Cách giảm nguy cơ nhiễm Covid-19 khi ở cùng nhà F0
Nếu ai đó trong gia đình bạn xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2, dưới đây là giải đáp cho một số lo lắng phổ biến nhất.
Bạn có thể tránh nhiễm Covid-19 từ người nhà không?
Câu trả lời phụ thuộc vào hoàn cảnh của từng gia đình. Việc bạn có kết quả dương tính hay không phụ thuộc vào tình trạng tiêm chủng, khả năng giãn cách xã hội, có đang dùng chung đồ, cách thức dọn dẹp không gian chung…
Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát Bệnh tật Mỹ (CDC) khuyến cáo, điều quan trọng là phải cách xa người bệnh. Sẽ có nguy cơ phơi nhiễm cho đến khi người đó có kết quả âm tính, vì vậy bạn cần phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa trong tình huống này.
Bạn có thể lây nhiễm trong bao lâu?
CDC thông tin, những người nhiễm Covid-19 từ mức độ nhẹ đến trung bình có khả năng lây nhiễm không quá 10 ngày sau khi khởi phát triệu chứng.
Người có biểu hiện nặng hơn có khả năng vẫn lây nhiễm không quá 20 ngày sau khi phát bệnh.
Hãy nhớ rằng những người đã khỏi vẫn có thể cho kết quả dương tính trong tối đa 3 tháng sau khi nhiễm. Tuy nhiên, những cá nhân này không còn lây nhiễm trong thời gian đó.
Cách giữ an toàn
Tùy theo tình trạng tiêm vắc xin: Nếu chưa tiêm chủng đầy đủ, bạn nên cách ly nếu ai đó trong gia đình bị Covid-19, để tránh tiếp xúc với virus. Dù vậy, ngay cả những người đã tiêm đủ vẫn có nguy cơ nhiễm bệnh, đặc biệt khi biến thể Omicron lan tràn.
Bất kể tình trạng tiêm chủng như thế nào, nếu một người cảm thấy bị ốm hoặc có kết quả dương tính với SARS-CoV-2 (ngay cả khi không có triệu chứng), họ vẫn nên tự cách ly bằng cách ở nhà, đeo khẩu trang, giữ khoảng cách với các thành viên trong gia đình.
Ở Mỹ, người bệnh phải tự cách ly trong 5 ngày. Nếu không có triệu chứng hoặc bị nhẹ (không sốt trong 24 giờ), có thể kết thúc cách ly nhưng cần đeo khẩu trang thêm 5 ngày khi tiếp xúc với người khác.
Xét nghiệm tại nhà:
Tiếp tục theo dõi các triệu chứng và thực hiện xét nghiệm lặp lại vài ngày một lần.
Đeo khẩu trang trong nhà: Theo CDC, nếu trong gia đình có người nhiễm Covid-19, các thành viên nên đeo khẩu trang vừa vặn. Khẩu trang N95 và KN95 cung cấp khả năng bảo vệ tốt nhất.
Làm sạch và khử trùng nhà thường xuyên: Nếu có thể, hãy dành một phòng ngủ và phòng tắm riêng cho người bị bệnh. Nếu không thể tách biệt, thành viên nhiễm Covid-19 nên làm sạch và khử trùng các bề mặt và vật dụng sau mỗi lần dùng.
Nếu người bệnh không đủ sức khỏe để tự vệ sinh, một thành viên khác trong nhà đeo khẩu trang, găng tay để làm sạch và khử trùng khi cần thiết. Đảm bảo phòng sinh hoạt chung được thông thoáng.
Giới hạn việc chăm sóc người bệnh cho một thành viên: Càng nhiều người tiếp xúc với cá nhân bị nhiễm Covid-19, khả năng lây lan trong hộ gia đình càng cao.
Theo An Yên
Các loại rau củ có thể giúp giảm chứng mất trí nhớ
Một chuyên gia dinh dưỡng đã tiết lộ lượng rau chính xác nên hấp thụ vào cơ thể để giúp tránh chứng mất trí nhớ, đặc biệt ở tuổi già.
Cách thay đổi chế độ ăn giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và ung thư
Theo một nghiên cứu, việc cắt giảm khoảng 1/3 lượng tiêu thụ thịt chế biến sẵn có thể giúp tránh được hơn 350.000 ca bệnh tiểu đường ở Mỹ trong vòng một thập kỷ.
Gặp 3 vấn đề sức khỏe do thói quen ăn hạt thay cơm
Thời gian gần đây, nhiều người chọn ăn các loại hạt với mong muốn giảm cân, bổ sung các chất dinh dưỡng. Thậm chí, không ít chị em phụ nữ còn ăn hạt thay cơm. Tuy nhiên, việc ăn quá nhiều các loại hạt có khả năng lợi bất cập hại.
5 loại thực phẩm tốt nhất nên ăn trước khi ngủ
Dưới đây là một số thực phẩm lành mạnh và bổ dưỡng nên ăn trước khi đi ngủ để có làn da sáng mịn và tinh thần sảng khoái cho ngày hôm sau.
Trẻ ăn kem có tốt không, nên cho ăn ở độ tuổi nào?
Kem là món ăn khoái khẩu của phần đông trẻ nhỏ trong mùa hè. Tuy nhiên, không phải trẻ ở độ tuổi nào cũng có thể ăn kem mỗi ngày.
Uống trà hay cà phê để tỉnh táo hơn?
Cà phê và trà là hai trong số những thức uống phổ biến nhất trên thế giới. Cả hai đều chứa caffein, chất chống oxy hóa và có thể giúp con người cảm thấy tràn đầy sinh lực.
5 chất không nên bổ sung nếu mắc hội chứng chuyển hóa
Chiết xuất trà xanh, mướp đắng hay crom... là những thực phẩm không có lợi cho người mắc hội chứng chuyển hóa.