Rộ dịch vụ cho thuê vàng cưới trong thời giá vàng "lập đỉnh"
Giá vàng liên tục tăng đã tạo điều kiện cho dịch vụ thuê vàng cưới ra đời và phát triển rầm rộ. Tuy nhiên, có nhiều ý kiến trái chiều về sự việc này.
Cơn sốt vàng tăng giá
Sáng 23/10, giá vàng trong nước vẫn tiếp tục đà tăng. Vàng miếng SJC tại các ngân hàng Agribank, BIDV, Vietcombank, VietinBank và các công ty vàng bạc đá quý bán ra ở mức 88 triệu đồng/lượng. Ở chiều mua, giá vàng các thương hiệu được niêm yết ở mức 86 triệu đồng/lượng.
Đối với vàng nhẫn, giá vàng SJC 9999 niêm yết ở mức 84,9 triệu đồng/lượng mua vào và 86,2 triệu đồng/lượng bán ra, tăng 900.000 đồng ở cả 2 chiều.
Nở rộ dịch vụ cho thuê vàng cưới
Trong bối cảnh giá vàng tăng rất nhanh, nhiều gia đình cảm thấy "đau đầu" khi nghĩ đến chuyện cưới hỏi. Để tiết kiệm chi phí, họ tính đến phương án chuyển sang lựa chọn dịch vụ cho thuê vàng cưới.
Trong văn hóa đám cưới truyền thống, vàng mang những ý nghĩa đẹp đẽ như hạnh phúc, cát tường, giàu sang. Khi kết hôn, nhà chồng và gia đình họ hàng sẽ chuẩn bị trang sức vàng cho cô dâu. Số lượng vàng trang sức còn phản ánh sức mạnh kinh tế của gia đình.
Hiện nay, một số thương hiệu trang sức trên thị trường cung cấp dịch vụ này, người tiêu dùng chỉ cần trả một khoản tiền thuê nhất định để được đeo trang sức vàng mà mình yêu thích. Giá thuê thường giao động từ 20 – 30% giá trị thật của bộ trang sức Giá thuê trang sức có thể cũng sẽ tăng tùy thời điểm nhưng so với việc mua thì thuê vẫn rẻ hơn rất nhiều.
Một đơn vị cho thuê vàng cưới với mức giá từ 800.000 - 2.500.000 đồng một ngày (trả trước 12h ngày hôm sau) tùy theo bộ trang sức mà khách lựa chọn. Trong khi đó, một cửa hàng trang sức khác lại đưa ra mức giá thấp hơn dao động từ 1.390.000 - 1.990.000 đồng cho những bộ trang sức phù hợp trong 3 ngày để phục vụ cho đám cưới. Đây được cho là mức giá quá hợp lý trong thời điểm "bão vàng".
Mua vàng cưới hay thuê để tiết kiệm?
Nhiều người cho rằng việc thuê trang sức trong ngày cưới sẽ tránh lãng phí, đáp ứng yêu cầu của phong tục. Tuy nhiên, một số người lại cho rằng, vàng phải đích thân mua mới thể hiện sự chân thành trong ngày trọng đại.
Phương Anh, sống tại Thanh Xuân, Hà Nội chia sẻ rằng sử dụng vàng miếng có sẵn để làm thành kiềng, lắc tay với hoa văn, chi phí gia công sẽ rất cao. Hơn nữa, với tình hình này không biết bao giờ giá vàng mới xuống được như xưa. Nếu có nhu cầu đem bán, chắc chắn người bán sẽ phải ngậm ngùi chịu lỗ vì trang sức thường mất giá hơn nhiều sau khi đã qua sử dụng. Số tiền mua vàng cưới thà tiết kiệm tiền để hưởng tuần trăng mật, xây dựng tổ ấm mới.
Ngoài ra, trong ngày cưới cha mẹ, họ hàng cô dâu và chú rể hay thậm chí những người đi dự tiệc cưới cũng đều có nhu cầu làm đẹp với phụ kiện trang sức. Với họ, bỏ ra một khoản tiền lớn mua vàng, ngọc để đeo đi ăn cưới vào thời buổi giá vàng leo thang từng ngày thì quá lãng phí, vì thế cũng nên đi thuê.
