Văn hóa

Cà Mau: Xu hướng tiêu dùng thời đại 4.0

Thứ bảy, 08/10/2022, 18:28 PM

(NSMT) - Công nghệ số phát triển kéo theo nhiều lĩnh vực, nhiều ngành chuyển đổi số, đặc biệt trong thời gian dịch bệnh bùng phát mạnh đã khiến người dân được tiếp cận gần hơn với các dịch vụ thương mại điện tử tạo tiền đề cho nền kinh tế số phát triển.

Thương mại điện tử là cụm từ không còn xa lạ gì với người dân Việt Nam, tuy đã có mặt từ lâu nhưng đến thời gian gần đây mới phát triển mạnh mẽ, có nhiều ứng dụng mua sắm mới được mở ra để người dân có thêm lựa chọn để phù hợp với quỹ chi tiêu cá nhân hoặc mong muốn cá nhân. Thời gian dịch bệnh Covid-19 bùng phát và kéo dài trong năm 2021 là quãng thời gian không tươi đẹp nhưng bù lại cho người dân cơ hội tiếp cận với lĩnh vực thương mại điện tử, bắt kịp công nghệ số. Người dân được xích lại gần hơn với các giao dịch điện tử thay vì tìm kiếm tận nơi để mua và sử dụng tiền mặt thanh toán. 

Thời buổi công nghệ 4.0 phát triển vô cùng nhanh và mạnh mẽ, có thể tính đến sự thay dổi trong từng giây, điều này buộc con người phải thay đổi tư duy, cách làm việc để phù hợp với nhu cầu xã hội cũng như thị trường. Hiện nay, tại Cần Thơ đã xuất hiện một vài khu chợ không còn trao đổi, buôn bán hàng hóa bằng tiền mặt mà chuyển sang thực hiện giao dịch qua các ứng dụng thanh toán Internet Banking tạo điều kiện thuận lợi cho tất cả người sử dụng.

Người dân trên địa bàn tỉnh Cà Mau đã tiếp cận với thương mại điện tử và quen với việc sử dụng thông qua app CaMau-G của Tổ công nghệ cộng đồng. (Ảnh minh họa)

Người dân trên địa bàn tỉnh Cà Mau đã tiếp cận với thương mại điện tử và quen với việc sử dụng thông qua app CaMau-G của Tổ công nghệ cộng đồng. (Ảnh minh họa)

Trên địa bàn tỉnh Cà Mau cũng vậy, người dân được tiếp cận nhiều hơn với công nghệ để thanh toán, chi trả cho các dịch vụ tiêu dùng của bản thân và gia đình. Đặc biệt, sự xuất hiện và vận hành chính thức của app chính quyền điện tử Cà Mau CaMau-G bởi Tổ công nghệ số cộng đồng đã mang đến cho bà con sự tương tác với chính quyền trong các vấn đề như phản ánh hiện trường, tình hình hoạt động dịch vụ,... một cách gần gũi, nhanh chóng hơn. Cùng với đó, app CaMau-G còn có thể giúp cho người dân Cà Mau được thanh toán trực tuyến các dịch vụ công như y tế, giáo dục,... khiến bà con rất phần khởi và yên tâm sử dụng.

Nhiều người dân cho biết họ có thói quen sử dụng các ứng dụng Internet Banking, Mobile Banking, quét mã QR Code,... để thanh toán các dịch vụ, việc sử dụng các ví điện tử giúp họ cảm thấy an tâm, an toàn, thuận tiện và cũng rất dễ dàng. Người dân đã quen với việc mua bán online từ những thứ có giá trị cao đến thấp, từ thực phẩm đến các mặt hàng điện máy, đồ dùng cá nhân đều có thể đặt trên các cửa hàng trực tuyến với sự lựa chọn đa dạng mà không cần mất nhiều công sức đi tìm, hơn nữa có thể thanh toán ngay khi đặt hàng hoặc khi đã nhận hàng đều được. Ngoài ra, người dân có thể sử dụng các mã giảm giá, voucher để mua được những món đồ yêu thích với mức "giá hời", điều này tạo ra sự kích cầu tiêu dùng.

