Sống khỏe

Covid-19 có thể chuyển thành bệnh thông thường

Thứ tư, 31/05/2023, 13:30 PM

Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan cho biết, dự kiến cuối tuần này Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống dịch bàn thảo quyết định chuyển Covid-19 từ nhóm A (nguy hiểm) sang nhóm B (bệnh thông thường).

Thông tin được bà Lan đưa ra chiều 29/5, tại kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XV, đồng thời nhắc lại quan điểm của Tổ chức Y tế Thế giới "đại dịch chưa kết thúc" dù đã chấm dứt Tình trạng khẩn cấp y tế công cộng gây quan ngại toàn cầu.

Bộ trưởng y tế Đào Hồng Lan cho biết, cuối tuần này, Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19 sẽ bàn về việc rút Covid-19 khỏi bệnh truyền nhiễm nhóm A.

Bộ trưởng y tế Đào Hồng Lan cho biết, cuối tuần này, Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19 sẽ bàn về việc rút Covid-19 khỏi bệnh truyền nhiễm nhóm A.

Người đứng đầu Bộ Y tế cho biết, ngay sau khi đại dịch được đẩy lùi, năm 2023, Quốc hội đã dành thời gian lựa chọn vấn đề liên quan đến lĩnh vực y tế, công tác phòng, chống dịch để đánh giá việc triển khai thực hiện cũng như rút kinh nghiệm để đưa ra những việc làm được, chưa làm được từ đó giúp ngành y tế phục hồi, củng cố phát triển.

Bộ trưởng Đào Hồng Lan bày tỏ, trong điều kiện đất nước vô cùng khó khăn, dù không có nguồn lực dồi dào như các đất nước phát triển nhưng Đảng, Nhà nước đã quan tâm và dành mọi nguồn lực quý báu nhất cho công tác phòng, chống dịch.

Giải trình những ý kiến đại biểu về việc chuyển từ bệnh nhóm A sang bệnh nhóm B đối với dịch COVID-19, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cho biết, ngày 5/5/2023, Tổ chức Y tế thế giới công bố dịch COVID-19 không còn tình trạng khẩn cấp y tế công cộng gây quan ngại toàn cầu, nhưng đại dịch chưa kết thúc.

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế cũng đang phối hợp cùng với các Bộ, ngành rà soát các quy định của pháp luật, tham khảo kinh nghiệm của các nước trên thế giới và rà soát các biện pháp thực tiễn triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19 Việt Nam, Bộ Y tế đã chủ trì cùng với các Bộ, ngành xây dựng hồ sơ để chuyển phân loại bệnh từ bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A sang bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B.

"Dự kiến vào cuối tuần này, Thủ tướng Chính phủ chủ trì Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống dịch COVID-19 bàn thảo liên quan đến nội dung này", Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết.

Dịch Covid-19 tại Việt Nam cơ bản đã được kiểm soát (Ảnh minh họa)

Dịch Covid-19 tại Việt Nam cơ bản đã được kiểm soát (Ảnh minh họa)

Hai ngày trước đó, cũng tại kỳ họp Quốc hội, PGS. Nguyễn Lân Hiếu, Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, cho rằng Việt Nam đủ điều kiện công bố hết dịch. Ba điều kiện cơ bản và cần thiết là hiện nay tỷ lệ bệnh nặng hầu như không còn; tỷ lệ bao phủ vaccine Covid cao trên diện rộng; tình hình dịch trên thế giới đã ổn định.

Tuy nhiên, hồi đầu tháng 5, trả lời báo chí, GS.TS Phan Trọng Lân - Cục trưởng Y tế dự phòng, Bộ Y tế tỏ ra khá thận trọng, cho rằng hoạt động phòng chống dịch dựa trên 4 yếu tố là tình hình dịch tễ; các biện pháp phòng chống; thời điểm áp dụng biện pháp; nguồn lực, chính sách để đảm bảo thực hiện biện pháp ứng phó.

Việt Nam phải cân đối 4 yếu tố này, để khi tình huống dịch bệnh phát sinh thì áp dụng đúng thời điểm nhằm khống chế, kiểm soát nhanh chóng. Tình hình Covid-19 hiện chưa ổn định, biện pháp áp dụng vẫn phải đầy đủ.

