Nhịp sống

Cần Thơ: Chủ hàng quán kêu than vắng khách vì người dân còn "e dè" dịch bệnh

Thứ ba, 02/11/2021, 15:02 PM

Dù đã thích ứng linh hoạt với dịch, nhiều hàng quán, dịch vụ tại Cần Thơ được hoạt động trở lại; tuy nhiên lượng khách vẫn khá vắng vì người dân còn lo lắng trước nguy cơ của các ca mắc cộng đồng.

Trước đó ngày 19/10, UBND TP Cần Thơ đã ban hành công văn quy định tạm thời việc thực hiện Nghị quyết 128 của Chính phủ về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19. Theo đó, TP Cần Thơ xác định dịch bệnh covid-19 cấp độ 1, nguy cơ thấp (bình thường mới) với nhiều quy định mới thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Dù được nới lỏng hoạt động và luôn tuân thủ quy định, nhưng lượng khách tại các hàng quán vẫn sụt giảm mạnh.

Dù được nới lỏng hoạt động và luôn tuân thủ quy định, nhưng lượng khách tại các hàng quán vẫn sụt giảm mạnh.

Tuy nhiên, đến ngày 1/11, TP Cần Thơ đã phải cập nhật cấp độ 2 sau khi phát hiện gần 500 ca nhiễm COVID 19 mới trong vòng 7 ngày từ các nhà máy, xí nghiệp và trong cả cộng đồng dân cư.

Cụ thể, toàn thành phố có 1 quận cấp độ 1 và 8 quận, huyện cấp độ 2. Trong đó, có 29 phường, xã, thị trấn cấp 1; 43 phường, xã, thị trấn cấp 2; 10 phường, xã, thị trấn cấp 3 và 1 cấp 4.

Theo đó, đối với vùng cấp độ 1, 2, trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện ích, hộ kinh doanh thực phẩm, ăn, uống; cơ sở, địa điểm nghỉ dưỡng, khách sạn, nhà nghỉ, điểm tham quan du lịch được phép hoạt động. Cơ sở, hộ kinh doanh thực phẩm, ăn, uống chỉ được phép bán hàng mang đi hoặc bán hàng tại chỗ không quá 50% công suất tại cùng một thời điểm, bảo đảm khoảng cách mỗi bàn tối thiểu 2m, không phục vụ tại chỗ như: rượu, bia và các loại thức uống có cồn khác. 

Đối với cấp độ 3, hạn chế tổ chức hoạt động tập trung và không tập trung quá 10 người tại nơi công cộng, ngoài phạm vi công sở. Đối với khu vực cấp độ 4, không tổ chức hoạt động tập trung trong nhà, ngoài trời. Không tập trung quá 2 người tại nơi công cộng, ngoài phạm vi công sở. Yêu cầu người dân chỉ ra khỏi nơi ở khi thật sự cần thiết. Cơ sở, hộ kinh doanh thực phẩm, ăn, uống chỉ được phép bán hàng mang đi hoặc bán hàng tại chỗ không quá 30% công suất.

Đã có nhiều quán háo hức mở cửa tái kinh doanh, nhưng khách hàng đã giảm khoảng 40% so với ngày trước. Đây cũng điều dễ hiểu, bởi trước nguy cơ các ca mắc phát sinh ngoài cộng đồng, nhiều người dân vẫn còn tâm lý e dè đến những nơi đông người.

Các cửa hàng dịch vụ ăn uống đang hoạt động cầm chừng để giảm gánh nặng về các chi phí hoạt động.

Các cửa hàng dịch vụ ăn uống đang hoạt động cầm chừng để giảm gánh nặng về các chi phí hoạt động.

Ông Lê Hoàng Mỹ, Chủ quán ẩm thực Cỏ, tại phường Phú Thứ, quận Cái Răng cho biết: "Mấy tháng dịch qua rồi bây giờ quán cũng hoạt động lại theo quy định của UBND TP, mình tuân thủ biện pháp 5k nhưng lượng khách còn hạn chế, giảm đến 40% so với trước đây. Đây cũng là điều dễ hiểu, vì khách hàng còn lo ngại nguy cơ các ca nhiễm trong cộng đồng. Mình vẫn kinh doanh tiếp để duy trì công ăn việc làm cho nhân viên, mong anh em có cuộc sống ổn hơn sau thời gian chống chọi với dịch.

"Quán cũng hạn chế việc tuyển nhân viên mới, chỉ giữ anh em cũ, gắn bó với quán không về quê. Khi khách hàng đến quán thì mình đo thân nhiệt, xịt khử khuẩn bằng cồn và để hộp khẩu trang khi khách cần thì lấy. Nhân viên vẫn thường xuyên đo thân nhiệt lẫn nhau, đeo khẩu trang và tấm chắn giọt bắn", ông Mỹ chia sẻ.

