Cà Mau: Bác Nguyễn Thị Dung – Người đam mê làm việc thiện
Mặc dù, tuổi cao, sức yếu nhưng bác Nguyễn Thị Dung, ở ấp Xóm Sở, xã Hồ Thị Kỷ, huyện Thới Bình vẫn rất hăng say và đam mê làm việc thiện. Tâm nguyện của bác Dung là được tiếp tục làm việc thiện cho đến cuối đời để được hỗ trợ, giúp đỡ những mảnh đời khó khăn, bất hạnh vươn lên trong cuộc sống.
Bác Nguyễn Thị Dung, ở ấp Xóm Sở, xã Hồ Thị Kỷ, huyện Thới Bình năm nay đã 71 tuổi. Mặc dù, tuổi đã cao, sức đã yếu nhưng bác Nguyễn Thị Dung vẫn rất hăng say và đam mê làm công tác từ thiện xã hội. Tâm nguyện của bác Dung là được tiếp tục làm việc thiện cho đến cuối đời để được hỗ trợ, giúp đỡ những mảnh đời khó khăn, bất hạnh vươn lên trong cuộc sống. Bác Dung là một tín đồ theo đạo Cao đài và nhân viên của Phước Y viện Tòa thánh Ngọc Sắc (ấp Xóm Sở, xã Hồ Thị Kỷ, huyện Thới Bình).
Hàng ngày, ngoài việc công việc nhà, bác Dung đều đặn có mặt tại Phước Y viện của Tòa thánh Ngọc Sắc để tham gia bấm huyệt, cạo gió, giác hơi, bốc thuốc nam miễn phí để chữa bệnh cứu người. Đối với bác Dung mỗi ngày được làm một việc thiện là thêm được một niềm vui. Ngoài thời gian tham gia bấm huyệt, cạo gió, giác hơi, bốc thuốc nam từ thiện, bác Dung còn cùng với các nhân viên Phước Y viện của Tòa thánh Ngọc Sắc trực tiếp đi tìm kiếm, chặt, nhổ cây thuốc nam ở các khu vườn của bà con trong xóm, ấp. Sau đó, bác Dung tiếp tục tham gia việc chặt, phơi khô, vô bao, đóng gói để cung cấp nguồn dược liệu cho phòng thuốc nam của Phước Y viện.
Ngoài việc đi tìm kiếm, chặt, nhổ các loại cây thuốc nam trong các khu vườn của bà con trong xóm, ấp nhằm có thêm nguồn dược liệu để bốc thuốc, trị bệnh miễn phí cho bà con, trên phần đất vườn của gia đình, bác Dung đã cải tạo và trồng vườn thuốc nam để cung cấp nguồn dược liệu cho Phước Y viện. Đến nay, vườn thuốc nam của gia đình bác Dung có diện tích trồng trên 1.000 m², với gần 30 loại cây thuốc nam quý hiếm. Nguồn thuốc nam tại vườn nhà của bác Dung là nguồn dự trữ tại chỗ, khi nào phòng thuốc nam của Phước Y viện bị thiếu hụt cây thuốc nam thì bác Dung lại cắt, nhổ mang qua đóng góp. Nhờ đó, phòng thuốc nam của Phước Y viện Tòa thánh Ngọc Sắc luôn chủ động được nguồn dược liệu để bốc thuốc, điều trị bệnh miễn phí cho bà con.
Hơn 10 năm qua, hầu như ngày nào bác Dung cũng đến Phước Y viện của Tòa thánh Ngọc Sắc để làm công quả, làm việc thiện để cứu người. Công việc tại Phước Y viện của Tòa thánh Ngọc Sắc là tương đối nhiều. Nhân viên của Phước Y viện phải ăn cơm nhà vào buổi sáng, buổi chiều và chỉ ăn nhẹ tại Phước Y viện vào buổi trưa để làm việc. Mỗi tháng, nhân viên của Phước Y viện không có trả lương và chỉ được bồi dưỡng 200.000 đồng để uống nước. Toàn bộ số tiền bồi dưỡng này bác Dung không nhận mà gửi lại để đóng góp vào quỹ từ thiện của Tòa thánh Ngọc Sắc.
Hơn 4 năm qua, kể từ khi chương trình truyền hình nhân đạo “Khát vọng sống” ra đời, bác Dung gần như tham gia đầy đủ các chương trình thực tế. Mặc dù, cuộc sống còn khó khăn, thiếu thốn nhưng mỗi lần tham gia chương trình là bác Dung đều trích từ tiền túi của mình đóng góp cho chương trình 100.000 đồng. Nếu những chương chình nào không trực tiếp tham gia được, bác Dung cũng gửi đóng góp 100.000 đồng gọi là một phần tiền nhỏ nhoi của mình để ủng hộ, giúp đỡ những mảnh đời khó khăn, bất hạnh vươn lên trong cuộc sống.