Thanh Huyền, sống tại Long Biên - Hà Nội cũng cho rằng: “Khi tôi lấy chồng, mẹ tặng tôi một bộ trang sức bằng vàng. Mẹ dặn tôi nên cất bộ trang sức này dưới đáy hộp để khi cần tôi có thể lấy ra dùng khi cần thiết. Tất nhiên, bố mẹ tôi không muốn ngày đó đến nhưng bộ trang sức này tượng trưng cho tình yêu và sự quan tâm của họ dành cho tôi nên họ sẽ không dùng trang sức vàng thuê cho ngày trọng đại của con gái”.
Đồng quan điểm, Quang Huy, sống tại Tây Mỗ - Hà Nội, vừa tổ chức đám cưới trong thời "bão giá vàng" cho biết, dù giá cao nhưng gia đình anh vẫn lựa chọn mua vàng thay vì đi thuê.
Quang Huy cho rằng: “Cả đời chỉ lấy vợ 1 lần. Trang sức bằng vàng là điều bắt buộc nhưng nên mua tùy theo khả năng tài chính của mình. Trang sức vàng là quà tặng cô dâu, tôi nghĩ dù giá cả thế nào thì cũng nên mua. Việc cho thuê trang sức vàng có phần hơi quá tầm thường”.
Cà Mau: Mô hình sản xuất hiệu quả từ việc nuôi chồn hương
(NSMT) - Thời gian qua, nhiều hộ dân trên địa bàn huyện U Minh, tỉnh Cà Mau đã triển khai thực hiện mô hình nuôi chồn hương, mở ra hướng đi mới cho người dân, góp phần thực hiện có hiệu quả công tác giảm nghèo ở địa phương.
Người dân đổ xô mua vàng khi giá lập đỉnh: Chuyên gia tài chính nói gì?
Giá vàng liên tục phá đỉnh và đạt ngưỡng cao chưa từng có nhưng nhiều người dân vẫn đổ xô đi mua vàng. Trước sự việc này, chuyên gia tài chính lên tiếng lý giải.
Thành tựu mới từ lá khóm tạo ra cellulose
Hậu Giang có vùng trồng khóm (dứa) bạt ngàn. Tiếp sau trái khóm vàng óng, thơm ngon, kết quả công trình nghiên cứu công nghệ ứng dụng từ lá khóm tạo được nguồn vật liệu mới, công dụng tuyệt vời.
Làm giàu nhờ trồng mãng cầu xiêm
Theo chia sẻ của anh Phan Thanh Xuyên ở ấp Thới Bình, xã Xuân Thắng, huyện Thới Lai, sở dĩ anh chọn cây mãng cầu xiêm để “đổi đời” là vì đây là loại cây dễ trồng, dễ chăm sóc; trái và các sản phẩm chế biến từ trái mãng cầu xiêm chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe, được người tiêu dùng ưa chuộng. Anh đã quyết tâm thuê đất để trồng loại cây mà anh tin tưởng là sẽ giúp vực dậy kinh tế gia đình. Hiện tại, với 7 công mãng cầu xiêm, anh có thu nhập hơn 300 triệu đồng/năm.
Xóm trầu Vĩnh Lộc
Ít ai biết rằng, tại ấp Vĩnh Lộc xã Vĩnh Thạnh, huyện Giồng Riềng (Kiên Giang) vẫn còn những vườn trầu nép mình bên dòng sông Cái Bé. Vườn trầu cũng là nguồn thu nhập chính của gia đình các mẹ, các chị. Tảo tần với vườn trầu cũng là cách người dân Vĩnh Lộc giữ lại hình ảnh một góc quê yên bình của vùng đất này.
Cái Đôi Vàm vào mùa khô tết
(NSMT) - Chỉ còn hơn 1 tháng nữa là đến Tết cổ truyền của dân tộc. Vào thời điểm này, làng nghề sản xuất cá khô biển thị trấn Cái Đôi Vàm, huyện Phú Tân lại tất bật vào vụ sản xuất quan trọng nhất trong năm. Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, hộ kinh doanh đang tập trung đẩy mạnh sản xuất các mặt hàng cá khô đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.