Phòng mạch

Cần Thơ: Gắp dị vật mắc kẹt 26 năm trong phế quản bệnh nhân

Thứ tư, 08/12/2021, 10:56 AM

(NSMT) - Ngày 08/12, BS CKII Phạm Thanh Phong, Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ cho biết, trong các ngày 2/12 và ngày 6/12, các bác sỹ khoa Nội hô hấp bệnh viện đã nội soi phế quản gắp thành công dị vật rơi vào phế quản cho 3 bệnh nhân.

Cụ thể, một trường hợp hạt sabochê (hồng xiêm) nằm trong phổi bệnh nhân suốt 26 năm, ngày 2/12, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ tiếp nhận bệnh nhân nam P.T.T, (69 tuổi) có tình trạng mệt nhiều, ho đàm đục, khó thở tăng dần, sốt nhẹ, đau ngực phải nhiều, phổi phải giảm thông khí.

Hạt hồng xiêm lấy ra sau nội soi phế quản.

Hạt hồng xiêm lấy ra sau nội soi phế quản.

Các bác sĩ hội chẩn quyết định thực hiện nội soi phế quản ống mềm có gây tê để lấy dị vật. Quá trình lấy dị vật này rất khó khăn do dị vật nằm đã lâu trong lòng phế quản gây viêm phổi nghẽn, tăng sinh mô hạt nhiều nên phải giải phóng mô hạt.

Sau 90 phút nội soi các bác sĩ đã gắp thành công dị vật hạt hồng xiêm nằm trọn hết thùy dưới phổi (P), niêm mạc phù nề, bơm rửa sạch phế quản thùy dưới phổi (P). 

Tình trạng hiện tại (7/12) bệnh nhân tỉnh, không sốt, phổi thông khí tốt, giảm ho, các dấu hiệu lâm sàng cải thiện rõ.

Bệnh nhân đã ổn định sau can thiệp.

Bệnh nhân đã ổn định sau can thiệp.

Trường hợp tiếp thep, bệnh nhân nữ H. T. T. (62 tuổi, địa chỉ ở Đông Hải – Bạc Liêu) được tuyến trước chuyển đến Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ vào ngày 25/11 với tình trạng ho đàm nhiều, khàn tiếng kéo dài, viêm thanh quản cấp, liệt dây thanh (P). 

Bệnh nhân được chẩn đoán liệt dây thanh âm và thanh quản, viêm phổi (P), kết quả chụp cắt lớp vi tính lồng ngực có cản quang ghi nhận tình trạng viêm phổi (P) hình ảnh cản quang nghi ngờ dị vật vị trí lòng phế quản thùy dưới phổi (P).

Các bác sĩ Khoa Nội Hô hấp thực hiện nội soi phế quản ống mềm có gây tê để lấy dị vật được thực hiện vào ngày 6/12.

Sau 60 phút nội soi, các bác sĩ đã dùng kềm lấy được dị vật là 1 chiếc xương cá khoảng 3cm nằm gần hết lòng các phế quản thùy dưới phổi (P), gây viêm cấp phù nề niêm mạc thùy dưới phổi (P). Tình trạng hiện tại (ngày 7/12), bệnh nhân tỉnh, giảm ho, phổi thông khí tốt.

Một trường hợp khác cũng được các bác sĩ Khoa Nội Hô hấp nội soi phế quản lấy dị vật là hạt bắp bị sặc rơi vào phế quản. Bệnh nhân đã được chữa trị, ổn định và xuất viện trong vòng một tuần.

Theo bác sỹ Cao Thị Mỹ Thúy, Trưởng Khoa Nội hô hấp, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ, dị vật khí phế quản là các vật lạ rơi vào và mắc lại ở trong khí phế quản, bệnh nhân không để ý, không được chẩn đoán thành dị vật bỏ quên.

Để phòng ngừa dị vật lọt vào đường thở, bác sỹ Cao Thị Mỹ Thúy khuyến cáo, người dân không nên ăn vội vàng, vừa ăn vừa nói hay cười đùa, nhất là người già và trẻ nhỏ cần nhai kỹ, nuốt chậm.

Hồng Thắm  
Lời khuyên

Lời khuyên "vàng" cho người cao huyết áp

Cao huyết áp là một bệnh lý tim mạch mãn tính, vì vậy người bệnh cần hiểu biết các thông tin để tăng hiệu quả điều trị, hạn chế tối đa các biến chứng có thể xảy ra.

Ca ghép thận thành công đầu tiên tại Đồng bằng sông Cửu Long

Ca ghép thận thành công đầu tiên tại Đồng bằng sông Cửu Long

(NSMT) - Sau 02 tuần tiến hành phẫu thuật lấy thận, người hiến thận cho bệnh nhân hiện đã bình phục và trở lại cuộc sống bình thường. Còn phía bệnh nhân nhận thận, sức khỏe cũng đã ổn định, các chỉ số cận lâm sàng tiến triển thuận lợi, các chức năng thận của bệnh nhân đã phục hồi gần như bình thường.

3 quy tắc

3 quy tắc "vàng" giúp tập thể dục thể thao đạt hiệu quả

Chìa khóa để giảm cân lành mạnh là tập thể dục chăm chỉ và đều đặn. Biết những gì tốt nhất cho cơ thể và thực hiện kết hợp các bài tập một cách nghiêm túc.

Cơ thể con người chịu đựng được mức nhiệt bao nhiêu?

Cơ thể con người chịu đựng được mức nhiệt bao nhiêu?

Tình trạng nắng nóng kéo dài có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng và có thể dẫn tới tử vong, trong khi đó, giới hạn chịu nhiệt của con người không cao.

Phụ nữ sau tuổi 30 kiểm tra ngay 4 điều này để phòng ngừa bệnh tật

Phụ nữ sau tuổi 30 kiểm tra ngay 4 điều này để phòng ngừa bệnh tật

Phụ nữ sau 30 tuổi bắt đầu có những thay đổi về cả thể chất khi nồng độ hormone suy giảm, quá trình mất xương dần bắt đầu, nguy cơ ung thư vú cũng tăng lên. Chính vì vậy, bên cạnh chế độ ăn uống và lối sống khoa học, phụ nữ ở độ tuổi này nên chú ý thực hiện các xét nghiệm định kỳ để đề phòng nguy cơ bệnh tật.

Cho trẻ học bơi ở độ tuổi nào?

Cho trẻ học bơi ở độ tuổi nào?

Thời điểm vào hè, không ít phụ huynh lên kế hoạch cho con cái đi học bơi. Tuy nhiên, trẻ từ mấy tuổi nên bắt đầu học bơi là thắc mắc của không ít cha mẹ.

Có nên tắm nhiều lần để giải nhiệt khi trời nắng nóng?

Có nên tắm nhiều lần để giải nhiệt khi trời nắng nóng?

Thời tiết nắng nóng, cơ thể dễ ra mồ hôi khiến nhiều người có thói quen tắm liên tục để giải nhiệt. Thói quen này liệu có tốt?