Trong thời kỳ cách mạng chuyển đổi số như hiện nay, việc mua sắm qua internet dường như là lựa chọn vô cùng phù hợp và hoàn hảo, không chỉ giúp người dân tiết kiệm thời gian, công sức vận chuyển, thoải mái thời gian tìm hiểu về sản phẩm mà còn là biện pháp an toàn, nhanh gọn khi thanh toán. Xu hướng gia tăng người dân tiếp cận công nghệ trong các dịch vụ thương mại chính là tiền đề cho sự phát triển kinh tế số và có khả năng theo kịp nhu cầu xã hội.

Mộc An (T/H)  
Từ bị dẫn dắt thành... đu

Từ bị dẫn dắt thành... đu "trend": Trẻ em đang bị dụ dỗ

Hiện nay có không ít trào lưu tưởng vô hại nhưng dễ ảnh hưởng tiêu cực đến nhận thức, lối sống và văn hóa ứng xử của con trẻ.

Tiệm mì 1.000 đồng lan tỏa yêu thương ở Cà Mau

Tiệm mì 1.000 đồng lan tỏa yêu thương ở Cà Mau

Một tiệm mì gói giá 1.000 đồng vừa xuất hiện tại phường 5, TP Cà Mau, do anh Trương Minh Đương, người dân phường 6, cùng một số người bạn thành lập. Mọi thứ đã được chuẩn bị kỹ lưỡng, từ những gói mì, quả trứng, xúc xích, rau sống, ớt, chanh đến nước sôi, tất cả đều không tốn kém, nhưng lại chứa đựng một tâm huyết lớn lao. Khi câu chuyện về việc làm thiện nguyện lan tỏa, nhiều nhà hảo tâm đã mang mì, trứng và các vật phẩm khác đến để ủng hộ quán mì 1.000 đồng này.

Tỉnh thành nào ở Việt Nam kết hôn muộn nhất và ly hôn nhiều nhất?

Tỉnh thành nào ở Việt Nam kết hôn muộn nhất và ly hôn nhiều nhất?

Độ tuổi kết hôn trung bình tại Việt Nam là 27,3 tuổi, trong đó nam là 29,4 tuổi và nữ là 25,2 tuổi. Tỉnh có độ tuổi kết hôn muộn nhất chênh lệch gần 3 tuổi so với trung bình.

Gia đình bất hòa vì dừng… học thêm

Gia đình bất hòa vì dừng… học thêm

Từ ngày bọn trẻ không đi học thêm buổi tối, không phải đưa đón con, anh lại tụ tập bạn bè nhậu nhẹt đến tận khuya mới về. Chị ở nhà vừa làm mẹ, vừa làm cô giáo. Không khí gia đình không còn êm đềm như trước.

Vì sao người xưa lấy nhau khi chưa biết mặt nhưng lại ít ly hôn?

Vì sao người xưa lấy nhau khi chưa biết mặt nhưng lại ít ly hôn?

Đàn ông thời xưa muốn ly dị vợ vì bất hòa trong hôn nhân không hề dễ dàng bởi cuộc hôn nhân này không đơn giản chỉ là người chồng muốn ly hôn.

Giảm 37% nguy cơ tử vong nhờ... trông cháu

Giảm 37% nguy cơ tử vong nhờ... trông cháu

Dành thời gian cho trẻ nhỏ có thể giúp ông bà minh mẫn, vui vẻ và thậm chí khỏe mạnh hơn về lâu dài.

Cần Thơ: Phát huy thế mạnh du lịch vùng

Cần Thơ: Phát huy thế mạnh du lịch vùng

(NSMT) - Ban Chỉ đạo phát triển du lịch TP Cần Thơ vừa tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2025. Đến tham dự có ông Nguyễn Thực Hiện - Thành ủy viên, Phó Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ, Trưởng ban BCĐ phát triển DL TP. Cần Thơ.