Cà Mau: Mô hình nuôi chồn hương đầu tiên mang lại hiệu quả cao tại Phú Tân
(NSMT) - Sau gần 6 năm triển khai thực hiện, hộ ông Nguyễn Long (84 tuổi, ở ấp Tân Quảng B, xã Nguyễn Việt Khái, huyện Phú Tân) đã thành công và có thu nhập khá cao từ mô hình nuôi chồn hương. Đây là mô hình đầu tiên nuôi chồn hương mang lại hiệu quả cao trên địa bàn huyện Phú Tân.
Trước khi gắn bó với nghề nuôi chồn hương, gia đình bác Nguyễn Long thực hiện nhiều mô hình chăn nuôi như nuôi heo, nuôi ếch, rắn ri tượng. Song nhận thấy nuôi các mô hình này tốn nhiều công chăm sóc nhưng không mang lại hiệu quả cao nên vào cuối năm 2017, bác Long quyết định chuyển sang nuôi chồn hương.
Ban đầu, bác Long mua 3 cặp chồn hương giống ở Bạc Liêu, với giá 20 triệu đồng/cặp về nuôi thử nghiệm. Với sự tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm từ người bán chồn hương chỉ dẫn, bác Long còn cập nhật kiến thức, kinh nghiệm từ sách, báo và các trang mạng xã hội. Nhờ đó, mô hình nuôi chồn hương của bác Long thành công từ vụ nuôi đầu tiên. Sau gần một năm nuôi, chồn bắt đầu sinh sản và bác Long bắt đầu tăng số lượng chồn nuôi. Qua gần 6 năm nuôi, đến nay, đàn chồn hương của gia đình bác Long phát triển lên trên 250 con. Hơn 2 năm qua, mỗi năm bác Long bán trên 50 cặp chồn thịt, trung bình mỗi con khi xuất bán đạt trọng lượng từ 3,3 kg đến 4 kg, mỗi kg có giá bán trung bình 1,7 triệu đồng, có thu nhập trên 450 triệu đồng.
Ngoài bán chồn thịt, mỗi năm bác Long còn bán trên 45 cặp chồn giống, mỗi cặp giá khoảng 7 triệu đồng đến 10 triệu đồng tùy theo khoảng thời gian nuôi, thu nhập gần 300 triệu đồng. Chồn hương giống của bác Long được nhiều người ở địa phương và các huyện lân cận tìm đến mua nên không đủ cung cấp. Như vậy, mỗi năm gia đình bác Long có thu nhập trên 700 triệu đồng từ mô hình nuôi chồn hương. Bác Long cho biết: “Hiện tại tôi sống cùng con trai út, nhưng con tôi bận công việc đi làm hàng ngày nên tôi là người trực tiếp thực hiện mô hình nuôi này. Chồn hương là loài động vật ưa sạch sẽ, không thích chỗ ẩm ướt, hôi hám. Theo tôi, so với các vật nuôi khác, chồn là loài dễ nuôi, dễ chăm sóc, lợi nhuận cao. Trong quá trình nuôi, hàng ngày nên vệ sinh chuồng trại sạch sẽ để chồn không bị bệnh, thay nước uống thường xuyên. Bên cạnh đó, chồn nuôi vẫn giữ bản tính hoang dã rất dữ, nếu nuôi chung thường cắn nhau đến chết, nên phải thiết kế những ô chuồng nhỏ để nuôi mỗi con một ô. Mỗi con chồn hương thuần dưỡng 1 năm đẻ 3 lứa, mỗi lứa từ 3 đến 4 con. Thông thường, thời gian mang thai của chồn hương cái thường kéo dài từ 60 - 65 ngày. Đây là loại vật nuôi có giá trị kinh tế cao nhưng chủ yếu chỉ cho ăn chuối, cá phi sẵn có ở địa phương nên chi phí đầu tư tương đối thấp, phù hợp với điều kiện sản xuất của nhiều hộ nông dân”.
