Cà Mau nỗ lực xây dựng sản phẩm OCOP du lịch
(NSMT) - Thời gian qua, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau thực hiện kế hoạch của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh, về việc thực hiện Chương trình phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới đến năm 2025.
Theo kế hoạch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau phối hợp tuyên truyền, phổ biến các nội dung thực hiện Chương trình phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới đến năm 2025 và Bộ Tiêu chí quốc gia về đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm đối với nhóm sản phẩm OCOP "Dịch vụ du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái và điểm du lịch"; Hỗ trợ xây dựng các điểm trưng bày, giới thiệu sản phẩm OCOP tại các điểm du lịch để thu hút và tăng doanh thu từ hoạt động du lịch trên địa bàn các huyện, thành phố; Triển khai xây dựng, đánh giá và hoàn thiện các sản phẩm du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái trên cơ sở chu trình đánh giá, xây dựng sản phẩm OCOP.
Đến nay, trên địa bàn tỉnh chưa có điểm du lịch sinh thái, cộng đồng nào đạt chuẩn OCOP. Từ đó cho thấy, sản phẩm OCOP của tỉnh nói chung, huyện U Minh nói riêng thuộc lĩnh vực này vẫn còn bị bõ ngõ, chưa tương xứng với tiềm năng và thế mạnh của địa phương. Trước tình hình trên, để phát huy tiềm năng, lợi thế của địa phương, UBND huyện chỉ đạo cho các ngành liên quan tập trung phát triển sản phẩm OCOP trên lĩnh vực này.
Theo đó, huyện U Minh tập trung xây dựng và phát triển điểm du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng đạt chuẩn OCOP trên địa bàn huyện. Huyện chọn điểm du lịch sinh thái Hương Tràm là điểm đầu tiên để xây dựng.
Bà Trần Hồng Ửng, Trưởng Phòng NN và PTNT huyện U Minh, tỉnh Cà Mau cho biết: “Qua khảo sát thực tế các điểm du lịch sinh thái trên địa bàn huyện, căn cứ vào các quy định, cũng như các điều kiện, Phòng và các đơn vị có liên quan thống nhất chọn Điểm Du lịch sinh thái Hương Tràm để phát triển sản phẩm OCOP. Qua đánh giá bước đầu, Hương Tràm đáp ứng cơ bản các tiêu chuẩn đề ra, hiện Phòng và các đơn vị liên quan đang tích cực hướng dẫn chủ thể khu du lịch hoàn thiện hồ sơ để trình Hội đồng Ðánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp huyện”.
Để đạt chuẩn OCOP, khu du lịch phải xây dựng và đảm bảo các yêu cầu cơ bản như: Tổ chức dịch vụ cộng đồng; phát triển sản phẩm; sức mạnh cộng đồng; khả năng tiếp thị; câu chuyện sản phẩm; chất lượng sản phẩm; kiến thức và cảnh quan môi trường; chất lượng về điều kiện kinh doanh dịch vụ; chất lượng an toàn và an ninh trật tự; tính hoàn thiện của quá trình dịch vụ; hoạt động trải nghiệm; quản lý và nhân viên; chất lượng sản phẩm dịch vụ du lịch; chất lượng phục vụ; tiện nghi; hoạt động thu hút khách du lịch và hàng hoá dịch vụ ăn uống, đồ lưu niệm.
Ông Giang Hoàng Hon, Giám đốc khu du lịch sinh thái Hương Tràm, ấp 16, xã Khánh An chia sẻ: “Sau khi đăng ký với chính quyền địa phương và được các ngành liên quan của huyện hướng dẫn, từ cuối năm 2023 đến nay, khu du lịch đã tập trung hoàn thiện các tiêu chí. Đến nay, nhìn chung khu du lịch đảm bảo tốt các yêu cầu đề ra. Hồ sơ được trình Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp huyện trong quý II năm 2024. Khi có kết quả đánh giá của cấp huyện, nếu đạt sẽ tiếp tục trình Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh, phấn đấu điểm du lịch sẽ đạt chuẩn OCOP trong năm 2024”.
Một khi được công nhận, Điểm Du lịch sinh thái Hương Tràm không chỉ là điểm du lịch đầu tiên của huyện U Minh mà còn là đầu tiên của tỉnh đạt chuẩn OCOP. Đây là tiền đề quan trọng để tỉnh Cà Mau nói chung, huyện U Minh nói riêng phát triển sản phẩm OCOP du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng trong thời gian tới, góp phần đưa du lịch nông nghiệp, nông thôn phát triển theo hướng bài bản và bền vững.
Mỹ Khánh Royal: Trải nghiệm du thuyền khám phá Cần Thơ về đêm
(NSMT) - Tổ chức tiệc tùng, liên hoan, cưới hỏi hay đơn giản chỉ là những buổi tiệc riêng tư ấm cúng bên gia đình và bạn bè, tất cả đều có thể trở nên đặc biệt hơn khi được thực hiện trên một chiếc du thuyền, đưa bạn dạo một vòng quanh Cần Thơ lung linh về đêm. Trong không gian thư thái ấy, bạn không chỉ thưởng thức những món đặc sản miền Tây thơm ngon mà còn được tận hưởng cảnh sắc sông nước bình yên, mang đến một trải nghiệm tuyệt vời không thể bỏ qua khi du lịch vùng đất Tây Đô cùng du thuyền Mỹ Khánh Royal.
Đa dạng sản phẩm du lịch khai thác văn hóa bản địa
Văn hóa bản địa được xem là tài nguyên đem đến nét đặc trưng cho du lịch của vùng đất. Việc khai thác tốt các giá trị văn hóa trong hoạt động du lịch sẽ làm nên những sản phẩm khác biệt thu hút du khách. Tại Cần Thơ, nhiều điểm đến, doanh nghiệp du lịch đã sớm tiếp cận xu hướng này và ngày càng có nhiều đơn vị khai thác đa dạng sản phẩm du lịch từ văn hóa.
Phú Quốc vào top những hòn đảo tuyệt vời nhất thế giới năm 2024
(NSMT) - Tạp chí du lịch Condé Nast Traveler công bố TP Phú Quốc vào top những hòn đảo tuyệt vời nhất thế giới năm 2024, hạng mục do độc giả bình chọn. Đây là năm thứ ba liên tiếp thành phố được bình chọn vào top này.
Về Cà Mau
(NSMT) - Mũi Cà Mau tọa lạc tại nơi cực Nam của Tổ quốc là nơi đặt cột mốc tọa độ quốc gia. Nơi đây là điểm đến hấp dẫn du khách trong và ngoài nước.
Về miền Tây mùa nước nổi
Theo con nước từ thượng nguồn Mekong, hằng năm từ tháng 8 đến tháng 11 âm lịch, miền Tây vào mùa nước nổi. Mùa nước nổi trở thành một phần của văn hóa sông nước gắn liền với đời sống của người dân miền Tây. Do đó, khám phá mùa nước nổi miền Tây cũng là trải nghiệm được nhiều du khách lựa chọn.
Huyền thoại Bạc Liêu
(NSMT) - Bạc Liêu, một vùng đất đầy huyền thoại, là nơi lưu giữ nhiều di tích lịch sử, ghi dấu ấn từ những ngày đầu khai hoang. Tỉnh mang đậm sắc thái văn hóa của ba dân tộc Kinh, Hoa và Khmer, tạo nên những công trình văn hóa độc đáo, góp phần làm nổi bật vẻ đẹp riêng biệt của Bạc Liêu.