Nhịp sống

Cà Mau: Xét xử nhóm đưa người trốn sang nước ngoài đánh bắt trái phép

Thứ hai, 30/09/2024, 18:43 PM

(NSMT) - Sáng 30/9, tại thị trấn Sông Đốc, TAND tỉnh Cà Mau tuyên phạt tổng cộng 21 năm tù đối với 4 bị cáo trong vụ biến tàu cá CM-92365-TS thành tàu của Malaysia, đưa nhiều người trốn sang nước ngoài đánh bắt trái phép.

Theo hồ sơ vụ án, đầu tháng 7/2024, tổ tuần tra kiểm soát thuộc Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4 phát hiện tàu cá CM 91148-TS do Nguyễn Văn Công làm thuyền trưởng từ vùng biển Malaysia về vùng biển Việt Nam. Trên tàu có 12 ngư phủ, nhưng tàu không có thiết bị giám sát hành trình, chỉ có một bộ giấy tờ chữ nước ngoài nên lực lượng cảnh sát biển tạm giữ để điều tra, xác minh.

Trước đó, đầu năm 2023, Tuấn móc nối với người tên Salam (sống tại Malaysia) hợp thức hóa hồ sơ cho tàu cá CM-92365-TS do Tuấn đứng tên thành tàu cá của Malaysia, để hoạt động trái phép tại vùng biển nước này. Chi phí hợp thức hóa là 380 triệu đồng. Tuấn cung cấp thông tin kỹ thuật về tàu cho Salam và tìm 5 người có hộ chiếu để đăng ký thuyền viên. Đến tháng 6/2023, Salam thông báo đã hoàn tất giấy tờ đăng ký, biến tàu CM-92365-TS thành tàu KNF6649 và hướng dẫn Tuấn sửa chữa tàu CM-92365-TS cho phù hợp với hồ sơ để tránh sự phát hiện của cơ quan chức năng Malaysia.

Quang cảnh phiên tòa.

Quang cảnh phiên tòa.

Sau đó, Tuấn giao cho Nguyễn Văn Công làm thuyền trưởng và tìm 7 ngư phủ. Trong đó, có 3 người không cần giấy tờ tùy thân, không cần làm thủ tục xuất cảnh là Bùi Văn An, Danh Vui, Nguyễn Hoàng Nhân; 4 người có hộ chiếu xuất cảnh bằng đường hàng không là Bùi Văn Nhàn, Lâm Văn Tâm, Nguyễn Thanh Tú Quyên, Trần Văn Dễ. Cùng thời điểm này, Tuấn còn liên hệ với Dương Hoàng Giang để chạy tàu cá CM-92365-TS qua Malaysia giao cho Công với mức phí 10 triệu đồng.

Ngày 9/8/2023, Tuấn yêu cầu Công điện thoại cho 3 ngư phủ không có giấy tờ tùy thân nêu trên và đưa họ xuống tàu đi sang Malaysia. Do Giang bị khiếm thính nên Tuấn chỉ đạo Nguyễn Tuấn Vũ (cháu Tuấn) chạy tàu CM-92365-TS ra biển cách đất liền khoảng 2 hải lý thì đậu chờ Giang đi đò dọc ra. Ra đến tàu, Giang tháo thiết bị giám sát hành trình, gửi đò dọc vào bờ theo chỉ đạo của Tuấn. Khi tàu đến vùng biển giáp ranh giữa Việt Nam và Malaysia, Giang chỉ đạo sơn lại cabin, đổi số hiệu tàu cá CM-92365-TS thành KNF6649; sau đó chạy đến Cảng Đỏ của Malaysia đậu chờ Công và 4 ngư phủ.

Hội đồng xét xử thẩm vấn bị cáo tại phiên tòa.

Hội đồng xét xử thẩm vấn bị cáo tại phiên tòa.

Ngày 24/8/2023, Tuấn đến huyện Đông Hải (Bạc Liêu) rước Công và 4 người có giấy tờ tùy thân đưa đến sân bay Tân Sơn Nhất để qua Malaysia. Đến nơi, nhận tàu xong, Công lái tàu đã được hợp thức hóa (KNF6649) đi đánh bắt. Khi đến vùng biển chồng lấn thì Giang đi nhờ tàu để về Việt Nam.

Giữa tháng 12/2023, Nhàn, Tâm, Dễ, Nhân, Vui không làm nữa nên nhập cảnh trái phép về Việt Nam. Do thiếu người đánh bắt nên Công kêu Tuấn tìm thêm 5 người khác thay thế. Thông qua mối quan hệ xã hội, Tuấn quen biết với Nguyễn Văn Phu làm nghề người môi giới cho ngư phủ đi biển. Tuấn nhờ Phu tìm 5 ngư phủ không cần hộ chiếu hay bất cứ giấy tờ nào khác, cho mỗi người ứng trước 40 triệu đồng để đi đánh bắt ở Malaysia với thời gian 6 tháng thì về nước. Phu tìm được Nguyễn Ngọc Duy, Nguyễn Văn Cường, Huỳnh Văn Út, Nguyễn Văn Xuyên, Danh Đệ. Sau đó, Phu đưa 5 ngư phủ này cho Tuấn gửi ghe cào xuất cảnh trái phép sang Malaysia đánh bắt hải sản.

