Chuyện về người thương binh “tàn nhưng không phế” ở Cà Mau
(NSMT) - Thương binh hạng 2/4 Nguyễn Văn Chà, sinh năm 1963, ở xã Nguyễn Phích, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau, luôn giữ được phẩm chất của người lính bộ đội Cụ Hồ "tàn nhưng không phế”, tích cực phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng và có nhiều đóng góp tích cực cho quê hương.
Sau 39 năm tham gia chiến trường Campuchia, ông Nguyễn Văn Chà trở về quê hương với phẩm chất kiên cường của người lính bộ đội Cụ Hồ. Ông không chỉ nỗ lực phát triển kinh tế gia đình mà còn tích cực tham gia các phong trào tại địa phương. Nhờ những đóng góp đó, ông đã nhận được nhiều giấy khen và bằng khen từ các cấp, ngành. Đặc biệt, vào năm 2022, ông Chà được UBND tỉnh Cà Mau tặng Bằng khen vì đã là một tấm gương tiêu biểu trong học tập, lao động sản xuất, vượt khó khăn và vươn lên trong cuộc sống giai đoạn 2017 - 2022. Đặc biệt, vào tháng 7 vừa qua, ông vinh dự là 1 trong 4 người có công của tỉnh Cà Mau được chọn tham dự Hội nghị biểu dương người có công với cách mạng tiêu biểu toàn quốc năm 2024 tại Thủ đô Hà Nội.

Mô hình trồng tre lấy măng mang về nguồn thu nhập hàng chục triệu đồng cho gia đình ông Chà.
Ông Nguyễn Văn Chà nhớ lại quãng thời gian thực hiện nghĩa vụ quốc tế tại chiến trường Campuchia. Từ tháng 2/1985 đến tháng 6/1987, trong một lần hành quân, ông không may trúng mìn, mất một chân và mang nhiều vết thương khác trên cơ thể, buộc ông phải trở về nước để điều trị. Sau 3 lần điều trị, ông Chà trở về nhà với tỷ lệ thương tật gần 80%. Thời điểm đó, ông phải đối mặt với nhiều khó khăn: gia đình nghèo khó, cùng với nỗi trăn trở khi phải sống thiếu đi một phần cơ thể. Mọi sinh hoạt hàng ngày đều trở thành thử thách. Đặc biệt, việc lập gia đình của ông cũng gặp không ít trở ngại vì di chứng từ cuộc chiến.


Vợ chồng ông Chà tích cực chăm sóc hàng rào cây xanh, tận dụng đất trống, ao đìa xung quanh nhà để trồng hoa màu và nuôi cá để cải thiện bữa ăn gia đình và kiếm thêm thu nhập.
Sau đó, gia đình ông Chà được nhà nước cấp cho 7 héc-ta đất để sản xuất, trong đó, 5 héc-ta trồng rừng và 2 héc-ta sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, do vùng đất này bị hoang hóa và nhiễm phèn nặng, việc canh tác nông nghiệp trở nên vô cùng khó khăn. Khó khăn càng chồng chất khi hai đứa con của ông lần lượt ra đời, thường xuyên ốm đau, trong khi bản thân ông lại phải chịu đựng những cơn đau do vết thương cũ hành hạ, đặc biệt khi thời tiết thay đổi.
Ông Nguyễn Văn Chà tâm sự: “Khi tôi trở về quê và tìm vợ, không ai chịu gả vì họ lo ngại rằng tôi sẽ khiến họ khổ khi mất một chân. Nhưng cuối cùng, có một cô gái cùng quê, tên là Nguyễn Thị Hương, đã chấp nhận tôi. Chúng tôi tổ chức đám cưới vào năm 1990. Đến năm 1991, do cuộc sống quá khó khăn, vợ chồng tôi quyết định rời xa quê hương để lập nghiệp tại vùng đất mới ấp 10, xã Nguyễn Phích, nơi chúng tôi đã bắt đầu xây dựng cuộc sống cho đến hôm nay.”
“Mặc dù gặp nhiều khó khăn, nhưng thấm nhuần lời dạy của Bác Hồ rằng 'Thương binh tàn nhưng không phế’, vợ chồng tôi quyết tâm vượt qua thử thách để xây dựng cuộc sống tại vùng đất mới. Hàng ngày, tôi đi phát cỏ thuê, trong khi vợ tôi cấy lúa. Tối đến, cả hai cùng đi cắm câu để kiếm thêm thu nhập trang trải cho gia đình. Dần dần, chúng tôi tận dụng những khoảng đất trống quanh nhà để trồng hoa màu, cây ăn trái, nuôi gà, vịt, heo và mở thêm một tiệm buôn nhỏ. Chúng tôi cũng tận dụng những vùng đất trống ven bờ bao để trồng chuối. Mỗi năm, sau khi trừ đi chi phí, vợ chồng tôi còn lãi từ 120 đến 150 triệu đồng.” ông Nguyễn Văn Chà chia sẻ thêm.