Qua kinh nghiệm thu được sau gần 6 một năm nuôi chồn hương, bác Long cho rằng đây là một loài vật tương đối dễ nuôi, chi phí thấp, lợi nhuận cao. Chỉ cần chú ý một số đặc điểm cơ bản thì dễ đem lại kết quả như mong muốn. Trong đó, quan trọng nhất là cho chồn hương sinh sản để nhân đàn, bán giống. Chồn hương được khoảng 10 tháng tuổi sẽ bắt đầu đến thời kỳ sinh sản. Người nuôi phải theo dõi thường xuyên để biết được khoảng thời gian con cái động dục mà cho con đực vào ghép đôi. Ngoài bán chồn giống, ông Long còn tận tình hướng dẫn kinh nghiệm cho người nuôi để đạt hiệu quả cao. Mô hình nuôi chồn hương của bác Nguyễn Long không cần diện tích rộng, công chăm sóc không nhiều, ít rủi ro nhưng mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Ông Võ Văn Giáp, cán bộ Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phú tân cho biết: “Mô hình nuôi chồn hương của bác Long đạt hiệu quả kinh tế cao là nhờ con giống tốt, chuồng trại xây dựng đúng tiêu chuẩn kỹ thuật và được chăm sóc kỹ lưỡng. Trong quá trình nuôi, bác Long tận dụng thức ăn sẵn có ở địa phương để cho chồn ăn nên chi phí đầu tư tương đối thấp. Mô hình này, cần được triển khai nhân rộng cho nhiều hộ nông dân khác học tập, làm theo để tăng thu nập, phát triển kinh tế gia đình”.
Hơn 250 gian hàng tham gia Hội chợ đặc sản vùng miền khu vực ĐBSCL – Vĩnh Long năm 2024
(NSMT) – Sáng 16/11, Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long phối hợp Bộ Công thương tổ chức Hội chợ đặc sản vùng miền khu vực Đồng bằng sông Cửu Long – Vĩnh Long năm 2024. Hội chợ diễn ra từ ngày 16/11 đến ngày 23/11/2024 tại đường Võ Văn Kiệt, Phường 9, TP. Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long.
Cần Thơ: Xác định Bình đẳng giới để tạo tiền đề cho xã hội phát triển hài hòa, bền vững
Ngày 15/11, tại Hội trường Trung tâm Dịch vụ việc làm thành phố Cần Thơ (Sở LĐTBXH) đã diễn ra Lễ phát động Tháng Bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới năm 2024. Sự kiện do UBND thành phố Cần Thơ chỉ đạo thực hiện, Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ và Sở LĐTBXH thành phố Cần Thơ phối hợp tổ chức.
Cần Thơ: Quận ủy Bình Thủy tổ chức Hội thi Cấp uỷ chi bộ giỏi
(NSMT) – Chiều 15/11, Quận ủy Bình Thủy đã tổ chức bế mạc và trao giải hội thi “Cấp ủy chi bộ giỏi” lần thứ 3 năm 2024. Tham gia Vòng chung khảo hội thi có 12 đội đến từ các Tổ chức cơ sở Đảng trực thuộc Quận ủy.
200 ngày tập kết ra Bắc tại Cà Mau - Tầm nhìn chiến lược và giá trị lịch sử
(NSMT) - Chiều 15/11, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Cà Mau tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề "200 ngày tập kết ra Bắc tại Cà Mau - Tầm nhìn chiến lược và giá trị lịch sử" tại Trung tâm Hội nghị tỉnh.
Phụ nữ Cà Mau tích cực xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch
(NSMT) - Tối 14/11, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Cà Mau tổ chức sự kiện truyền thông "Phụ nữ Cà Mau tích cực xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch - Chung sức xây dựng quê hương giàu đẹp, văn minh" tại ấp 6, xã Trí Phải, huyện Thới Bình. Tại sự kiện, có khoảng trên 300 lực lượng phụ nữ, đoàn viên, dân quân và bà con nhân dân tham dự.
Sự kiện 70 năm tập kết ra Bắc: Tuổi trẻ Cà Mau đóng góp nhiều công trình trị giá hơn 2 tỷ đồng
(NSMT) - Tỉnh đoàn Cà Mau cùng với 300 đoàn viên, thanh niên đã tái hiện 200 ngày sự kiện tập kết ra Bắc năm 1954, nhằm mục đích tuyên truyền giáo dục truyền thống cho cán bộ, đoàn viên, thanh niên, học sinh, sinh viên hiểu sâu sắc về ý nghĩa, giá trị lịch sử của sự kiện.
Sôi động giải đua ghe Ngo tỉnh Sóc Trăng 2024
(NSMT) - Ngày 14/11, Giải đua ghe Ngo trong khuôn khổ Lễ hội Oóc Om Bóc - Đua ghe Ngo Sóc Trăng, khu vực ĐBSCL lần thứ 6 và Tuần Văn hóa, Thể thao và Du lịch Sóc Trăng lần thứ nhất năm 2024 đã chính thức khai mạc tại Khán đài đua ghe Ngo, Phường 8, thành phố Sóc Trăng với sự tham gia tranh tài của 60 đội ghe ngo (53 đội nam và 7 đội nữ); trong đó tỉnh Sóc Trăng có 48 đội (45 đội nam và 3 đội nữ), ngoài tỉnh (Bạc Liêu, Cà Mau, Cần Thơ, Hậu Giang, Kiên Giang) có 12 đội ghe (8 đội nam và 4 đội nữ).