất Tỵ 2025 được dự báo là một năm có nhiều biến cố khi liên tục có sự thay đổi mạnh mẽ gây không ít khó khăn, thách thức đối với các gia đình trong việc phát triển kinh tế, ổn định định đời sống.
Tháng Giêng không ăn chơi
Câu ca “Tháng Giêng là tháng ăn chơi” bao đời nay đã ăn sâu vào tiềm thức của người Việt. Nhưng đó là quan niệm chỉ phù hợp trong xã hội nông nghiệp ngày xưa với những hội hè đình đám… âm lịch.
Xuân yêu thương 2025: Sự trở lại của hành trình trao gửi niềm vui dịp Tết cho trẻ em mồ côi
(NSMT) - Mùa xuân luôn là thời điểm sum vầy, chia sẻ những khoảnh khắc hạnh phúc bên gia đình, người thân. Tuy nhiên, không phải đứa trẻ nào cũng có được niềm vui ấy. Nhiều trẻ em mồ côi, cơ nhỡ và khuyết tật sống trong hoàn cảnh khó khăn, không có một mùa Tết đầy đủ như bao trẻ em khác. Để xoa dịu nỗi đau này, chương trình “Xuân yêu thương” tổ chức hàng năm tại TP Cần Thơ đã và đang trở thành một hành trình trao gửi yêu thương ý nghĩa, nối dài truyền thống tốt đẹp của dân tộc "Lá lành đùm lá rách".
Cô gái Cà Mau trở thành sinh viên đại học bằng "đôi chân của mẹ"
(NSMT) - Cô gái tí hon Võ Thị Huỳnh Như, sinh viên năm 4 ngành Công nghệ thông tin, phân hiệu Đại học Bình Dương tại tỉnh Cà Mau, bước vào giảng đường bằng “đôi chân của mẹ”.