"Covid trong nhóm bệnh nào thì các biện pháp phòng chống dịch vẫn sẵn sàng có thể triển khai nhanh chóng, phù hợp với tình huống", ông Lân nói.

Cùng quan điểm, chuyên gia dịch tễ Trần Đắc Phu cũng cho rằng Covid thuộc nhóm A hay nhóm B thì vấn đề đánh giá nguy cơ và đưa ra các biện pháp ứng phó phù hợp là vô cùng quan trọng, đảm bảo kiểm soát dịch và chăm sóc y tế tốt cho người dân.

Nhóm A là danh mục các bệnh nguy hiểm, có khả năng lây truyền rất nhanh, phát tán rộng, tỷ lệ tử vong cao hoặc chưa rõ tác nhân gây bệnh. Còn nhóm B là các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có khả năng lây truyền nhanh, có thể gây tử vong.

Phân loại Covid từ nhóm A sang nhóm B, đồng nghĩa với việc xem đây là bệnh thông thường, bệnh lưu hành hàng năm; và chuẩn bị công bố đại dịch kết thúc.

Thúy Ngà  
Chi phí thực hiện IVF là bao nhiêu, cần làm như thế nào?

Chi phí thực hiện IVF là bao nhiêu, cần làm như thế nào?

IVF (thụ tinh ống nghiệm) là phương pháp hỗ trợ sinh sản phổ biến, mang đến niềm hy vọng cho các cặp vợ chồng hiếm muộn. Tuy nhiên, nhắc đến chi phí cho một chu kỳ IVF liệu người lại tỏ ra băn khoăn.

Giải pháp nào cho các cặp đôi khi IVF thất bại?

Giải pháp nào cho các cặp đôi khi IVF thất bại?

Áp lực về tâm lý và khó khăn về tài chính sau nhiều lần thất bại liên tiếp làm thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) khiến không ít người dang dở ước mơ tìm con yêu. Vậy đâu là giải pháp?

Nội soi tạo hình thân đốt sống bằng cement, lấy nhân đệm cho cụ bà 70 tuổi

Nội soi tạo hình thân đốt sống bằng cement, lấy nhân đệm cho cụ bà 70 tuổi

(NSMT) - Ngày 22/11, đại diện Bệnh viện Đại học Nam Cần Thơ cho biết, vừa thực hiện thành công nội soi tạo hình thân đốt sống bằng cement và lấy nhân đệm cho cụ bà 70 tuổi

Hành trình em bé sinh non chỉ nặng hơn 1kg: Từ lưỡi hái tử thần đến sự sống mãnh liệt

Hành trình em bé sinh non chỉ nặng hơn 1kg: Từ lưỡi hái tử thần đến sự sống mãnh liệt

(NSMT) - Một câu chuyện đầy xúc động về hành trình hồi phục của bé Đ.A.T – một em bé sinh non chỉ nặng hơn 1.000 gram tại tuần thai 29 tuần 3 ngày, vượt qua vô vàn thử thách để trở về với gia đình trong niềm hạnh phúc ngập tràn của các bác sĩ Bệnh viện phụ sản thành phố Cần Thơ.

Lạc nội mạc tử cung mang thai được không?

Lạc nội mạc tử cung mang thai được không?

Lạc nội mạc tử cung là căn bệnh phụ khoa có nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của người phụ nữ. Chính vì thế, nhiều chị em băn khoăn và lo lắng liệu lạc nội mạc tử cung có thai được không, cũng như các ảnh hưởng khác của bệnh.

Gian nan căn bệnh 10 phụ nữ có 1 người mắc,

Gian nan căn bệnh 10 phụ nữ có 1 người mắc, "cản bước" hành trình làm mẹ

Làm mẹ là thiên chức cao cả và thiêng liêng của người phụ nữ. Thế nhưng chỉ vì căn bệnh này mà nhiều chị em vẫn chưa thể mang thai.

Cần Thơ: Nối thành công cánh tay bị đứt lìa do tai nạn lao động

Cần Thơ: Nối thành công cánh tay bị đứt lìa do tai nạn lao động

(NSMT) - Các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ vừa thực hiện phẫu thuật cấp cứu khẩn cấp, nối liền và bảo tồn cánh tay trái của bệnh nhân bị đứt lìa do tai nạn lao động.