Cùng chung tâm trạng về lượng khách giảm mạnh, ông chủ quán cà phê Quyến Luyến (Nguyễn Văn Cừ, phường An Khánh, quận Ninh Kiều) than thở: Tiền thuê mặt bằng, tiền điện nước, tiền thuế, tiền giữ chân nhân viên… đều phải chi đủ nhưng muốn mở cửa bán lại thì sợ dịch COVID 19 lây lan. Trung bình trước khi có dịch, quán cà phê Quyến Luyến phục vụ hằng trăm khách mỗi ngày. Nhưng hiện nay việc buôn bán cũng cầm chừng. Mặt dù đội ngũ nhân viên đã tiêm ít nhất một mũi vắc xin, nhưng tình trạng khách hàng vẫn lưa thưa.

"Hiện quán, quán cố gắng duy trì để tạo công ăn việc làm cho anh em nhân viên, họ gắn bó với mình từ trước khi dịch Covid-19 bùng phát chứ khách vào quán ít  lắm, khách người ta đâu dám ngồi gần đâu. Không mở lại bán thì không được mà mở bán thì ế. Dù nhân viên vẫn phải đeo khẩu trang, đeo tấm chắn giọt bắn, rửa tay sát khuẩn, đúng quy trình quy định của địa phương nhưng nếu có ca F0 nào vào quán uống cà phê thì quán vẫn bị giăng dây, ngưng hoạt động thôi", chủ quán cà phê buồn rầu nói.

Riêng đối với nhu cầu khách hàng, sau thời gian dài chống dịch, tâm lí cũng có phần nôn nóng để trở lại các nơi giải trí, ẩm thực. Tuy nhiên nhiều người vẫn lo ngại F0 tái lây nhiễm ngoài cộng đồng nên hạn chế đến chỗ đông người. 

Anh Huỳnh Hoài Anh (ngụ quận Ninh Kiều) than thở: Bao nhiêu hàng quán hộ kinh doanh họ khát khao được bán sau 3 - 4 tháng phải đóng cửa vì dịch bệnh, rồi tiền thuê mặt bằng, tiền điện, nước phải lo cho gia đình và bao gánh nặng chồng chất… Mặt dù họ biết mở ra bán thì nguy hiểm cho mình và cho người thân nhưng mà không bán thì sẽ rơi vào bế tắc. Còn khách hàng “như tôi và bà con trong xóm” thì 3 - 4 tháng nay ở trong nhà, mua về nhà ăn riết rồi chẳng thấy ngon lành gì, chán lắm muốn được đi ra ngoài ngồi cà phê,  ăn sáng như lúc bình thường, vậy mới có cảm giác của cuộc sống. Tuy nhiên, khó có thể làm được vì dịch bệnh Covid-19 còn khá phức tạp mà đó cũng là nỗi niềm trăn trở không những của người dân chúng tôi hay hộ kinh doanh mà là cả hệ thống chính quyền địa phương trong mùa dịch bệnh.

Ghi nhận trong ngày 1/11, TP Cần Thơ ghi nhận 434 ca mắc mới COVID 19, cao nhất kể từ khi TP thiết lập trạng thái bình thường mới. F0 phát hiện nhiều ở khu phong tỏa thuộc các khu công nghiệp. Các xã, phường thuộc 9 quận, huyện đã hướng dẫn người dân thực hiện các biện pháp phòng dịch, phương án sản xuất, kinh doanh theo cấp độ dịch cấp 2 toàn TP, trong đó 1 quận ở Cái Răng cấp độ 1, còn lại 8 quận huyện thuộc cấp độ 2. Cho nên chủ động phòng chống dịch của mỗi hộ, mỗi quán vẫn là yếu tố quan trọng để thu hút khách hàng.

Tình hình dịch Covid - 19 tại TP Cần Thơ có dấu hiệu gia tăng trở lại, đặc biệt bắt đầu từ đầu tháng 10 đến nay, cũng trùng với thời điểm bắt đầu hết giãn cách. Các nguồn lây được xác định từ lượng người ngoài TP đổ về các bệnh viện khám chữa bệnh và các trường hợp từ vùng dịch về địa phương. Đáng lo ngại hiện nay, dịch đang gia tăng trong các nhà máy có đông công nhân ở các khu công nghiệp Trà Nóc 2 (quận Ô Môn) và Thốt Nốt (quận Thốt Nốt) TP Cần Thơ.