Sau những lần đi thực thế và thấu hiểu được những nỗi khó khăn, vất vả của những mảnh đời bất hạnh, bác Dung đã vận động, đề xuất Phước Y viện của Tòa thánh Ngọc Sắc trao tặng 2 căn nhà, mỗi căn trị giá 45 triệu đồng cho hộ nghèo trên địa bàn xã Hồ Thị Kỷ. Hiện nay, bác Dung tiếp tục vận động, đề xuất Phước Y viện đi khảo sát và có kế hoạch hỗ trợ thêm 1 căn nhà cho hộ nghèo trên địa bàn xã Hồ Thị Kỷ.
Ngoài thời gian đi làm công quả, làm công tác từ thiện xã hội, về nhà bác Dung rất tích cực chăn nuôi, trồng trọt để tăng thu nhập, phát triển kinh tế gia đình, trồng hoa, cây cảnh, hàng rào cây xanh trước nhà để xây dựng nông thôn mới. Bác Dung cho biết: “Tôi nay đã tuổi cao, sức yếu, không làm được những công việc nặng nhọc. Ngoài thời gian rảnh, tôi muốn được đi làm công quả ở phòng thuốc nam của Phước Y viện, bốc thuốc miễn phí để chữa bệnh cứu người. Tâm nguyện của tôi là được tiếp tục làm việc thiện cho đến cuối đời để được hỗ trợ, giúp đỡ những mảnh đời khó khăn, bất hạnh vươn lên trong cuộc sống”.
Lặng lẽ nghề pháp y
(NSMT) - Cũng khoác áo blouse để mưu sinh và cống hiến, thế nhưng chẳng mấy ai biết bác sĩ pháp y - nghề “lên tiếng thay người đã khuất” vẫn thầm lặng tìm công lý bên những xác chết, phục vụ công tác điều tra phá án. Và, đâu đó góc khuất của nghề chưa được kể, hiểu đúng cũng như cảm thông.
Chuyện về người thương binh “tàn nhưng không phế” ở Cà Mau
(NSMT) - Thương binh hạng 2/4 Nguyễn Văn Chà, sinh năm 1963, ở xã Nguyễn Phích, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau, luôn giữ được phẩm chất của người lính bộ đội Cụ Hồ "tàn nhưng không phế”, tích cực phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng và có nhiều đóng góp tích cực cho quê hương.
Lễ hội Oóc Om Bóc
Đua ghe Ngo Sóc Trăng, Khu vực đồng bằng sông Cửu Long lần thứ VI và Tuần Văn hóa, Thể thao và Du lịch Sóc Trăng lần thứ I, năm 2024 diễn ra trong 7 ngày.
Bữa cơm 0 đồng: San sẻ yêu thương với bà con khó khăn TP Cần Thơ
(NSMT) - Gần 3000 suất cơm "0 đồng” được phát cho bà con khó khăn, người lao động, học sinh sinh viên tại quán cà phê Ngọc Trương (Số 372D, đường Nguyễn Văn Cừ Nối Dài, Phường An Khánh, Quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ) trong hơn 2 tháng qua. “Bữa cơm 0 đồng” san sẻ yêu thương, phần nào giúp họ vơi bớt nhọc nhằn, “ấm bụng no lòng” nhất là trong những ngày mưa, triều cường ngập nặng, buôn bán chật vật…
Người trẻ sợ ngày cuối tuần
(NSMT) - Thay vì tận hưởng ngày nghỉ cuối tuần, hầu hết mọi người lại có cảm giác uể oải, chán nản vào ngày Chủ nhật vì hôm sau là một tuần làm việc mới.
Con trai chủ tháp đôi Petronas từ bỏ thừa kế 5 tỷ USD để đi tu hành
Là con trai duy nhất của tỷ phú Ananda Krishnan, người có giá trị tài sản ròng 5 tỷ đô la, Ajahn Siripanyo được định sẵn sẽ thừa kế đế chế viễn thông khổng lồ của cha mình nhưng ông đã từ bỏ sự xa hoa và quyết định trở thành một nhà sư.
Có nên cho bạn bè, gia đình vay tiền?
Ngay cả giữa anh chị em, con cái đã trưởng thành và cha mẹ, những mâu thuẫn do vay mượn là điều không thể tránh khỏi. Nhiều người chủ trương dù ai vay tiền cũng phải từ chối.