Quá trình đi đánh bắt, Nguyễn Thanh Tú Quyên bị nhiễm trùng vết thương nên đi tàu tải vào đất liền điều trị nhưng Quyên đã chết trên đường vào đất liền. Thiếu người làm nên Công tìm thêm Phan Chí Hòa, Mật Văn Hiếu và Trương Thanh Một sang Malaysia đi đánh bắt với Công. Trong thời gian đánh bắt ở vùng biển Malaysia, tàu CM-92365-TS (KNF6649) đã vào Cảng Đỏ, Malaysia bán hải sản 21 lần, với tổng số tiền khoảng 27.631 RM; về vùng biển Việt Nam bán hải sản 4 lần. Mỗi lần tàu chạy đến khu vực chồng lấn với Việt Nam thì Công chỉ đạo cho ngư phủ sơn lại cabin và thay đổi số hiệu tàu để tránh sự phát hiện của cơ quan chức năng Việt Nam.

Nhóm bị cáo nghe TAND tỉnh Cà Mau tuyên phạt.

Nhóm bị cáo nghe TAND tỉnh Cà Mau tuyên phạt.

Ngày 8/7/2024, lực lượng cảnh sát biển phát hiện vi phạm và tạm giữ tàu cá CM-92365-TS khi tàu về vùng biển Việt Nam để bán hải sản. Sau đó, vụ việc được chuyển cho Cơ quan ANĐT Công an tỉnh Cà Mau. Đến tháng 8/2024, Tuấn, Công, Giang và Phu bị công an bắt giữ.

HĐXX nhận định, hành vi của các bị cáo là nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm trật tự nhà nước về xuất nhập cảnh và khai thác thủy sản bất hợp pháp trên vùng biển nước ngoài, nên cần có hình phạt thích đáng.

Tại phiên tòa, TAND tỉnh Cà Mau tuyên phạt Quách Thanh Tuấn (40 tuổi, ngụ thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời), Nguyễn Văn Công (49 tuổi, ngụ huyện Đông Hải, Bạc Liêu) Nguyễn Văn Phu (46 tuổi, ngụ huyện An Biên, Kiên Giang), Dương Hoàng Giang (55 tuổi, ngụ thị trấn Sông Đốc) lần lượt là 7, 6, 5 và 3 Năm tù về tội tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài trái phép.

Bé Sáu  
Những chân chạy

Những chân chạy "khuyết" kiến tạo đường đua ngoạn mục

Không may mắn có đôi chân lành lặn và khoẻ mạnh, không có đôi mắt sáng rõ nhưng những chân chạy “khuyết” trong CLB Chạy bộ Hoa Khuyết vẫn kiến tạo kỳ tích marathon ngoạn mục. Phá vỡ rào cản bản thân để chinh phục các cự ly khó nhằn tại Giải Marathon quốc tế “Vietcombank Mekong Delta Marathon lần thứ VI năm 2025”.

Sau sáp nhập, trường học có đổi tên?

Sau sáp nhập, trường học có đổi tên?

Trước đây, hầu hết các xã, phường, thị trấn đều có mạng lưới trường học từ mầm non đến THCS, tên gọi gắn liền địa danh địa phương. Từ ngày 1-7, khi mô hình chính quyền địa phương 2 cấp chính thức đi vào hoạt động, nhiều địa phương sáp nhập, vậy câu hỏi đặt ra là các trường học có phải đổi tên theo đơn vị hành chính xã, phường mới?

Cần Thơ đẩy mạnh phổ cập giáo dục và phân luồng học sinh đến năm 2030

Cần Thơ đẩy mạnh phổ cập giáo dục và phân luồng học sinh đến năm 2030

(NSMT) – Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 525/QĐ-TTg ngày 06/3/2025 của Thủ tướng Chính phủ nhằm thực hiện Chỉ thị số 29-CT/TW ngày 05/01/2024 của Bộ Chính trị về phổ cập giáo dục, giáo dục bắt buộc, xóa mù chữ cho người lớn và đẩy mạnh phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông đến năm 2030 trên địa bàn thành phố.

VĐV người Kenya vô địch cự ly 42km tại giải “Vietcombank Mekong Delta Marathon 2025”

VĐV người Kenya vô địch cự ly 42km tại giải “Vietcombank Mekong Delta Marathon 2025”

Sáng 6/7, Giải Marathon quốc tế “Vietcombank Mekong Delta Marathon lần thứ VI năm 2025” chính thức diễn ra tại quảng trường Hoà Bình, phường Vị Tân, thành phố Cần Thơ (TP. Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang cũ). Vận động viên người Kenya - Kiptoo Edwin Yebei đã vô địch cự ly 42km với thành tích ấn tượng 2 giờ 32 phút 45 giây.

Giải Marathon quốc tế Hậu Giang 2025 đã sẵn sàng

Giải Marathon quốc tế Hậu Giang 2025 đã sẵn sàng

(NSMT) - Giải Marathon quốc tế “Vietcombank Mekong Delta” Hậu Giang lần thứ VI năm 2025 sẽ được diễn ra từ ngày 5-6/7, tại đường Hòa Bình, phường 5, TP Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang.

Hội thao Ngành Du lịch Cần Thơ - Gắn kết đội ngũ, lan tỏa hình ảnh du lịch văn minh, thân thiện

Hội thao Ngành Du lịch Cần Thơ - Gắn kết đội ngũ, lan tỏa hình ảnh du lịch văn minh, thân thiện

(NSMT) - Ngày 4/7, Hiệp hội Du lịch TP. Cần Thơ phối hợp cùng Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP. Cần Thơ tổ chức Hội thao ngành Du lịch TP. Cần Thơ. Đây là hoạt động chào mừng kỷ niệm 65 năm ngày Du lịch Việt Nam (9/7/1960 - 9/7/2025).

Phân công nhiệm vụ của Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ

Phân công nhiệm vụ của Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ

(NSMT) - Ngày 4/7, ông Trần Văn Lâu - Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ đã ký ban hành Quyết định số 256/QĐ-UBND về việc phân công nhiệm vụ của Chủ tịch và các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố nhiệm kỳ 2021-2026.