Chính vì tình hình dịch bệnh trở nên khá căng thẳng nên việc mua bán của các hộ kinh doanh cũng chưa đi vào nếp mặc dù đã ở trong trạng thái bình thường mới. Người dân phải đồng lòng cùng Chính quyền nêu cao tinh thần mỗi xã, phường, thị trấn là một “pháo đài”, mỗi người dân là một “chiến sĩ”, có như thế dịch Covid -19 mới nhanh chóng được đẩy lùi, nhịp sống bình thường mới sẽ được duy trì thời gian tới. 

Quang Lợi  
Cà Mau xin bắn pháo hoa tầm cao dịp hợp nhất với Bạc Liêu

Cà Mau xin bắn pháo hoa tầm cao dịp hợp nhất với Bạc Liêu

Ngày 12/6, thông tin từ UBND tỉnh Cà Mau, tỉnh này có văn bản xin ý kiến Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch xem xét, thống nhất cho tỉnh tổ chức bắn pháo hoa tầm cao vào đêm biểu diễn nghệ thuật chào mừng hợp nhất với tỉnh Bạc Liêu

Trường Đại học Nam Cần Thơ nhận bằng khen của Bộ Công an vì đã có thành tích trong phong trào BVANTQ

Trường Đại học Nam Cần Thơ nhận bằng khen của Bộ Công an vì đã có thành tích trong phong trào BVANTQ

(NSMT) - Trường Đại học Nam Cần Thơ vừa phối hợp Phòng An ninh chính trị nội bộ, Công an TP. Cần Thơ tổ chức Hội nghị sơ kết 01 năm thực hiện mô hình “Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trên không gian mạng trong sinh viên Trường Đại học Nam Cần Thơ”. Công an TP Cần Thơ đã trao tặng Bằng khen của Bộ Công an cho Trường Đại học Nam Cần Thơ vì đã có thành tích trong phong trào Bảo vệ An ninh Tổ quốc.

Cà Mau: Hơn 4.000 mô hình “Dân vận khéo” trong 5 năm vận dụng

Cà Mau: Hơn 4.000 mô hình “Dân vận khéo” trong 5 năm vận dụng

(NSMT) - Sáng 12/06, UBND tỉnh Cà Mau phối hợp Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị tổng kết Phong trào thi đua “Dân vận khéo” trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2020 - 2025 và phương hướng, nhiệm vụ trong thời gian tới.

Hậu Giang: Tổ chức kỷ niệm Ngày Quốc tế Gia đình và Ngày Gia đình Việt Nam

Hậu Giang: Tổ chức kỷ niệm Ngày Quốc tế Gia đình và Ngày Gia đình Việt Nam

(NSMT) - Ngày 12/6, Ban Chỉ đạo công tác gia đình tỉnh Hậu Giang tổ chức Hội nghị kỷ niệm Ngày Quốc tế gia đình (15/5/1993 - 15/5/2025), Ngày Gia đình Việt Nam (28/6/2001 - 28/6/2025) và Tháng hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình.

Việt Nam chính thức còn 34 tỉnh, thành từ 12/6

Việt Nam chính thức còn 34 tỉnh, thành từ 12/6

Sáng 12/6, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025. Với 461/465 Đại biểu Quốc hội có mặt tham gia biểu quyết tán thành, đạt 99,1%. Nghị quyết có hiệu lực kể từ ngày hôm nay, 12/6, cả nước chính thức có 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh, gồm 28 tỉnh và 6 thành phố.

92 chiến sĩ nhí xuất quân lớp Học kỳ trong quân đội

92 chiến sĩ nhí xuất quân lớp Học kỳ trong quân đội

Sáng ngày 09/6, tại Trung đoàn Bộ binh 897 (đóng tại ấp Giồng Có, xã Tham Đôn, huyện Mỹ Xuyên), Tỉnh đoàn Sóc Trăng phối hợp Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Sóc Trăng, Sở Giáo dục và Đào tạo Sóc Trăng tổ chức lễ xuất quân lớp Học kỳ trong quân đội lần thứ XI năm 2025 cho 92 chiến sĩ nhí. Lớp học được tổ chức từ ngày 09-18/6.

Giải Marathon quốc tế Hậu Giang 2025 cơ hội vàng để giới thiệu, quảng bá địa phương

Giải Marathon quốc tế Hậu Giang 2025 cơ hội vàng để giới thiệu, quảng bá địa phương

(NSMT) - Giải Marathon quốc tế “Mekong Delta Marathon” Hậu Giang lần thứ VI năm 2025 sẽ được diễn ra từ ngày 5-6/7, tại đường Hòa Bình, phường 5, TP Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang. Dự kiến có trên 10.000 vận động viên trong nước và quốc tế đăng ký tham gia với 6 cự ly 1,2km, 2,4km, 5km, 10km, 21km và 42km.