Phòng mạch

Vì sao không còn cách ly tập trung các ca mắc Covid-19?

Thứ sáu, 23/05/2025, 11:13 AM

Mặc dù số ca mắc Covid-19 ghi nhận rải rác tại nhiều tỉnh, thành trên cả nước đang có xu hướng tăng nhưng vì sao không phải thực hiện cách ly tập trung?

Theo thống kê mới nhất từ Bộ Y tế, từ đầu năm 2025 đến nay, cả nước ghi nhận 148 ca mắc COVID-19 tại 27 tỉnh, thành phố. Các trường hợp chủ yếu xuất hiện rải rác, không có ổ dịch tập trung hay ca tử vong, trong đó trung bình mỗi tuần có khoảng 20 ca mắc mới.

Trước tình hình này, Bộ Y tế đã chỉ đạo các bệnh viện và cơ sở y tế khẩn trương rà soát kế hoạch thu dung, điều trị và chủ động các biện pháp kiểm soát dịch, đặc biệt trong nhóm nguy cơ cao như người cao tuổi, phụ nữ mang thai, người có bệnh nền…

PGS.TS Trần Đắc Phu – nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng ( nay là Cục Phòng bệnh, Bộ Y tế) cho biết, từ tháng 10/2023, COVID-19 đã được Bộ Y tế điều chỉnh phân loại từ bệnh truyền nhiễm nhóm A (đặc biệt nguy hiểm) sang nhóm B (nguy hiểm nhưng không còn mức báo động cao). Điều này đồng nghĩa với việc các biện pháp kiểm soát sẽ linh hoạt hơn, tương tự như với bệnh cúm mùa.

“Biến thể đang lưu hành chủ yếu vẫn là chủng nhẹ thuộc Omicron. Hầu hết các ca mắc đều có triệu chứng nhẹ, tự hồi phục, không cần nhập viện. Tuy nhiên, người thuộc nhóm nguy cơ vẫn cần được theo dõi và điều trị sớm để tránh chuyển nặng,” PGS.TS Trần Đắc Phu nhấn mạnh.

Ông cũng khuyến cáo người dân không nên chủ quan, đặc biệt khi có triệu chứng nghi ngờ nên đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên và hạn chế tiếp xúc gần.

Bác sĩ đang thăm khám người bệnh điều trị Covid-19 tại Bệnh viện Thanh Nhàn, Hà Nội ngày 21/5. Ảnh: BVCC

Bác sĩ đang thăm khám người bệnh điều trị Covid-19 tại Bệnh viện Thanh Nhàn, Hà Nội ngày 21/5. Ảnh: BVCC

Đồng quan điểm, TS.BS Trương Hữu Khanh – Phó Chủ tịch Liên Chi hội Truyền nhiễm TP.HCM cho hay, tình hình gia tăng số ca mắc trong thời gian gần đây không phải điều bất thường và không đáng lo ngại.

“Hiện nay, phần lớn người dân đã có miễn dịch cộng đồng, thông qua tiêm vắc-xin hoặc từng nhiễm bệnh. Điều đó giúp giảm nguy cơ chuyển nặng rõ rệt. Về cơ bản, COVID-19 hiện không khác nhiều so với cảm cúm thông thường,” bác sĩ Khanh cho hay.

Ông cũng dẫn chứng, tại Thái Lan – nơi có số ca mắc gia tăng gần đây, chính phủ không áp dụng bất kỳ biện pháp cách ly hay phong tỏa nào, bởi virus đang lưu hành tại đây vẫn là biến thể lành tính, không phải biến thể có độc lực cao.

Về vấn đề có áp dụng cách ly như trước đây hay không, bác sĩ Khanh cho hay, COVID-19 đã được xếp vào bệnh truyền nhiễm nhóm B, tương tự như cúm.

“Ngành y tế đã chủ động theo dõi và ứng phó, người dân cũng đã có miễn dịch cộng đồng. Không ai phong tỏa hay cách ly như trước. Người dân cần tỉnh táo, không hoang mang trước những tin đồn hoặc suy diễn trên mạng xã hội”, bác sĩ Khanh nói.

Điểm chung của dịch COVID-19 tại các quốc gia từ đầu 2025Từ đầu năm 2025 đến nay, nhiều quốc gia Đông Nam Á ghi nhận sự gia tăng trở lại của các ca mắc COVID-19, tuy không tạo thành làn sóng dịch lớn như trước.

Các ca bệnh chủ yếu liên quan đến biến thể phụ của Omicron như JN.1, XBB.1.5, NB.1.8, vốn có khả năng lây lan nhanh nhưng ít gây triệu chứng nghiêm trọng. Các trường hợp được phát hiện chủ yếu qua sàng lọc ngẫu nhiên và có triệu chứng nhẹ.

Số ca mắc Covid-19 đang có xu hướng gia tăng tại một số quốc gia (Ảnh minh hoạ)

Số ca mắc Covid-19 đang có xu hướng gia tăng tại một số quốc gia (Ảnh minh hoạ)

Tại Thái Lan, hơn 41.000 ca được ghi nhận chỉ tính đến đầu tháng 5, chủ yếu do biến thể JN.1 và các dòng phụ như LF.7, NB.1.8 gây ra. Singapore cũng báo cáo hơn 14.000 ca mắc trong một tuần đầu tháng 5, tăng gần 30% so với tuần trước đó.

