Văn hóa

Cận cảnh Đền Hùng tại Cần Thơ trước ngày khánh thành

Thứ ba, 05/04/2022, 07:31 AM

(NSMT) - Sau hơn 2 năm thi công, đến nay Đền thờ Vua Hùng TP. Cần Thơ đang được khẩn trương chuẩn bị những công đoạn cuối cùng để kịp đưa vào khánh thành ngày 6/4.

Nhằm tạo điều kiện cho Nhân dân TP. Cần Thơ nói riêng và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long nói chung được thể hiện tấm lòng với Quốc Tổ, Đền thờ Vua Hùng TP. Cần Thơ đã được Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc thống nhất chủ trương xây dựng tại quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ. Đây là công trình do nguyên Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam Nguyễn Thị Kim Ngân vận động Công ty Cổ phần Đầu tư Văn Phú - Invest tài trợ xây dựng, trên diện tích 39.033,7 m2, bao gồm các hạng mục Cổng chính và cổng phụ có kiến trúc giống nhau, lấy ý tưởng thiết kế từ hoa văn nhà sàn kiểu mái hình thuyền trên trống đồng Đông Sơn, được ốp đá xanh Thanh Hóa, có ba cửa, một cửa chính lớn và hai cửa nhỏ hai bên. Phía trên, giữa cổng khắc dòng chữ: ĐỀN THỜ VUA HÙNG.

C0233.01_15_34_25.Still028_copy_1440x810
Đền thờ Vua Hùng TP. Cần Thơ lung linh khi về đêm.

Đền thờ Vua Hùng TP. Cần Thơ lung linh khi về đêm.

Nghi môn được tạo dựng bởi các cột bê tông ốp đá vững chắc đỡ các mái, cao 9m. Hình thức mái mang dáng dấp nhà truyền thống của người Việt cổ thể hiện trên họa tiết hoa văn trên trống đồng. Dưới mái nghi môn gắn phiến đá hình chữ nhật, có hoa văn bao quanh, ở giữa khắc dòng chữ: ĐỀN THỜ VUA HÙNG. Nghi môn quay ra đường Đặng Văn Dầy, theo hướng Đông Nam. Phía trước Nghi môn là 18 cột cờ, chia thành 2 hàng, treo cờ Tổ quốc và cờ hội mỗi khi có các nghi lễ quan trọng tại đây.

Cổng chính được đặt trên đường Đặng Văn Dầy, quận Bình Thủy.

Cổng chính được đặt trên đường Đặng Văn Dầy, quận Bình Thủy.

Nghi môn được tạo dựng bởi các cột bê tông ốp đá vững chắc đỡ các mái, cao 9m.

Nghi môn được tạo dựng bởi các cột bê tông ốp đá vững chắc đỡ các mái, cao 9m.

Đền chính được bao bọc bởi hồ nước tròn trên nền đế vuông, tượng trưng cho triết lý “trời tròn đất vuông”, đồng thời kết hợp văn hóa sông nước miền Tây. Bên trong hồ nước có 54 trụ đá, tượng trưng cho cộng đồng 54 dân tộc trên đất nước Việt Nam. Được thiết kế theo hình trống đồng cách điệu, Đền chính có 18 cánh cung bao quanh tượng trưng cho 18 đời Vua Hùng, mỗi cách cung trang trí các họa tiết hoa văn thường thấy trên trống đồng Đông Sơn.

C0233.01_09_59_16.Still019_copy_1440x810
Đền chính được bao bọc bởi hồ nước tròn trên nền đế vuông, tượng trưng cho triết lý “trời tròn đất vuông”, đồng thời kết hợp văn hóa sông nước miền Tây.

Đền chính được bao bọc bởi hồ nước tròn trên nền đế vuông, tượng trưng cho triết lý “trời tròn đất vuông”, đồng thời kết hợp văn hóa sông nước miền Tây.

Tầng lầu là không gian thờ, được bài trí theo phong cách truyền thống của dân tộc Việt.

Tầng lầu là không gian thờ, được bài trí theo phong cách truyền thống của dân tộc Việt.

Đền chính gồm 2 tầng, tầng trệt là không gian trưng bày các hình ảnh và hiện vật thể hiện những nét cơ bản về Văn hóa Đông Sơn, thời đại Hùng Vương và Đồng bằng sông Cửu Long hướng về Đất Tổ. Tầng lầu là không gian thờ, được bài trí theo phong cách truyền thống của dân tộc Việt.

Trung tâm của không gian thờ tự tại Đền chính là ngai thờ Quốc Tổ Hùng Vương, hai bên bài trí ngai thờ Tổ phụ Lạc Long Quân và Tổ mẫu Âu Cơ, kế đến là hai bàn thờ Lạc hầu và Lạc tướng. Gian thờ còn bài trí các linh khí được lãnh đạo TP. Cần Thơ cung thỉnh từ Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đền Hùng tỉnh Phú Thọ gồm: 18 kilograms đất, 18 lít nước, chân nhang tổ tiên cùng các đồ lễ do Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ cung tiến như: phiên bản trống đồng Đền Hùng, bộ chấp kích, bộ bát bửu, chuông, trống.

Tại gian thờ còn trưng bày hai bức phù điêu đặt đối xứng hai bên.

Tại gian thờ còn trưng bày hai bức phù điêu đặt đối xứng hai bên.

IMG_8685_copy_4680x3120
Các linh khí được lãnh đạo TP. Cần Thơ cung thỉnh từ Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đền Hùng tỉnh Phú Thọ gồm: 18 kilograms đất, 18 lít nước.

Các linh khí được lãnh đạo TP. Cần Thơ cung thỉnh từ Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đền Hùng tỉnh Phú Thọ gồm: 18 kilograms đất, 18 lít nước.

