Tài chính

Cà Mau: Mô hình sản xuất hiệu quả từ việc nuôi chồn hương

Thứ sáu, 25/10/2024, 09:38 AM

(NSMT) - Thời gian qua, nhiều hộ dân trên địa bàn huyện U Minh, tỉnh Cà Mau đã triển khai thực hiện mô hình nuôi chồn hương, mở ra hướng đi mới cho người dân, góp phần thực hiện có hiệu quả công tác giảm nghèo ở địa phương.

Sau khi tham quan mô hình nuôi chồn hương của gia đình ông Trần Văn Quân ở ấp 9, xã Khánh An, huyện U Minh, chúng tôi nhận thấy gia đình ông đã duy trì và phát triển thành công mô hình này trong hơn một năm qua.

Năm 2022, sau khi xem một chương trình truyền hình giới thiệu về nuôi chồn hương với hiệu quả cao, ông Quân đã quyết định tìm hiểu sâu hơn. Ông đã thực hiện các chuyến đi khảo sát thực tế, học hỏi cách xây dựng chuồng trại và đầu tư mua 6 cặp chồn giống từ các trang trại tại xã Tân Ân, huyện Ngọc Hiển với giá 8 triệu đồng mỗi cặp.

Nhờ sự chăm sóc tỉ mỉ và đảm bảo cung cấp đầy đủ thức ăn, chồn hương của ông Quấn phát triển nhanh chóng. Sau một năm, ông đã xuất bán những con chồn thương phẩm đầu tiên, đánh dấu thành công ban đầu trong hành trình nuôi chồn của mình. 

Ông Trần Văn Quân, ở ấp 9, xã Khánh An rất phấn khởi với mô hình nuôi chồn hương.

Ông Trần Văn Quân, ở ấp 9, xã Khánh An rất phấn khởi với mô hình nuôi chồn hương.

"Tôi mua mỗi cặp chồn hương, bao gồm một con đực và một con cái. Nuôi được 1 năm tôi chọn 2 con đực tốt nhất để làm giống, còn lại bán chồn thịt. Gần đây, tôi đã bán 4 con, thu được hơn 20kg, với giá 1,5 triệu đồng mỗi ký, mang về hơn 30 triệu đồng. Hiện tại, tôi còn 6 con chồn cái và 2 con chồn đực. Mỗi ngày, tôi bổ sung một quả trứng gà cho chồn đực trong thời gian phối giống, vì vậy tỷ lệ thành công rất cao. Tất cả 6 con chồn cái đã được phối giống và sắp sinh lứa đầu tiên.

Hiện tại, tôi đang tập trung xây dựng thêm chuồng trại để mở rộng quy mô sản xuất. Tôi tin rằng nếu thuận lợi, mô hình nuôi chồn hương này có thể mang lại thu nhập hàng trăm triệu đồng một cách khá dễ dàng" - ông Quân chia sẻ.

Tại ấp 21, xã Khánh Thuận, huyện U Minh, hộ bà Nguyễn Thuý Kiều là một trong những người thực hiện thành công mô hình nuôi chồn hương. Nhờ nuôi chồn mà cuộc sống gia đình bà khấm khá hơn trước rất nhiều. Năm 2021, sau thời gian tìm hiểu, bà Kiều quyết định đầu tư thực hiện mô hình nuôi chồn hương. Từ06 cặp chồn hương giống ban đầu, đến nay bà Kiều đã sở hữu hơn 40 con chồn giống. Bên cạnh đó, hàng năm bà Kiều còn bán hàng chục con chồn con với giá từ 3,5-4 triệu đồng/con, từ đó, mang về nguồn thu nhập cho gia đình. 

Gia đình bà Kiều hiện còn hơn 10 con chồn con giống chuẩn bị xuất bán, hứa hẹn mang về cho gia đình bà hàng chục triệu đồng trong thời gian tới.

Gia đình bà Kiều hiện còn hơn 10 con chồn con giống chuẩn bị xuất bán, hứa hẹn mang về cho gia đình bà hàng chục triệu đồng trong thời gian tới.

“Chồn hương là động vật rất dễ nuôi, ít tốn công chăm sóc, thức ăn lại dễ kiếm như: chuối chín, cá phi và một số loại cá tạp khác, các loại thức ăn này rất dễ tìm ở địa phương. Một ngày chỉ cần cho chồn ăn 2 lần, vệ sinh chuồng nuôi 1 lần là được. Nuôi chồn ban đầu phải bỏ vốn đầu tư lớn để mua con giống và làm chuồng trại nhưng nuôi đến khi chồn sinh sản thì mình thu nhập khá cao. Chồn sau khi sinh khoảng 2 tháng là bắt đầu bán giống. Mỗi năm chồn sinh sản được khoảng 2 lứa, mỗi lứa từ 2 - 4 con, nhờ bán chồn giống mà gia đình tôi có thu nhập ổn định từ 50 -70 triệu đồng/năm, hiện gia đình tôi còn hơn 10 con chồn con giống và nhiều con chồn mẹ đang mang thai sắp sinh, thời gian tới sẽ cho gia đình nguồn thu nhập khá” - bà Nguyễn Thuý Kiều nói.