Tuy nhiên, điều đáng chú ý là các ca bệnh hiện nay đều có triệu chứng nhẹ, chủ yếu gồm sốt, ho, mệt mỏi. Rất hiếm trường hợp cần nhập viện, không có báo cáo tử vong trong giai đoạn gần đây tại Thái Lan, Singapore hay Malaysia. Hệ thống y tế các nước vẫn hoạt động ổn định, không bị quá tải như trong các đợt dịch trước.

Sự tái xuất hiện của dịch bệnh được cho là có liên quan đến hiện tượng suy giảm miễn dịch sau tiêm vaccine, đặc biệt ở người lớn tuổi hoặc người có bệnh nền. Ngoài ra, việc di chuyển, tụ tập đông người sau lễ tết, du lịch cũng góp phần làm tăng nguy cơ lây lan virus.

Các biến thể gây bệnh đều thuộc nhóm Omicron, trong đó JN.1 và các dòng phụ được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xếp vào nhóm cần theo dõi với mức nguy cơ thấp.

Dù vậy, giới chuyên gia khuyến cáo các quốc gia không nên chủ quan, cần tiếp tục duy trì hệ thống giám sát, tăng cường truyền thông cộng đồng và chuẩn bị sẵn sàng phương án thu dung, điều trị nếu tình hình chuyển biến phức tạp hơn trong thời gian tới.

Bên cạnh đó, người dân cần gia tăng các biện pháp phòng ngừa COVID-19 cơ bản như đeo khẩu trang khi đến nơi công cộng, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn; giữ gìn sức khỏe, nâng cao thể trạng, ăn uống đủ chất và vận động hợp lý,...

Kim Ngân  
Hoàn Mỹ Cửu Long là bệnh viện đầu tiên đạt tiêu chuẩn chất lượng quốc tế ACHSI tại khu vực miền Tây

Hoàn Mỹ Cửu Long là bệnh viện đầu tiên đạt tiêu chuẩn chất lượng quốc tế ACHSI tại khu vực miền Tây

Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long, thành viên thuộc Tập đoàn Y khoa Hoàn Mỹ - hệ thống y tế tư nhân hàng đầu Việt Nam, là bệnh viện đầu tiên tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long vừa được công nhận đạt tiêu chuẩn quốc tế của Hội đồng Úc về Tiêu chuẩn Chăm sóc sức khỏe – ACHSI (Australian Council on Health Care Standards International). Đây là chứng nhận của tổ chức hàng đầu thế giới về kiểm định tiêu chuẩn chất lượng chăm sóc sức khỏe, giúp đảm bảo sự an toàn và hài lòng của người bệnh.

Cứu sống người bệnh dập vỡ gan do tai nạn giao thông

Cứu sống người bệnh dập vỡ gan do tai nạn giao thông

(NSMT) - Ngày 5/12, đại diện Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long cho biết vừa cứu sống thành công trường hợp người bệnh bị dập - vỡ gan diện rộng do tai nạn giao thông bằng phương pháp khâu bảo tồn gan và truyền máu hoàn hồi.

Suýt tử vong do phình bóc tách động mạch chủ ngực

Suýt tử vong do phình bóc tách động mạch chủ ngực

(NSMT) - Ngày 3/11, đại diện Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long cho biết vừa cứu sống người bệnh 65 tuổi bị phình bóc tách động mạch chủ ngực type A biến chứng tràn dịch màn tim, chèn ép tim cấp, có nguy cơ tử vong rất cao.

Tự khám tại nhà là cách đơn giản nhất để tầm soát ung thư vú

Tự khám tại nhà là cách đơn giản nhất để tầm soát ung thư vú

Tự khám vú là một phương pháp quan trọng giúp phụ nữ nhận biết sớm các thay đổi bất thường trên tuyến vú, từ đó có thể kịp thời thăm khám và điều trị, giúp chị em phòng ngừa biến chứng và nâng cao chất lượng sống.

Trên đường về quê, thai phụ bất ngờ xuất huyết nguy kịch

Trên đường về quê, thai phụ bất ngờ xuất huyết nguy kịch

(NSMT) - Vừa qua, khoa Cấp cứu Bệnh viện Phụ sản TP. Cần Thơ đã tiếp nhận sản phụ V.T.B.N (32 tuổi ở Tiền Giang) được chuyển đến trong tình trạng nguy kịch.

Thành công cắt khối u gan kích thước lớn với vị trí khó phẫu thuật cho cụ ông 74 tuổi

Thành công cắt khối u gan kích thước lớn với vị trí khó phẫu thuật cho cụ ông 74 tuổi

(NSMT) - Ngày 11/10, lãnh đạo Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long cho biết, vừa phẫu thuật thành công cho cụ ông 74 tuổi có khối u gan, kích thước lớn khoảng 5x6 cm ở vị trí rất khó thực hiện.