Tại gian thờ còn trưng bày hai bức phù điêu đặt đối xứng hai bên. Bức phù điêu bên phải tái hiện truyền thuyết “Con Rồng Cháu Tiên”. Bức phù điêu bên trái tái hiện các sự tích dưới thời đại các Vua Hùng như sự tích Mai An Tiêm, sự tích Bánh Chưng bánh Giầy. Qua đó thể hiện những phong tục, tập quán, tín ngưỡng, văn hóa của người Việt cổ luôn lấy gia đình làm nền tảng trong sinh hoạt, cuộc sống cộng đồng.

Bên trong hồ nước có 54 trụ đá, tượng trưng cho cộng đồng 54 dân tộc trên đất nước Việt Nam.

Bên trong hồ nước có 54 trụ đá, tượng trưng cho cộng đồng 54 dân tộc trên đất nước Việt Nam.

Phiên bản trống đồng Đền Hùng được đặt tại Đền chính.

Phiên bản trống đồng Đền Hùng được đặt tại Đền chính.

Tổng thể công trình được thiết kế cách điệu theo hình dáng bản đồ Việt Nam, bên trong có 02 hồ điều hòa (hồ nước) khẳng định hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam. Công trình lấy Đền chính làm biểu tượng trung tâm nơi xuất phát cội nguồn dân tộc với hình trống đồng cách điệu. Đền thờ Vua Hùng, dự kiến khánh thành vào ngày 06 tháng 4 năm 2022, nhằm mùng 06 tháng 3 năm Nhâm Dần.

IMG_8580_copy_4680x3120
IMG_0724_copy_4104x2736
IMG_8580_copy_4680x3120

Việc đầu tư, xây dựng Đền thờ Vua Hùng tại thành phố Cần Thơ nhằm giáo dục các thế hệ người Việt Nam, thể hiện truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc ta, đặc biệt là thế hệ trẻ hướng về cội nguồn, tri ân các Vua Hùng, các bậc tiền nhân đã có công dựng nước, chống giặc ngoại xâm, xây dựng và phát triển đất nước. Xây dựng Đền thờ Vua Hùng là việc làm hết sức quan trọng và có ý nghĩa nhằm phục vụ nhu cầu tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, là tâm nguyện của đông đảo Nhân dân TP. Cần Thơ nói riêng, Nhân dân các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long nói chung có nơi thăm viếng, dâng hương. Song song đó, công trình Đền thờ Vua Hùng sẽ là điểm nhấn kết nối với các di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, khu điểm du lịch vùng Đồng bằng sông Cửu Long và  phục vụ du khách tham quan, tưởng niệm, góp phần thúc đẩy ngành du lịch TP. Cần Thơ ngày càng phát triển, từng bước xứng tầm là trung tâm kinh tế - xã hội của vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Nhằm chuẩn bị cho Đền thờ Vua Hùng đi vào hoạt động, TP.  Cần Thơ đã tổ chức một số hoạt động trọng tâm như: Lễ rước linh khí (Đất, Nước, Chân nhang) từ Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ về Đền thờ Vua Hùng thành phố Cần Thơ; Lễ an vị bát hương, bài vị tại Đền thờ Vua Hùng; Lễ dâng hương; trồng cây lưu niệm ...

Trung Phạm  
Đàn ông cũng cần được khóc

Đàn ông cũng cần được khóc

Nhiều nam giới trao đổi rằng họ không được ai dạy về cách thế hiện tình cảm yêu thương thế nào và giải tỏa cảm xúc nóng giận một cách hiệu quả ra sao.

Chia tay ngày Valentine

Chia tay ngày Valentine

Chia tay đã khó khăn, chia tay với ai đó ngay trước thềm Valentine càng khiến nhiều người cảm thấy nhẫn tâm và tội lỗi.

Vì sao có tới 3 ngày Valentine?

Vì sao có tới 3 ngày Valentine?

Bên cạnh ngày Lễ tình nhân mà phần lớn mọi người đều biết vào ngày 14/2 hay còn được gọi là Valentine đỏ, thế giới còn có nhiều ngày “Lễ tình yêu” vô cùng thú vị là Valentine Trắng và Valentine Đen.

Valentine 14/2 ai là người tặng quà?

Valentine 14/2 ai là người tặng quà?

Valentine 14/2 nam hay nữ là người tặng quà khi đây là dịp lễ đặc biệt để bày tỏ tình yêu của mình đến với nửa kia và các cặp đôi thường tặng quà cho nhau?

4 điều kiêng, 5 điều không nên cầu khi đi lễ chùa Rằm tháng Giêng

4 điều kiêng, 5 điều không nên cầu khi đi lễ chùa Rằm tháng Giêng

Đi chùa đầu năm, đặc biệt là lễ chùa ngày rằm tháng Giêng là một nét đẹp trong đời sống tâm linh của người Việt, nhưng đi lễ thế nào cho đúng thì không phải ai cũng biết.

Đầu năm đi lễ chùa cầu gì?

Đầu năm đi lễ chùa cầu gì?

Mỗi người đi lễ chùa với những mục đích khác nhau, người thì cầu tài, cầu lộc, cầu duyên; người thì cầu bình an, sức khỏe cho bản thân và gia đình.

Các nước châu Á ăn rằm tháng Giêng như thế nào?

Các nước châu Á ăn rằm tháng Giêng như thế nào?

Không chỉ ở Việt Nam, ngày Rằm tháng Giêng hay còn gọi là Tết Nguyên tiêu được coi là một ngày lễ lớn trong năm của một số nước châu Á như: Trung Quốc, Đài Loan, Thái Lan,...