Nhận thấy mô hình nuôi chồn hương đạt hiệu quả, nên thời gian gần đây người dân trên địa bàn huyện U Minh quan tâm thực hiện. Những hộ ít vốn đã được các ngành, đoàn thể từ huyện đến cơ sở tạo điều kiện tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi từ ngân hàng chính sách để triển khai thực hiện mô hình. Mô hình nuôi chồn hương hiện đang tập trung nhiều ở các xã Khánh Thuận, xã Khánh Hoà, xã Khánh Tiến và xã Khánh An, trung bình mỗi hộ nuôi từ 10-20 con chồn giống, có hộ nuôi nhiều lên đến 40 con chồn giống.

Ông Lê Minh Thành, ở ấp 5, xã Khánh Hoà đang chăm sóc chồn giống trong thời gian mang thai.

Ông Lê Minh Thành, ở ấp 5, xã Khánh Hoà đang chăm sóc chồn giống trong thời gian mang thai.

Ông Lê Minh Thành, hộ nuôi chồn hương ở ấp 5, xã Khánh Hoà, huyện U Minh cho biết: “Chồn hương là loài vật tương đối dễ nuôi nhưng để cho sinh sản, người nuôi cần nắm rõ các đặc tính của chồn hương để áp dụng các kỹ thuật phối giống, chăm sóc con phù hợp. Chồn hương thích sống riêng lẻ nên cần làm chuồng riêng cho từng con và chỉ nhốt chung chồn đực và chồn cái để phối giống trong thời gian ngắn khi chồn hương cái có các biểu hiện lên giống. Ðặc biệt, chồn con sau khi sinh chưa mở mắt, cần bú sữa, do vậy cần phải quan tâm chăm sóc đặc biệt cho chúng, đảm bảo giữ ấm và bổ sung, cung cấp đầy đủ sữa cho chồn con”.

Phó Trưởng Phòng LĐTB và XH huyện U Minh, tỉnh Cà Mau, ông Đào Quốc Kiểng cho hay: “Qua thời gian theo dõi, nắm tình hình về công tác giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, tôi nhận thấy mô hình nuôi chồn hương là một trong những mô hình kinh tế hiệu quả, không chỉ giải quyết tốt việc làm cho lao động nông thôn mà còn giúp người dân tăng thu nhập, phát triển kinh tế gia đình. Mô hình cần tiếp tục được các ngành, các cấp quan tâm hỗ trợ, cũng như người dân quan tâm nhân rộng trong thời gian tới, nhằm góp phần thực hiện có hiệu quả công tác giảm nghèo ở địa phương".

Bé Sáu  
Rộ dịch vụ cho thuê vàng cưới trong thời giá vàng

Rộ dịch vụ cho thuê vàng cưới trong thời giá vàng "lập đỉnh"

Giá vàng liên tục tăng đã tạo điều kiện cho dịch vụ thuê vàng cưới ra đời và phát triển rầm rộ. Tuy nhiên, có nhiều ý kiến trái chiều về sự việc này.

Người dân đổ xô mua vàng khi giá lập đỉnh: Chuyên gia tài chính nói gì?

Người dân đổ xô mua vàng khi giá lập đỉnh: Chuyên gia tài chính nói gì?

Giá vàng liên tục phá đỉnh và đạt ngưỡng cao chưa từng có nhưng nhiều người dân vẫn đổ xô đi mua vàng. Trước sự việc này, chuyên gia tài chính lên tiếng lý giải.

Thành tựu mới từ lá khóm tạo ra cellulose

Thành tựu mới từ lá khóm tạo ra cellulose

Hậu Giang có vùng trồng khóm (dứa) bạt ngàn. Tiếp sau trái khóm vàng óng, thơm ngon, kết quả công trình nghiên cứu công nghệ ứng dụng từ lá khóm tạo được nguồn vật liệu mới, công dụng tuyệt vời.

Làm giàu nhờ trồng mãng cầu xiêm

Làm giàu nhờ trồng mãng cầu xiêm

Theo chia sẻ của anh Phan Thanh Xuyên ở ấp Thới Bình, xã Xuân Thắng, huyện Thới Lai, sở dĩ anh chọn cây mãng cầu xiêm để “đổi đời” là vì đây là loại cây dễ trồng, dễ chăm sóc; trái và các sản phẩm chế biến từ trái mãng cầu xiêm chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe, được người tiêu dùng ưa chuộng. Anh đã quyết tâm thuê đất để trồng loại cây mà anh tin tưởng là sẽ giúp vực dậy kinh tế gia đình. Hiện tại, với 7 công mãng cầu xiêm, anh có thu nhập hơn 300 triệu đồng/năm.

Xóm trầu Vĩnh Lộc

Xóm trầu Vĩnh Lộc

Ít ai biết rằng, tại ấp Vĩnh Lộc xã Vĩnh Thạnh, huyện Giồng Riềng (Kiên Giang) vẫn còn những vườn trầu nép mình bên dòng sông Cái Bé. Vườn trầu cũng là nguồn thu nhập chính của gia đình các mẹ, các chị. Tảo tần với vườn trầu cũng là cách người dân Vĩnh Lộc giữ lại hình ảnh một góc quê yên bình của vùng đất này.

Cái Đôi Vàm vào mùa khô tết

Cái Đôi Vàm vào mùa khô tết

(NSMT) - Chỉ còn hơn 1 tháng nữa là đến Tết cổ truyền của dân tộc. Vào thời điểm này, làng nghề sản xuất cá khô biển thị trấn Cái Đôi Vàm, huyện Phú Tân lại tất bật vào vụ sản xuất quan trọng nhất trong năm. Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, hộ kinh doanh đang tập trung đẩy mạnh sản xuất các mặt hàng cá khô đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.