Ông Chà vinh dự nhận được Bằng khen của UBND tỉnh Cà Mau vì có thành tích người có công tiêu biểu, điển hình trong học tập, lao động sản xuất, vượt khó vươn lên trong cuộc sống giai đoạn 201 -2022.
Trong những năm gần đây, vợ chồng ông Chà đã tận dụng những khoảng đất trống ven bờ bao lâm phần để trồng tre lấy măng. Hiện tại, ông đã phát triển hơn 100 gốc tre, mang lại thu nhập trung bình hơn 50 triệu đồng mỗi năm từ việc bán măng. Ngoài ra, ông vừa mới khai thác một diện tích rừng tràm và thu về hơn 300 triệu đồng. Sau khi khai thác, ông đã cải tạo đất và trồng lại keo lai, dự kiến sẽ mang lại cho gia đình hàng trăm triệu đồng trong vài năm tới.
Không chỉ chú trọng phát triển kinh tế, vợ chồng ông Chà còn tận tâm nuôi dạy con cái, đảm bảo cho các em được học hành đầy đủ. Hiện tại, hai người con của ông, một trai, một gái đều đã lập gia đình và có cuộc sống ổn định. Nhờ sự hỗ trợ của nhà nước và những khoản tiền mà vợ chồng ông tích lũy được, gia đình ông Chà đã xây dựng được một căn nhà khang trang, trị giá hàng trăm triệu đồng.

Ông Chà (bìa phải) chụp hình lưu niệm cùng các đại biểu của tỉnh Cà Mau khi tham dự Hội nghị biểu dương người có công với cách mạng tiêu biểu toàn quốc năm 2024 tại Thủ đô Hà Nội.
Khi được hỏi về bí quyết vượt qua khó khăn và phát triển kinh tế gia đình như hiện tại, ông Chà cười hiền và cho biết tất cả đều nhờ vào sự ủng hộ và động viên của vợ mình. Chính tình yêu thương và sự sẻ chia khó khăn của bà Hương đã trở thành động lực lớn lao giúp ông Chà phấn đấu vượt qua mọi thử thách trong cuộc sống. Một phần để chứng minh với mọi người rằng “thương binh tàn nhưng không phế”, phần khác là để đáp lại tình yêu thương và sự tin tưởng mà bà Hương đã dành cho ông trong suốt những năm qua.
Ông Hồ Minh Quyền, Chi Hội Trưởng Hội Cựu Chiến Binh ấp 10, xã Nguyễn Phích, nhận xét: “Đồng chí Nguyễn Văn Chà là một tấm gương chịu thương chịu khó. Dù không được lành lặn như nhiều đồng chí khác, nhưng mọi việc mà người khác làm được, đồng chí đều có thể thực hiện, thậm chí còn làm tốt hơn. Từ một gia đình nghèo khó, giờ đây gia đình đồng chí đã vươn lên thành một trong những hộ khá giả. Họ luôn chấp hành tốt chủ trương của Đảng và pháp luật của Nhà nước, đồng thời tích cực tham gia các phong trào cách mạng tại địa phương, đặc biệt là phong trào xây dựng nông thôn mới.”
Vì sao người tuổi Tỵ ít hơn những tuổi khác?
Còn nhớ 2 năm trước nhà nhà thi nhau săn mèo vàng, rồng vàng nhưng năm nay không có định nghĩa săn rắn vàng. Vậy tại sao có ít người tuổi Tỵ hơn những tuổi khác, có phải vì tuổi Rắn ít may mắn?
Bí quyết "đón cát, tránh hung" cho các gia đình năm Ất Tỵ 2025
Năm Ất Tỵ 2025 được dự báo là một năm có nhiều biến cố khi liên tục có sự thay đổi mạnh mẽ gây không ít khó khăn, thách thức đối với các gia đình trong việc phát triển kinh tế, ổn định định đời sống.
Tháng Giêng không ăn chơi
Câu ca “Tháng Giêng là tháng ăn chơi” bao đời nay đã ăn sâu vào tiềm thức của người Việt. Nhưng đó là quan niệm chỉ phù hợp trong xã hội nông nghiệp ngày xưa với những hội hè đình đám… âm lịch.
Xuân yêu thương 2025: Sự trở lại của hành trình trao gửi niềm vui dịp Tết cho trẻ em mồ côi
(NSMT) - Mùa xuân luôn là thời điểm sum vầy, chia sẻ những khoảnh khắc hạnh phúc bên gia đình, người thân. Tuy nhiên, không phải đứa trẻ nào cũng có được niềm vui ấy. Nhiều trẻ em mồ côi, cơ nhỡ và khuyết tật sống trong hoàn cảnh khó khăn, không có một mùa Tết đầy đủ như bao trẻ em khác. Để xoa dịu nỗi đau này, chương trình “Xuân yêu thương” tổ chức hàng năm tại TP Cần Thơ đã và đang trở thành một hành trình trao gửi yêu thương ý nghĩa, nối dài truyền thống tốt đẹp của dân tộc "Lá lành đùm lá rách".
Cô gái Cà Mau trở thành sinh viên đại học bằng "đôi chân của mẹ"
(NSMT) - Cô gái tí hon Võ Thị Huỳnh Như, sinh viên năm 4 ngành Công nghệ thông tin, phân hiệu Đại học Bình Dương tại tỉnh Cà Mau, bước vào giảng đường bằng “đôi chân của mẹ”.
Người hạnh phúc coi cuối tuần như kì nghỉ
Khi đo lường mức độ hạnh phúc, nhà nghiên cứu này thấy rằng những người có tư duy nghỉ dưỡng vào cuối tuần thể hiện sự hài lòng và tích cực hơn khi họ trở lại làm việc.
Yêu thương bản thân để sống vui, sống khỏe
(NSMT) - Dẫu bận rộn, nhiều phụ nữ vẫn cố gắng sắp xếp, cân bằng giữa công việc, gia đình và nghỉ ngơi, thư giãn để nâng cao chất lượng cuộc sống. Các chị thể hiện tình yêu bản thân bằng sự quan tâm đến cảm xúc cá nhân, nuôi dưỡng thể chất và tâm hồn, xây dựng lối sống lành mạnh. Những thói quen tốt giúp các chị tái tạo năng lượng tích cực, vui vẻ, lạc quan, khỏe đẹp hơn…